Nội Dung Chính
Trang 20
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu biểu hiện của người có trách nhiệm
1. Thảo luận để xác định những biểu hiện của người có trách nhiệm.
Gợi ý:
Trách nhiệm trong công việc: Bảo đảm hoàn thành các công việc được giao,... | Trách nhiệm trong việc hỗ trợ người khác: Hướng dẫn cách làm, cho lời khuyên,.... |
2. Chia sẻ việc thể hiện tính trách nhiệm của bản thân khi thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ người khác cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu những việc làm thể hiện sự tự chủ, tự trọng, ý chí vượt khó
1. Thảo luận để xác định những việc làm thể hiện sự tự chủ, tự trọng và ý chí vượt khó.
Gợi ý:
Việc làm thể hiện sự tự chủ: Quyết định tham gia câu lạc bộ phù hợp với sở thích, khả năng của bản thân, không theo người khác hoặc số đông. | Việc làm thể hiện ý chí vượt khó: Vượt lên khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. | Việc làm thể hiện sự tự trọng: Hoàn thành công việc được giao. |
Trang 21
2. Thảo luận để xác định những việc làm thể hiện sự tự chủ, tự trọng và ý chí vượt khó trong tình huống sau:
Từ ngày bố mẹ đi làm xa, hai anh em Vinh chuyển đến ở cùng ông bà. Do có tính tự chủ từ nhỏ, Vinh đã sắp xếp thời gian, phân công công việc hợp lí giữa việc học và giúp đỡ ông bà. Vĩnh cũng hứa với bố mẹ chăm sóc, bảo ban em trai học hành. Ngoài việc học, giúp đỡ ông bà việc nhà, Vĩnh còn tranh thủ làm thêm những công việc phù hợp với khả năng của bản thân. Anh họ thấy Vinh vất vả, muốn giúp đỡ nhưng Vinh nói: "Khi nào thực sự khó khăn, em sẽ nhờ anh và các bác, các cô, các chú giúp". Tuy vất vả nhưng kết quả học tập của anh em Vinh đều rất tốt. Vĩnh luôn được thầy yêu, bạn mến và là niềm tự hào của ông bà, bố mẹ.
3. Chia sẻ về việc thực hiện sự tự chủ, tự trọng, ý chí vượt khó của bản thân.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu biểu hiện của người có tư duy phản biện
1. Thảo luận để xác định biểu hiện của người có tư duy phản biện.
Gợi ý.
- Luôn tự đặt nhiều câu hỏi về sự vật, hiện tượng.
- Luôn suy nghĩ từ nhiều góc độ khác nhau.
- Luôn chủ động tìm hiểu những lí lẽ và dẫn chứng khi đánh giá.
- Tiếp nhận và phân tích những thông tin, quan điểm trái chiều trước khi đánh giá.
- ...
2. Xác định các yêu cầu khi tư duy phản biện.
Suy nghĩ độc lập
Đặt ra các câu hỏi: Như thế nào? Tại sao? Khi nào? Ở đâu? Với ai? Cái gì?
Cập nhật và sàng lọc, kiểm tra độ tin cậy của thông tin
Lắng nghe các quan điểm khác nhau
Tư duy mở
...
3. Chia sẻ về những biểu hiện của tư duy phản biện mà em đã có.
Trang 22
HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu về kế hoạch tài chính cá nhân
1. Thảo luận về các loại kế hoạch tài chính cá nhân.
Kế hoạch tài chính ngắn hạn | Kế hoạch tài chính trung hạn | Kế hoạch tài chính dài hạn |
2. Thảo luận về cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân của bạn Trang dưới đây:
KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH Mục tiêu: Mua 1 chiếc máy tính phục vụ học tập, giá 5 000 000 đồng Thời gian thực hiện: 6 tháng (từ ngày ... tháng ... đến ngày ... tháng...) Số tiền hiện có: Tiền để dành được: 3 510 000 đồng; tiền tiêu vặt tiết kiệm được: 254 000 đồng Số tiền còn thiếu để thực hiện mục tiêu: 1 236 000 đồng Biện pháp cần thực hiện đề có thêm thu nhập thực hiện mục tiêu tài chính: - Làm rau mầm, nước giải khát, đồ thủ công.... để bán - Thu gom giấy báo cũ, vỏ chai... để bán - Tiết kiệm tiền tiêu vặt trong 6 tháng Kế hoạch thực hiện cụ thể:
Người có thể hỗ trợ thực hiện kế hoạch: - Bố mẹ: cho vay tiền vốn, tìm giúp nguồn tiêu thụ rau mầm, nước giải khát, đồ thủ công, ... - Bà ngoại: hướng dẫn kĩ thuật làm rau mầm và làm đồ thủ công. |
Gợi ý:
- Thời gian thực hiện kế hoạch
- Xác định loại kế hoạch
- Mục tiêu kế hoạch
- Cách thức thực hiện kế hoạch
3. Chia sẻ về cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân.
Gợi ý:
Xác định mục tiêu tài chính
Số tiền cần thiết để thực hiện mục tiêu tài chính
Số tiền đã có
Số tiền còn thiếu
Biện pháp cần thực hiện để kiếm đủ tiền hoàn thành mục tiêu
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn