Bài 24: Khái quát về virus | Giải bài tập Sinh học 10 | Chương 7: Virus - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giải bài tập Sinh 10 - Bài 24


Mở đầu trang 141 Sinh học 10: Một dạng vật chất không có cấu tạo tế bào, vô cùng nhỏ bé làm khuynh đảo thế giới có tên là virus. Virus là gì và có cấu tạo như thế nào mà khiến cho con người đã, đang và sẽ liên tục phải đối phó với những dịch bệnh do chúng gây ra?

Lời giải:

- Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước vô cùng nhỏ bé, chỉ được nhân lên trong tế bào của sinh vật sống.

- Virus được cấu tạo từ hai thành phần chính: lõi là nucleic acid và vỏ là protein. Ngoài hai thành phần chính này, một số virus động vật còn có thêm lớp màng kép phospholipid ở bên ngoài (lớp vỏ ngoài) với các gai glycoprotein giúp chúng tiếp cận tế bào chủ.

→ Virus có thể sống kí sinh ở tất cả các nhóm sinh vật, từ vi khuẩn đến động vật và thực vật. Các sinh vật như động vật, thực vật là các ổ chứa virus có thể biểu hiện hoặc không biểu hiện triệu chứng nhiễm virus nhưng từ đó virus có thể phát tán và gây bệnh sang người hoặc sang các vật chủ khác khiến cho việc không chế dịch bệnh do virus gây ra trở nên khó khăn.

Dừng lại và suy ngẫm (trang 142)

Câu hỏi 1 trang 142 Sinh học 10: Virus là gì? Tại sao virus lại không được xem là một vật sống hoàn chỉnh?

Lời giải:

- Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước vô cùng nhỏ bé, chỉ được nhân lên trong tế bào của sinh vật sống.

- Virus không có khả năng sinh sản cũng như các hoạt động chuyển hóa khi ở ngoài tế bào do chúng chưa có đầy đủ các thành phần cấu tạo của một tế bào. Vì vậy, virus không được xem là một vật sống hoàn chỉnh mà được coi là vật kí sinh bắt buộc trong tế bào.

Câu hỏi 2 trang 142 Sinh học 10: Tất cả các loại virus đều có đặc điểm chung gì?

Lời giải:

Tất cả các loại virus đều có đặc điểm chung là:

- Có kích thước vô cùng bé, dao động từ 20 nm đến 300 nm.

- Chưa có cấu tạo tế bào:

+ Đều được cấu tạo từ hai thành phần chính: lõi là nucleic acid và vỏ là protein.

+ Vật chất di truyền của mỗi virus có thể là DNA hoặc RNA, có cấu trúc mạch kép hay mạch đơn.

- Chỉ nhân lên trong tế bào của sinh vật sống.

Câu hỏi 3 trang 142 Sinh học 10: Nêu một số vật trung gian truyền bệnh virus ở người mà em biết.

Lời giải:

Một số vật trung gian truyền bệnh virus ở người:

- Muỗi anophen là vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra ở người.

- Chuột là vật trung gian truyền bệnh dịch hạch sang người.

- Chó là vật trung gian truyền bệnh dại sang người.

Câu hỏi 4 trang 142 Sinh học 10: Nếu vật chất di truyền của virus là RNA thì mỗi hạt virus, ngoài các phân tử RNA và lớp vỏ capsid còn có thêm những protein gì? Giải thích.

Lời giải:

Nếu vật chất di truyền của virus là RNA thì mỗi hạt virus, ngoài các phân tử RNA và lớp vỏ capsid còn có thêm một số loại enzyme mà trong tế bào chủ thường không có. Đó là enzyme cần thiết cho quá trình tổng hợp RNA như enzyme sao chép ngược (tổng hợp phân tử DNA từ mạch khuôn là RNA), enzyme giúp tích hợp hệ gene virus vào hệ gene tế bào chủ và một số enzyme giúp lắp ráp và giải phóng virus ra khỏi tế bào.

Dừng lại và suy ngẫm (trang 144)

Câu hỏi 1 trang 144 Sinh học 10: Quan sát hình 24.2, thực hiện các yêu cầu sau: Mô tả các bước trong quá trình nhân lên của virus.

hinh-anh-bai-24-khai-quat-ve-virus-3739-0

Lời giải:

Quá trình nhân lên của các loại virus về cơ bản là giống nhau đều trải qua năm giai đoạn:

(1) Giai đoạn hấp thụ: Virus bám vào tế bào chủ nhờ gai glycoprotein hoặc protein bề mặt của virus (đối với virus không có vỏ ngoài) tương tác đặc hiệu với các thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ.

(2) Giai đoạn xâm nhập: Đây là giai đoạn vật chất di truyền của virus được truyền vào trong tế bào chủ.

- Đối với thực khuẩn thể - loại virus kí sinh ở vi khuẩn, DNA của virus được tiêm vào trong tế bào vi khuẩn bằng một bộ phận chuyên biệt, vỏ protein ở bên ngoài.

- Nhiều virus có vỏ ngoài ở động vật đưa cả vỏ capsid cùng vật chất di truyền vào tế bào chủ, sau đó nucleic acid mới được giải phóng ra khỏi vỏ protein.

- Virus thực vật xâm nhập từ cây này sang cây khác qua các vết thương của tế bào do côn trùng là ổ chứa virus chích hút hoặc ăn các bộ phận của cây.

(3) Giai đoạn tổng hợp: Đây là giai đoạn tổng hợp các bộ phận của virus. Trong đó, virus sử dụng enzyme và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp nên nucleic acid và vỏ protein cho riêng mình. Một số virus phải mang theo enzyme phiên mã ngược để sao chép RNA thành DNA rồi phiên mã thành các RNA làm vật chất di truyền của virus.

(4) Giai đoạn lắp ráp: Lắp lõi nucleic acid vào vỏ protein để tạo thành các hạt virus hoàn chỉnh.

(5) Giai đoạn giải phóng: Virus ra khỏi tế bào chủ. Khi đã vào được bên trong tế bào, các virus nhân lên theo hai cách đó được gọi là chu kì sinh tan hoặc chu kì tiềm tan hay sử dụng cả hai cách trên.

Câu hỏi 2 trang 144 Sinh học 10: Quan sát hình 24.2, thực hiện các yêu cầu sau: Phân biệt chu kì sinh tan với chu kì tiềm tan của thể thực khuẩn.

hinh-anh-bai-24-khai-quat-ve-virus-3739-1

Lời giải:

hinh-anh-bai-24-khai-quat-ve-virus-3739-2

Luyện tập và vận dụng (trang 144)

Câu 1 trang 144 Sinh học 10: Tại sao dùng chế phẩm thể thực khuẩn phun lên rau quả lại có thể bảo vệ được rau quả lâu dài hơn? Dùng chế phẩm này liệu có an toàn cho người dùng? Giải thích?

Lời giải:

- Dùng chế phẩm thực khuẩn phun lên rau quả để bảo vệ rau quả lâu dài hơn là bởi vì thực khuẩn thể có thể xâm nhập tiêu diệt vi khuẩn gây hại, do đó làm chậm quá trình bị thâm hay hư hỏng của rau quả.

- Tùy vào trường hợp, nếu sử dụng chế phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng thì không ảnh hưởng đến chất lượng hoa quả cũng như người tiêu dùng. Nhưng nếu lạm dụng để thu được lợi nhuận cao thì sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng cho người sử dụng.

Câu 2 trang 144 Sinh học 10: Dựa trên quy trình nhân lên của virus, em hãy đề xuất cách ngăn cản virus xâm nhập vào tế bào.

Lời giải:

Đề xuất cách ngăn cản virus xâm nhập vào tế bào:

- Sử dụng thuốc kháng virus để ngăn virus xâm nhập vào tế bào, bởi vì thuốc kháng virus sẽ ức chế thụ thể tế bào hoặc yếu tố cần thiết để nhân bản virus.

- Dùng vaccine phòng ngừa virus xâm nhập vào tế bào bằng cách kích thích hệ miễn dịch.

- Thực hiện các biện pháp luyện tập và ăn uống để nâng cao sức khỏe đồng thời tránh tiếp xúc với nguồn bệnh để virus không có cơ hội tiếp xúc với tế bào.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 24: Khái quát về virus | Giải bài tập Sinh học 10 | Chương 7: Virus - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Giải bài tập Sinh học 10

  1. Phần mở đầu
  2. Chương 1: Thành Phần Hóa Học Của Tế Bào
  3. Chương 2: Cấu Trúc Tế Bào
  4. Chương 3: Trao Đổi Chất Qua Màng Và Truyền Tin Tế Bào
  5. Chương 4: Chuyển Hóa Năng Lượng Trong Tế Bào
  6. Chương 5: Chu kì tế bào và phân bào
  7. Chương 6: Sinh Học Vi Sinh Vật
  8. Chương 7: Virus

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.