Nội Dung Chính
Trang 10
Hoạt động khởi động
Quan sát hai bản nhạc dưới đây.
Đường chúng ta đi
(Trích)
Nhạc: Huy Du
Lời: thơ Xuân Sách
Bản nhạc 1
Vừa phải - Trong sáng, tự hào
Việt Nam! Trên đường chúng ta đi. Nghe gió thổi đồng
xanh quê ta đó. Nghe sóng biển ầm vang xa tận tới chân trời. Nghe ấm
lòng những khi đang dồn bước. Mà vui sao ta chẳng nói lên lời.
Bản nhạc 2
Vừa phải - Trong sáng, tự hào
Việt Nam! Trên đường chúng ta đi. Nghe gió thổi đồng
xanh quê ta đó. Nghe sóng biển ầm vang xa tận tới chân trời. Nghe ấm
lòng những khi đang dồn bước. Mà vui sao ta chẳng nói lên lời.
Câu hỏi
Hãy cho biết ở bản nhạc thứ hai, hợp âm nào được bổ sung vào phần đệm.
Trang 11
Khám phá
Ngoài các hợp âm ba chính, trong điệu trưởng và điệu thứ còn có các hợp âm ba phụ. Hợp âm ba phụ có tính chất và màu sắc khác biệt với các hợp âm ba chính, góp phần tạo thêm màu sắc phong phú, đa dạng cho phần đệm của các tác phẩm âm nhạc.
1. Các hợp âm ba phụ trong điệu trường
Trong điệu trưởng có bốn loại hợp âm ba phụ được xây dựng trên các bậc: II, III, VI, VII. Hợp âm ba phụ xây dựng trên bậc II, bậc III và bậc VI là hợp âm ba thứ mang màu sắc tối với tính chất mềm mại, thuận tai.
Ví dụ: Ở giọng Đô trưởng, hợp âm bậc II là hợp âm Rê thứ (Dm), hợp âm bậc III là hợp âm Mi thứ (Em), hợp âm bậc VI là hợp âm La thứ (Am).
Hợp âm ba phụ xây dựng trên bậc VII là hợp âm ba giảm có tính chất nghịch, màu sắc u tối.
Hợp âm Si giảm (B)
2. Các hợp âm ba phụ trong điệu thứ
Trong điệu thứ có bốn loại hợp âm ba phụ được xây dựng trên các bậc: II, III, VI, VII. Hợp âm ba phụ xây dựng trên bậc II là hợp âm giảm mang tính chất nghịch, không thuận tai, màu sắc u tối. Các hợp âm ba phụ xây dựng trên bậc III, bậc VI, bậc VII là hợp âm trưởng mang màu sắc sáng, thuận tai với tính chất khoẻ khoắn.
Ví dụ: Ở giọng La thứ tự nhiên, hợp âm bậc III là hợp âm Đô trưởng (C), hợp âm bậc VI là hợp âm Pha trưởng (F), hợp âm bậc VII là hợp âm Son trưởng (G).
Trang 12
Nếu là điệu thứ hoà thanh, do có bậc VII được nâng lên nửa cung nên hợp âm phụ bậc VII là hợp ba giảm.
Hợp âm Son thăng giảm (G#)
3. Thực hành và cảm nhận màu sắc, tính chất các hợp âm ba
Thực hành các hợp âm đệm của trích đoạn bài hát Ơi cuộc sống mến thương (nhạc và lời: Nguyễn Ngọc Thiện) và nêu cảm nhận về màu sắc của các hợp âm.
Trích đoạn ca khúc đệm bằng hợp âm ba chính, không có hợp âm ba phụ:
Vui tươi - Nhí nhảnh
Có chú chim non nho nhỏ. Cất tiếng líu lo như muốn ngỏ.
Buổi sáng quanh ta như xao động, như bầu trời xanh bao ước mơ.
Trích đoạn ca khúc được bổ sung hợp âm ba phụ vào phần đệm:
Vui tươi - Nhí nhảnh
Có chú chim non nho nhỏ. Cất tiếng líu lo như muốn ngỏ.
Buổi sáng quanh ta như xao động, như bầu trời xanh bao ước mơ.
Trang 13
Luyện tập
1. Trong điệu trưởng và thứ, các hợp âm ba phụ được xây dựng trên những bậc nào?
2. Trong điệu trưởng, những hợp âm ba phụ là những hợp âm gì? Màu sắc, tinh chất của chúng như thế nào?
3. Trong điệu thử, những hợp âm ba phụ là hợp âm gì? Màu sắc, tinh chất của chúng như thế nào? Nếu là điệu thứ hoà thanh thì các hợp âm ba phụ có gì khác biệt?
Vận dụng sáng tạo
Tìm những hợp âm ba phụ có thể sử dụng trong trích đoạn dưới đây và thể hiện các hợp âm đó trên đàn guitar.
Nối vòng tay lớn
(Trích)
Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn
Vừa phải
Rừng núi dang tay nối lại biển ха, ta
đi vòng tay lớn mãi, để nối sơn hà.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn