Nội Dung Chính
Trang 25
Khởi động
Nghe hai câu nhạc trong ca khúc Làng tôi của nhạc sĩ Hồ Bắc.
Chậm vừa
Câu 1
Làng tôi sau luỹ tre mờ xa. Tình quê yêu
thương những nếp nhà.
Câu 2
Làng tôi yên ấm bao ngày
qua. Những chiều đàn em vui hoà ca.
Câu hỏi
Em có nhận xét gì sau khi nghe hai câu nhạc trên ? Nét giai điệu câu hát thứ hai có gì khác biệt so với cầu thứ nhất?
Khám phá
1. Câu nhạc
Câu nhạc là một phần của đoạn nhạc và là đơn vị cơ bản trong cấu trúc âm nhạc. Mỗi câu nhạc thể hiện được một ý tưởng, một hình tượng âm nhạc tương đối hoàn chỉnh.
Đối với ca khúc, điểm dừng câu nhạc thường trùng với điểm dừng câu của lời ca.
Trang 26
Ví dụ:
Tiến về Hà Nội
(Trích)
Nhạc và lời: Văn Cao
Nhịp đi
Câu 1
Trùng trùng say trong câu hát. Lấp lánh lưỡi
lê sáng ngời.
Câu 2
Chúng ta đem vinh quang sức dân
tộc trở về. Cả cuộc đời tươi vui về đây.
Đối với nhạc đàn, điểm dừng câu thường được nhận biết bằng một nốt có trường độ dài hơn hoặc dấu lặng. Thông thường mỗi câu nhạc có độ dài từ bốn đến tám nhịp.
Ví dụ:
Thế giới mới
(Symphony N°9, trích chủ đề chương IV)
A. Dvorak
Nhanh - Nhiệt huyết
Câu 1
Câu 2
2. Đoạn nhạc
Đoạn nhạc là dạng kết cấu âm nhạc thể hiện một ý nhạc hoàn chỉnh. Một đoạn nhạc thường bao gồm hai câu nhạc trở lên, mỗi câu thường có bốn nhịp. Có hai dạng đoạn nhạc cơ bản.
Trang 27
a) Đoạn nhạc có cấu trúc nhắc lại: câu thứ hai nhắc lại câu thứ nhất nhưng có thay đổi ở cuối câu
Ví dụ:
Khát vọng mùa xuân (Trích)
Nhạc: W. Mozart
Phỏng dịch lời Việt: Tô Hải
Câu 1
Này mùa xuân ơi đến mau đây về cho thêm xanh lá cây
Câu 2
rừng. Trở về dừng bên suối trong lành nhìn hoa đang hé tưng bừng.
– Trích đoạn bài Khát vọng mùa xuân là một đoạn nhạc gồm hai câu, câu thứ nhất được kết ở âm Mi (âm bậc III của giọng Đô trưởng).
– Trong giai điệu, các âm ổn định (Đô, Mi, Son) xuất hiện nhiều lần.
– Câu thứ hai nhắc lại câu thứ nhất nhưng có thay đổi và kết ở âm Đô (âm chủ bậc I của giọng Đô trưởng).
Như vậy, có thể khẳng định, đoạn nhạc được viết ở giọng Đô trưởng, bao gồm hai câu; giai điệu mang tính chất trong sáng, mềm mại, uyển chuyển.
b) Đoạn nhạc có cấu trúc không nhắc lại: câu thứ hai không nhắc lại câu thứ nhất mà mang tính phát triển hoặc tương phản
Ví dụ:
Tiếng hát giữa rừng Pác Bó
(Trích)
Nhạc và lời: Nguyễn Tài Tuệ
Câu 1
Trông vời lưng núi, Khuổi Nậm rì rào núi cao tầng mây.
Câu 2
Chiều nay tiếng ai đang lượn về trên đèo. Kể
Trang 28
rằng Người về đây, nhà in lưng đá,
Người về quê ta tấm áo chàm tình thương quê nhà.
– Đoạn nhạc trên của bài Tiếng hát giữa rừng Pác Bó có hai câu, câu thứ hai không nhắc lại câu thứ nhất mà phát triển từ chất liệu của câu thứ nhất.
– Đoạn nhạc được viết ở giọng La trưởng; giai điệu mang tính chất trong sáng, mềm mại, uyển chuyền,...
Luyện tập
1. Câu nhạc là gì? Đoạn nhạc là gì?
2. Tìm một ca khúc/bản nhạc có cấu trúc câu nhắc lại và không nhắc lại, phân tích cấu trúc của ca khúc/bản nhạc đó.
Vận dụng sáng tạo
Xác định cấu trúc và tính chất âm nhạc của trích đoạn dưới đây:
Chiều thu nhớ trường
(Trích)
Nhạc và lời: Cao Minh Khanh
Vừa phải - Trong sáng
Nhớ khi mùa thu tới lá rơi sân trường. Nhớ mưa chiều trong
mắt long lanh mùa thu. Nhớ những tà áo trắng bay trong thu chiều.
Nhớ mái trường yêu dấu với bao mộng mơ.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn