Bài 6: Khái Niệm Và Nguyên Tắc Cơ Bản Của Pháp Luật Hình Sự Việt Nam | Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 | Chuyên Đề 3: Một Số Vấn Đề Về Pháp Luật Hình Sự - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 - Bài 6: Khái Niệm Và Nguyên Tắc Cơ Bản Của Pháp Luật Hình Sự Việt Nam - Cung cấp khái niệm, chức năng và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam, hiểu vai trò bảo vệ công lý.


Trang 41

Yêu cầu cần đạt

hinh-anh-bai-6-khai-niem-va-nguyen-tac-co-ban-cua-phap-luat-hinh-su-viet-nam-13279-0

• Nêu được khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam.

• Nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật hình sự trong các tình huống đơn giản thường gặp.

• Nêu được ý kiến phân tích, đánh giá trong thảo luận, tranh luận về một số vấn đề đơn giản thường gặp liên quan đến pháp luật hình sự.

• Tích cực, chủ động vận động người khác chấp hành các quy định của pháp luật hình số khác chấp hành

MỞ ĐẦU

Trong hệ thống pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi ngành luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của công dân, bảo đảm pháp chế, phòng chống vi phạm pháp luật. Khi tính chất nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật chưa cao, Nhà nước có thể áp dụng các chế tài hành chính, dân sự,... nhưng khi hành vi vi phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cao, Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp xử lí nghiêm khắc đó chính là chế tài hình sự, được quy định trong pháp luật hình sự. Bài học giúp các em hiểu về khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam; nhận biết tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật hình sự trong các tình huống thường gặp và nêu được ý kiến phân tích, đánh giá, tranh luận về một số vấn đề đơn giản thường gặp liên quan đến pháp luật hình sự.

Em cùng các bạn tham gia trò chơi “Đối mặt": Kể về các hành vi vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam và chia sẻ bài học rút ra từ hành vi vi phạm đó.

Trang 42

KHÁM PHÁ

1. Khái niệm pháp luật hình sự và các thuật ngữ cơ bản của pháp luật hình sự

a) Khái niệm pháp luật hình sự

Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

1️⃣ Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ các quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất, đó là: bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, Nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Quan hệ xã hội được luật hình sự điều chỉnh là quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội khi người đó thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm.

2️⃣ M đã sử dụng tài khoản mạng xã hội đăng tải nhiều nội dung sai sự thật, xuyên tạc, nói xấu chính quyền nhằm chống phá Đảng và Nhà nước, gây hoang mang trong nhân dân. M bị Toà án nhân dân tuyên phạt 7 năm tù về tội phát tán thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoản 1 Điều 117 Bộ luật Hình sự)hinh-anh-bai-6-khai-niem-va-nguyen-tac-co-ban-cua-phap-luat-hinh-su-viet-nam-13279-1.

Câu hỏi

1/ M đã có hành vi vi phạm pháp luật như thế nào? M đã phải gánh chịu hậu quả pháp lí gì?

2/ Pháp luật hình sự có vị trí, vai trò như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

Pháp luật hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân thực hiện các tội phạm đó.

Bộ luật Hình sử có nhiệm vụ bảo về chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền binh đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Bộ luật này quy định về tội phạm và hình phạt (Điều 1 Bộ luật Hình sự).

b) Các thuật ngữ cơ bản của pháp luật hình sự

• Tội phạm

Em hãy đọc thông tin, tỉnh huống sau đề trả lời câu hỏi:
1️⃣ Cơ sở của trách nhiệm hình sự: Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự (khoản 1, Điều 2 Bộ luật Hình sự).

_______________________________________________________________________

hinh-anh-bai-6-khai-niem-va-nguyen-tac-co-ban-cua-phap-luat-hinh-su-viet-nam-13279-2Bộ luật Hình sự được nhắc đến trong cuốn sách này là Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Trang 43

2️⃣Thấy N (18 tuổi ) tham gia đua xe, A (18 tuổi) đi theo cổ vũ. Nhìn thấy công an, N phóng xe bỏ chạy và đâm vào người qua đường làm nạn nhân bị xây xát nhẹ. N và A cùng bị bắt. A bị xử phạt vi phạm hành chính do hành vi cổ vũ đua xe trái phép. N bị đưa ra xét xử vi phạm tội đua xe trái phép theo quy định tại Điều 266 Bộ luật Hình sự.

Câu hỏi

1/ Hành vi vi phạm pháp luật của A và N đã gây tác hại như thế nào đối với xã hội?

2/ Vì sao N bị đưa ra xét xử, còn A chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính?

3/ Em hãy chỉ ra các dấu hiệu sau trong hành vi vi phạm pháp luật của N:

- Tính nguy hiểm cho xã hội

- Tính có lỗi

- Tính trái pháp luật

- Tính chịu hình phạt.

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lí hình sự.
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lí bằng các biện pháp khác.
(Điều 8 Bộ luật Hình sự)
- Theo pháp luật hình sự Việt Nam, hành vi bị coi là tội phạm được phân biệt với những hành vi không phải là tội phạm qua các dấu hiệu:
inh sự Việt Nam, hành vi a các dấu
+ Tính nguy hiểm cho xã hội: là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất, quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm. Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được xác định qua tầm quan trọng của các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị hành vi đó xâm hại. Hậu quả thiệt hại do hành vi đó gây ra hoặc đe doạ gây ra cho xã hội cảng lớn, càng nghiêm trọng thì tội phạm có tính nguy hiểm càng cao.
+ Tính có lỗi: Lỗi là thái độ chủ quan của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do mình gây ra và đối với hậu quả của hành vi đó thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý.
+ Tính trái pháp luật hình sự: Một hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ có thể bị coi là tội phạm nếu hành vi đó được quy định trong Bộ luật Hình sự. Tính trái pháp luật hình sự là dấu hiệu bắt buộc phải có của tội phạm.
+ Tính chịu hình phạt: là hậu quả của hành vi phạm tội. Không có tội phạm thì không có hình phạt.
+ Năng lực trách nhiệm hình sự: là khả năng nhận thức được hành vi nguy hiểm cho xã hội và khả năng điều khiển được hành vi của một người.

Trang 44

- Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự, tội phạm được phân thành bốn loại sau:
+ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 3 năm.
+ Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 3 năm đến 7 năm tù.
+ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 7 năm đến 15 năm tù.
+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
(Khoản 1 Điều 9)

• Năng lực trách nhiệm hình sự

Em hãy đọc thông tin, tình huống sau để trả lời câu hỏi:

1️⃣ Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự – tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.

2️⃣ Đang đi trên đường, A bỗng bị D – một người mắc bệnh tâm thần lao vào đánh, khiến A bị thương nặng.

3️⃣ Do mâu thuẫn cá nhân, H và N (cùng 21 tuổi) đã đánh nhau, N bị thương nặng. Qua điều tra, H bị đưa ra truy tố về tội cố ý gây thương tích.

Câu hỏi

1/ D và H có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình không? Vì sao?

2/ Em hãy nêu những căn cứ để xác định một người có hay không có năng lực trách nhiệm hình sự.

- Năng lực trách nhiệm hình sự được xác định dựa vào độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của người thực hiện hành vi.
- Theo quy định Bộ luật Hình sự, những người không có năng lực trách nhiệm hình sự là:
+ Trẻ em dưới 14 tuổi (Điều 12 Bộ luật Hình sự).
+ Người đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình (Điều 21 Bộ luật Hình sự).
Một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi thì người đó ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Họ không bị coi là phạm tội và Nhà nước áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với họ.

Trang 45

• Trách nhiệm hình sự

Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

1️⃣ Công ty A kí hợp đồng mua nguyên liệu của ông B để sản xuất. Do ông B không giao hàng đúng thời hạn khiến Công ty A bị thiệt hại. Theo hợp đồng, ông B phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho Công ty A.

2️⃣ Ông S là người nghiện, thường xuyên sử dụng ma tuý. Ông S bị công an bắt khi đang vận chuyển ma tuý nên đã bị đưa ra xét xử và Toà án tuyên phạt 2 năm tù về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý (Điều 250 Bộ luật Hình sự).

Câu hỏi

1/ Trong hai trường hợp trên, ai là người phạm tội? Vì sao?

2/ Em hãy nêu một ví dụ về trách nhiệm hình sự.

- Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lí bất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu do hành vi tội phạm của mình như: hình phạt, các biện pháp tư pháp khác được quy định trong Bộ luật Hình sự nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội.
- Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lí nghiêm khắc nhất do Toà án áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội.
- Chỉ người nào phạm tội đã được quy định trong Bộ luật Hình sự mới phải chịu trách nhiệm hình sự.


• Hình phạt

Phân tích trường hợp của ông S (ở nội dung trách nhiệm hình sự) để trả lời câu hỏi: HỨC CHUÔNG CỐNG

Câu hỏi

1/ Việc Toà án kết tội ông S nhằm mục đích gì?

2/ Theo em, hình phạt có phải là sự trừng phạt đối với người phạm tội không? Vì sao?

- Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật Hình sự, do Toà án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó (Điều 30 Bộ luật Hình sự).
- Hình phạt là công cụ hữu hiệu được Nhà nước sử dụng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
- Mục đích của hình phạt: trừng trị người phạm tội, ngăn ngừa họ phạm tội mới; cải tạo, giáo dục họ thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống. Đồng thời, hình phạt còn có tác dụng răn đe mọi người không được phạm tội, góp phần giáo dục công dân tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Trang 46

Theo quy định của Bộ luật Hình sự, có các loại hình phạt như sau:
+ Hình phạt chính bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình.
+ Hình phạt bổ sung bao gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính); trục xuất (khi không áp dụng là hình phạt chính).
Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.


2. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam

a) Nguyên tắc pháp chế

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

 1️⃣ Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự; Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 2 Bộ luật Hình sự).

2️⃣ Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật (khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013).

3️⃣ V (17 tuổi) và H (19 tuổi) yêu nhau. Vì V có thai nên hai người quyết định tổ chức đám cưới và về chung sống. Hàng xóm nói V và H phạm tội tảo hôn vì cả hai chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) không quy định tội tảo hôn. Do đó, V và H chỉ bị xử lí hành chính về hành vi vi phạm điều kiện kết hôn.

Câu hỏi

1/ Yêu cầu tuân thủ pháp luật được thể hiện như thế nào trong quy định tại Điều 2 Bộ luật Hình sự và khoản 1 Điều 31 Hiến pháp?

2/ Vì sao V và H chỉ bị xử lí hành chính về hành vi vi phạm điều kiện kết hôn? 3/ Tại sao pháp luật hình sự cần có nguyên tắc pháp chế?

Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong luật hình sự Việt Nam được thể hiện ở việc xét xử hình sự phải đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không xử oan người vô tội, hình phạt phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội phải tuân thủ các quy định của pháp luật hình sự. Chỉ được kết tội về tội danh cụ thể đã được quy định trong Bộ luật Hình sự, chỉ được tuyên hình phạt trong khung hình phạt mà Bộ luật Hình sự quy định.

Trang 47

b) Nguyên tắc bình đẳng

Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

1️⃣ Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người đều binh đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội". Cụ thể hoá nguyên tắc hiến định này, điểm b khoản 1 Điều 3 Bộ luật Hình sự quy định: “Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội".

2️⃣ C và P (nữ) cùng tham gia đua xe trái phép, cả hai cùng nhóm đua xe bị bắt. Thấy P lo lắng, C an ủi: Bạn là nữ mà, pháp luật ưu ái phụ nữ nên bạn không phải chịu hình phạt đâu.

Câu hỏi

1/ Theo em, ý kiến của C đúng hay sai? Vì sao?

2/ Vì sao pháp luật hình sự cần có nguyên tắc bình đẳng ?

Trong luật hình sự, khi xét xử bất cứ một tội danh nào đều không phân biệt đối xử, không quy định những quyền, đặc lợi cho tầng lớp nhân dân nào trong xã hội vì địa vị xã hội, vì tình trạng tài sản của họ.
Mọi công dân Việt Nam, không phân biệt địa vị xã hội, giới tính, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, vùng miền đều được luật hình sự Việt Nam đối xử công bằng như nhau, không miễn trừ cho ai, không cho ai được hưởng quyền ưu đãi ngoại lệ. Mọi người phạm tội như nhau đều bị xử lí như nhau, việc áp dụng hình phạt chỉ căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự, tinh chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.


c) Nguyên tắc dân chủ thi học sau ân trả lời câu hỏi

Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

1️⃣ Dân chủ là quyền làm chủ của nhân dân, sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào quá trình quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Nguyên tắc dân chủ là nguyên tắc hiến định được thể hiện tại nhiều điều trong Hiến pháp. Khoản 1 Điều 30 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân". Luật hình sự coi việc đấu tranh phòng chống tội phạm là sự nghiệp của toàn dân. Khoản 3 Điều 4 Bộ luật Hình sự quy định: “Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm". Bộ luật Hình sự còn dành hẳn Chương XV quy định về các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân.

2️⃣ Tức giận vì bị bà H làm đơn tố cáo việc gia đình mình xây nhà lấn chiếm đất, ông C đã đánh bà H bị thương nặng. Qua điều tra của cơ quan có thẩm quyền, ông C bị bắt và đưa ra xét xử về tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 166 Bộ luật Hình sự) và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 134 Bộ luật Hình sự).

Trang 48

3️⃣ Trong quá trình xây dựng Bộ luật Hình sự năm 2015, nhiều văn bản của các cá nhân, tổ chức được gửi đến Ban soạn thảo để góp ý, sửa đổi, bổ sung các quy định trong dự thảo luật. Nhiều ý kiến hợp lí đã được Ban soạn thảo ghi nhận.

Câu hỏi

1/ Trong trường hợp trên, pháp luật hình sự đã bảo vệ quyền tố cáo của bà H như thế nào? Ông C đã bị xử lí về các tội danh nào?

2/ Việc các cá nhân, tổ chức tham gia góp ý xây dựng Bộ luật Hình sự chứng tỏ điều gì?

Nguyên tắc dân chủ là nguyên tắc hiến định, trong luật hình sự, nội dung của nguyên tắc này thể hiện:
Luật hình sự bảo vệ các quyền dân chủ của công dân trong tất cả các mặt của đời sống xã hội, kiên quyết xử lí các hành vi xâm phạm những quyền dân chủ của công dân; bảo đảm cho nhân dân lao động tự mình hay thông qua các tổ chức xã hội tham gia vào xây dựng luật hình sự, giám sát việc áp dụng Bộ luật Hình sự, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.


d) Nguyên tắc nhân đạo

Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

1️⃣ Chị M phạm tội nhưng được Toà án cho hoãn chấp hành hình phạt vì đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.

2️⃣ Anh T bị Toà án tuyên phạt 18 tháng cải tạo không giam giữ về tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ. Sau khi gây án, anh T rất ăn năn, hối hận và thành khẩn khai bảo. Trong khi chờ thi hành án, anh T đã cứu được 2 trẻ em bị đuối nước. Nhờ vậy, anh T được miễn chấp hành hình phạt tù theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Hình sự.

Câu hỏi

1/ Em hãy cho biết sự cần thiết và ý nghĩa của nguyên tắc nhân đạo trong pháp luật hình sự ở trường hợp 1 và 2.

2/ Nêu ví dụ thể hiện nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự.

- Nguyên tắc nhân đạo là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự. Nội dung cơ bản của nguyên tắc nhân đạo là tạo điều kiện cho người phạm tội tự cải tạo, làm lại cuộc đời và có cơ hội để sớm hoà nhập vào cộng đồng. Hình phạt trong pháp luật hình sự không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ y thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giúp họ trở thành công dân có ích cho xã hội.
- Nguyên tắc nhân đạo được thể hiện trong nhiều điều luật của Bộ luật Hình sự và tập trung trong nguyên tắc xử lí người phạm tội (khoản 1 Điều 3), đó là:
+ Khoan hồng đối với người tự thủ, đầu thủ, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong

Trang 49

việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra.
+ Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục.
+ Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật Hình sự quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện.
+ Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hoà nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xoá án tích.
- Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử (khoản 2 Điều 40 Bộ luật Hình sự).
- Việc xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Việc xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm (khoản 1 Điều 91 Bộ luật Hình sự).


e) Nguyên tắc hành vi

Em hãy đọc tình huống sau để trả lời câu hỏi:

Nhìn thấy B đi cùng M, T nghĩ B đã xen vào tình yêu giữa mình và M. Vì vậy, T luôn nuôi ý định trả thù B và tuyên bố sẽ có ngày cho B một bài học. Lo sợ vì lời đe doạ của T, B tố cáo T với cơ quan công an. Qua điều tra, cơ quan công an kết luận: Ý định “cho B một bài học" không phải là hành vi vi phạm pháp luật hình sự vì thế T không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Câu hỏi

1/ Em hãy đưa ra căn cứ đề khẳng định T không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2/ Tại sao khi truy cứu trách nhiệm hình sự cần dựa trên nguyên tắc hành vi? Nêu ví dụ minh hoạ.

Luật hình sự không cho phép truy cứu trách nhiệm hình sự một người về tư tưởng của họ mà chỉ được truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của họ khi hành vi đó thoả mãn các dấu hiệu của tội phạm cụ thể được quy phạm pháp luật hình sự quy định.
Nguyên tắc hành vi được thể hiện rõ trong Điều 8 Bộ luật Hình sự: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự..." (khoản 1). Các hành vi phạm tội được mô tả trong từng tội danh cụ thể của Bộ luật Hình sự. Bằng nguyên tắc hành vi, ngành luật hình sự Việt Nam cắm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tư tưởng của con người.

Trang 50

g) Nguyên tắc có lỗi

Em hãy đọc thông tin và các tình huống sau để trả lời câu hỏi:

1️⃣ Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: 1/ Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; 2/ Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó (Điều 11 Bộ luật Hình sự).

2️⃣Cho rằng M (15 tuổi) nói xấu mình trên mạng xã hội, A (16 tuổi) rủ một nhóm bạn đánh M khiến M bị chấn thương nặng.

3️⃣ Do nhiều việc, lại đông bệnh nhân, y tá P đã phát nhầm thuốc cho người bệnh. Hậu quả bệnh nhân bị ngộ độc do phản ứng thuốc.

4️⃣Đang đi đúng phần đường của mình, anh C bị một xe đi ngược chiều phóng nhanh, lẫn đường đâm phải. Kết quả người đi lẫn đường bị thương nặng. Qua điều tra, xác minh, anh C không có lỗi.

Câu hỏi

1/ A, y tá P và anh C, ai bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Vì sao?

2/ Em hãy chỉ ra lỗi trong hành vi của A và y tá P trong các trường hợp trên.

3/ Em hãy nêu sự cần thiết và ý nghĩa của nguyên tắc có lỗi trong pháp luật hình sự. Nêu ví dụ minh hoạ.

Nguyên tắc có lỗi trong pháp luật hình sự thể hiện, một người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi người đó có lỗi. Những hành vi gây thiệt hại cho xã hội nhưng người thực hiện hành vi đó không có lỗi (vì những lí do như: họ bị mất năng lực nhận thức và khả năng điều khiển hành vi vì mắc bệnh tâm thần hoặc họ ở trong tình trạng bất khả kháng) thì không bị coi là tội phạm và chủ thể thực hiện hành vi đó không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo Điều 10 và Điều 11 Bộ luật Hình sự có hai loại lỗi: cố ý phạm tội và vô ý phạm tội. 
- Lỗi cố ý phạm tội:
+ Lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
+ Lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
- Lỗi vô ý phạm tội.
+ Vô ý do quá tự tin: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
+ Vô ý do cầu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Trang 51

h) Nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự

Em hãy đọc tình huống sau để trả lời câu hỏi:

A và B bị công an bắt vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác trong một vụ án (theo Điều 134 Bộ luật Hình sự). Sau khi xem xét tính chất, mức độ tham gia, đặc điểm nhân thân của A và B, Toà án đã quyết định A phải chịu mức hình phạt nặng hơn B do A là người trực tiếp thực hiện hành vi gây thương tích cho nạn nhân. B giữ vai trò là người giúp sức nên bị áp dụng mức hình phạt nhẹ hơn A.

Câu hỏi

1/ Vì sao A và B chịu mức hình phạt khác nhau? Điều đó thể hiện sự phân hoá như thế nào trong trách nhiệm hình sự?

2/ Em hãy nêu sự cần thiết và ý nghĩa của nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự trong việc áp dụng hình phạt đối với tội phạm.

Trong pháp luật hình sự, nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự được biểu hiện qua việc:
- Pháp luật hình sự căn cứ vào tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội làm cơ sở phân loại tội phạm, xác định hình phạt và cụ thể hoá hình phạt trong từng trường hợp.
- Phân loại tội phạm thành các nhóm tội khác nhau để có các quy định khác nhau về trách nhiệm hình sự.
- Đa dạng hoá hệ thống hình phạt.
- Phân hoá chế tài của mỗi tội thành nhiều khung hình phạt khác nhau,...
- Chi tiết hoá các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 51, 52 Bộ luật Hình sự ).
- Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Toà án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tinh chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó (Điều 58 Bộ luật Hình sự).

LUYỆN TẬP

1. Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào dưới đây về tội phạm? Vì sao?

a. Tất cả những hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội phạm.

b. Một hành vi bị coi là tội phạm khi có dấu hiệu có lỗi và gây nguy hiểm cho xã hội.

c. Trong một số trường hợp, hành vi đe doạ sẽ gây ra thiệt hại cho xã hội cũng là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Trang 52

d. Đối với mỗi tội danh, người phạm tội sẽ bị áp dụng nhiều hình phạt chính.

e. Hình phạt được áp dụng dựa trên hậu quả của hành vi phạm tội.

g. Mục đích của hình phạt là trừng trị người phạm tội.

2. Hãy chỉ ra tác hại và hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật hình sự sau:

a. Đua xe trái phép.

b. Trộm cắp tài sản của công dân.

c. Trả thù người tố cáo.

d. Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân.

e. Vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới.

3. Trường hợp nào sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự? Vì sao?

a. Q (14 tuổi) đẩy cửa, không nhìn thấy một cậu bé đang trốn sau cánh cửa, làm cậu bé ngã gãy chân, tỉ lệ thương tích 15%.

b. O (15 tuổi) thiếu tiền chơi điện tử nên rủ T lấy cắp xe đạp trị giá 3 triệu đồng để bán lấy tiền.

c. Do mâu thuẫn cá nhân, N (16 tuổi) đã đánh bạn bị thương (tỉ lệ thương tích 9%).

d. Phát hiện chiếc xe máy (trị giá 8 triệu đồng) trước cổng nhà một người dân, Y (16 tuổi) bẻ khoá lấy cắp xe, còn H (14 tuổi) đứng cảnh giới.

4. Em hãy cho biết nguyên tắc nào của pháp luật hình sự Việt Nam được áp dụng trong các trường hợp sau:

a. Do cải tạo tốt trong quá trình thi hành án, anh D được xét giảm thời gian chấp hành hình phạt và ra tù sớm trước thời hạn 2 năm.

b. A và B bị công an bắt vì cũng phạm tội trộm cắp tài sản trong một vụ án. Sau khi xem xét tính chất, mức độ tham gia, đặc điểm nhân thân của A và B, Toà án đã quyết định A và B phải chịu mức hình phạt khác nhau tương ứng với hành vi phạm tội của mình.

c. T tố cáo với cơ quan công an ông H có ý định chiếm đoạt ngôi nhà gia đình minh đang ở Xem xét đơn tố cáo của T, cơ quan công an kết luận không có cơ sở pháp lí để khởi tố
vụ án.

d. Bác sĩ V là người có năng lực, luôn tìm tòi phương pháp mới để điều trị cho bệnh nhân. Một lần, bác sĩ V tự tin thử nghiệm kết quả nghiên cứu của mình nhưng bệnh nhân đã bị tử vong do phản ứng thuốc. Bác sĩ V bị truy cứu trách nhiệm hình sự với lỗi vô ý làm chết người.

e. Ông N bị Toà án kết tội vì giam giữ người trái pháp luật.

Trang 53

5. Em hãy phân tích tác hại, hậu quả có thể xảy ra nếu Y, N thực hiện ý định của mình.

a. Để có tiền chơi điện tử, Y có ý định trộm xe đạp bán lấy tiền.

b. Muốn có tiền tiêu xài nên N định giúp B mang chiếc xe máy ăn trộm đi tiêu thụ hộ đề được trả tiền công như B đã hứa.

6. Em hãy cùng bạn đóng vai để đưa ra lời khuyên cho S và Ph trong các tình huống sau:

a. Trên đường đi học về, S và các bạn phát hiện hai thanh niên đang loay hoay phá khoá đề lấy xe máy trước cửa hàng điện thoại. S muốn kêu to để mọi người xung quanh biết
nhưng các bạn kéo S đi vì sợ bị đánh.

b. Biết Ph thích chiếc điện thoại đời mới nhưng không có tiền, ông M (một người nghiện ma tuý) đã bảo nếu Ph đi giao ma tuý giúp ông, ông sẽ cho tiền mua điện thoại.

VẬN DỤNG

1. Em hãy viết bài chia sẻ quan điểm cá nhân về vai trò của pháp luật hình sự trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

2. Trong thời gian chấp hành án tù tại trại giam, anh X thật sự ăn năn, hối lỗi về việc làm của mình nên tích cực học tập, tự giác chấp hành nội quy sinh hoạt, lao động của trại giam. Anh đã được giảm án 3 năm tù và được ra tù trước thời hạn.

Em hãy viết một đoạn văn chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của bản thân về trường hợp anh X.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 6: Khái Niệm Và Nguyên Tắc Cơ Bản Của Pháp Luật Hình Sự Việt Nam | Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 | Chuyên Đề 3: Một Số Vấn Đề Về Pháp Luật Hình Sự - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Toán 10

Chuyên đề học tập Vật lí 10

Chuyên đề học tập Ngữ văn 10

Chuyên đề học tập Hóa học 10

Chuyên đề học tập Sinh học 10

Chuyên đề học tập Lịch sử 10

Chuyên đề học tập Địa lí 10

Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10

Chuyên đề học tập Âm nhạc 10

Chuyên đề học tập Công nghệ 10 (Công nghệ trồng trọt)

Chuyên đề học tập Mĩ thuật 10

Chuyên đề học tập Công nghệ 10 (Thiết kế và Công nghệ)

Chuyên đề học tập Tin học 10 (Định hướng khoa học máy tính)

Chuyên đề học tập Tin học 10 (Định hướng tin học ứng dụng)

Công nghệ trồng trọt 10

Vật Lí 10

Hóa học 10

Sinh học 10

Âm nhạc 10

Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh 10

Ngữ văn 10 - Tập 1

Ngữ văn 10 - Tập 2

Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10

Giáo dục thể chất cầu lông

Giáo dục thể chất bóng đá

Giáo dục thể chất bóng chuyền

Giáo dục thể chất bóng rổ

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 10

Công Nghệ 10

Địa Lí 10

Toán 10 - Tập 1

Toán 10 - Tập 2

Lịch Sử 10

Mĩ thuật_Thiết kế thời trang 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh 10

Mĩ thuật_Thiết kế công nghiệp 10

Mĩ thuật_Thiết kế đồ hoạ 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 10

Mĩ thuật_Lí luận và lịch sử mĩ thuật 10

Mĩ thuật _Điêu khắc 10

Mĩ thuật_Đồ hoạ (tranh in) 10

Mĩ thuật_Hội hoạ 10

Mĩ thuật_Kiến trúc 10

Tin Học 10

Giải bài tập Sinh học 10

Giải bài tập Hóa học 10

Giải bài tập Vật lý 10

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.