(Trang 5)
Yêu cầu cần đạt – Nhận biết được đặc điểm của nghệ thuật hội hoạ thông qua các thể loại tranh. – Hiểu về chất liệu trong nghệ thuật hội hoạ. – Có hiểu biết cơ bản về nghệ thuật hội hoạ, từ đó hình thành tình cảm với loại hình mĩ thuật này. |
KHÁM PHÁ
Hội hoạ là một ngành của Mĩ thuật tái hiện sự vật trên bề mặt không gian hai chiều (chiều ngang – chiều dọc) với màu sắc, đường nét, chất cảm,...
Trần Văn Cẩn, Em Thuý, 1943, tranh sơn dầu, 45 x 60 cm (1) | Nguyễn Sỹ Ngọc, Tình quân dân, 1949, |
----------------------
(1), (2) Nguồn: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
(Trang 6)
EM CÓ BIẾT:
Hội hoạ xuất hiện từ khoảng 40 000 năm trước Công nguyên vào thời kì tiền sử. Những hình vẽ nguyên sơ về các con vật như nai, bò rừng, voi ma mút,... trên đá và trong các hang động là những hình ảnh sớm nhất do con người tạo ra, qua đó chúng ta có thêm hiểu biết về cuộc sống săn bắt, hái lượm hay một phần tư duy của con người thời kì này.
| ![]() |
Hình vẽ trên đá trong hang động tại La-xcô (Lascaux), Pháp (1)
Nội dung của hội hoạ được chia làm nhiều thể loại, trong đó có bốn thể loại cơ bản như: tranh chân dung, tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật, tranh sinh hoạt. Ngoài ra, trong hội hoạ có thể phân loại tranh theo phong cách thể hiện, trường phái, cũng như theo chất liệu nghệ sĩ sử dụng để tạo nên một bức tranh.
Tranh chân dung Tranh chân dung là thể loại tranh mà ở đó, khuôn mặt của nhân vật được chú trọng diễn tả. Nhân vật trong tranh chân dung có thể là một người hoặc nhiều người (chân dung nhóm người) được vẽ bán thân hoặc toàn thân. Ngoài ra, trong hội hoạ hiện đại, tranh chân dung còn được thể hiện bằng nhiều cách phong phú như: một khuôn mặt được kết hợp với những đồ vật, những không gian không thực. | Mai Trung Thứ, Thiếu nữ Huế, 1934, tranh sơn dầu, 53 x 82 cm (2) | Nguyễn Mộng Bích, Chân dung ông lão người Chăm, 2000, tranh lụa, 38 x 53 cm (3) |
Tranh chân dung có những đặc điểm gì?
-------------------
(1) Nguồn: thipjang
(2), (3) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam
(Trang 7)
Tranh phong cảnh
Tranh phong cảnh là thể loại tranh tập trung diễn tả lại vẻ đẹp của thiên nhiên, hiện tượng thiên nhiên. Ở đó, hình ảnh con người có thể xuất hiện điểm xuyết nhằm làm sinh động thêm cho cảnh vật. Tranh phong cảnh có thể được hoạ sĩ vẽ trực tiếp hoặc vẽ lại trong xưởng vẽ.
Lương Xuân Nhị, Bên bờ giếng, 1956, tranh sơn dầu, 93,5 x 72 cm (1) | Trần Đình Thọ, Ra đồng, 1961, tranh sơn mài, 87 x 57 cm (2) |
Tranh phong cảnh có những đặc điểm gì?
Tranh tĩnh vật Tranh tĩnh vật là thể loại tranh mô tả những sự vật trong trạng thái tĩnh như hoa, quả, đồ dùng, dụng cụ sinh hoạt,... Những vật thể trong tranh tĩnh vật có thể được vẽ trong những không gian khác nhau, nhưng đều có đặc điểm chung đó là những góc nhìn hẹp, cận cảnh. Trần Lưu Hậu, Tĩnh vật, 1986, tranh màu bột, | Nguyễn Thị Kim Bạch, Hoa trái quê hương, 1990, tranh màu nước, 60 x 87 cm (4) |
Tranh tĩnh vật có những đặc điểm gì?
---------------------
(1), (2), (3), (4) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam
(Trang 8)
Tranh sinh hoạt Tranh sinh hoạt là thể loại tranh thường vẽ về hoạt động của con người trong đời sống hằng ngày như: trò chuyện, vui chơi, bữa ăn, học tập,... Trong đó, các nhân vật trong tranh có mối quan hệ, tương tác với nhau. Cảnh vật (nếu có) đóng vai trò tạo không gian, làm nổi bật bối cảnh hoạt động của nhân vật. | Nguyễn Phan Chánh, Người bán gạo, 1932, tranh màu nước, 50,5 x 64,5 cm (1) |
Tô Ngọc Vân, Nghỉ chân bên đồi, 1953, tranh sơn mài, 45 x 35 cm (2)
Tranh sinh hoạt có những đặc điểm gì?
Việc phân loại tranh trong hội hoạ khá phức tạp. Ngoài cách phân chia theo các thể loại tranh trên, chúng ta còn thường gặp các cách chia thể loại tranh hội hoạ theo chất liệu hoặc theo trường phái nghệ thuật.
---------------------
(1), (2) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam
(Trang 9)
NHẬN BIẾT
Trong lịch sử phát triển, nghệ thuật hội hoạ được sử dụng như một công cụ phục vụ, phản ánh xã hội và có những đặc trưng tương ứng ở mỗi thời kì, giai đoạn lịch sử.
– Phục vụ tín ngưỡng, tôn giáo: Thời kì đầu, hội hoạ tập trung thể hiện các ý tưởng tôn giáo, thần linh, thần thoại hoặc hiện tượng thiên nhiên.
Lê-ô-na-đô đa Vin-xi (Leonardo da Vinci), Bữa ăn cuối (The last supper), 1492 – 1498, tranh bích hoạ, 880 x 460 cm (1) | Khuyết danh, Trúc Lâm đạo sĩ xuất sơn chi đồ, tranh giấy (trích đoạn), 316 x 28 cm (2) |
Phân tích một tác phẩm hội hoạ phục vụ đề tài tín ngưỡng, tôn giáo để làm rõ các đặc điểm trong tác phẩm.
– Phản ánh đời sống: Một trong những mục đích quan trọng của nghệ thuật hội hoạ chính là hình thức ghi chép lại cuộc sống của hoạ sĩ. Vì vậy, thông qua bức tranh, ta phần nào có thể hình dung được cuộc sống cũng như hoàn cảnh sống tại thời điểm bức tranh phản ánh.
Trần Văn Cẩn, Tát nước đồng chiêm, 1958, tranh sơn mài, 92 x 60,5 cm (3) | Đề-ga (Degas), Văn phòng ở Niu Oóc-lin (A cotton office in New Orleans), 1872, tranh sơn dầu, 92x 73 cm (4) |
Phân tích một tác phẩm hội hoạ phản ánh hiện thực cuộc sống để làm rõ các đặc điểm trong tác phẩm.
---------------------- (1) Nguồn: Tu viện Santa Maria delle Grazie & Milan, Italia (2) Nguồn: Bảo tàng Liêu Ninh, Thẩm Dương, Trung Quốc | ---------------------- (3) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam (4) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Jeu de Paume, Pháp |
(Trang 10)
Thể hiện quan điểm, ý tưởng riêng của hoạ sĩ về hiện thực khách quan: Nếu như Nhiếp ảnh ghi lại hiện thực khách quan thông qua thiết bị chụp ảnh thì Hội hoạ phản ảnh hiện thực cuộc sống thông qua cái nhìn chủ quan của hoạ sĩ. Họ không chỉ có thể thêm bớt, sắp xếp các chi tiết trên bề mặt tranh mà còn tự quyết định sẽ thể hiện, diễn tả sự vật đó theo ý của mình. | Giắc-sơn Pôn-lốc (Jackson Pollock), Number 1 (Số 1), 1948, tranh sơn dầu, 264 cm x 173 cm (1) |
Gióc-giơ Ba-rắc (Georges Braque), Người phụ nữ với cây đàn ghi-ta (The woman with a guitar), 1913, tranh sơn dầu và than, 73 x 130 cm (2) | Ét-va Mun (Edvard Munch), Tiếng thét (The scream), 1893, tranh sơn dầu, 73 x 91 cm (3) |
Phân tích một số tác phẩm hội hoạ làm rõ quan điểm, ý tưởng riêng của hoạ sĩ về hiện thực khách quan thông qua các đặc điểm trong tác phẩm.
----------------------
(1) Nguồn: jackson-pollock.org/number-1.js
(2) Nguồn: georgesbraque.org/woman-with-a-guitar.jsp
(3) Nguồn: Bảo tàng Munch, Oslo, Na Uy
(Trang 11)
Hội hoạ phương Tây: Tư duy phương Tây thiên về thực tế, mạch lạc và lí trí, nên hội hoạ phương Tây đi sâu vào nghiên cứu hình thái, vẻ đẹp của sự vật; đồng thời tìm cách tái tạo, khắc hoạ nó. Hội hoạ phương Tây đã tạo nên dòng ảnh hưởng lớn đến hội hoạ thế giới từ chất liệu đến kĩ thuật. Dù là một quốc gia Á Đông nhưng nền hội hoạ Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng đó. | Vin-xen van Gốc (Vincent van Gogh), Hoa hướng dương (Sunflower), 1889, tranh sơn dầu, 73 x 92 cm (1) |
Hăng-ri Ma-ti-xơ (Henry Matisse), Chân dung người phụ nữ và chiếc mũ (Portrait of woman with a hat), 1905, tranh sơn dầu, 60 x 81 cm (2) | Bùi Xuân Phái, Phố Hàng Mắm, 1984, tranh sơn dầu, 80 x 60 cm (3) |
Hội hoạ phương Đông và phương Tây có đặc điểm gì khác nhau?
-------------------------
(1) Nguồn: vangoghmuseum.nl/en/collection/s0031V1962
(2) Nguồn: Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại San Francisco
(3) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam
(Trang 12)
Như vậy, hội hoạ là hình thức truyền đạt ý tưởng, cảm xúc của nghệ sĩ bằng cách sử dụng kĩ thuật, phương pháp riêng và sản phẩm là bức tranh. Mỗi tác phẩm hội hoạ (bức tranh) được tạo nên bởi nhiều yếu tố như: bố cục, hình mảng, đường nét, không gian, hoà sắc....
– Bố cục: Để có được một bức tranh, bố cục là một yếu tố vô cùng quan trọng. Việc sắp xếp bố cục hợp lí giúp thể hiện ý tưởng của hoạ sĩ và cân bằng, tạo mối liên hệ trong tranh của các đối tượng.
– Hình mảng, đường nét: Đối tượng trong tranh hội hoạ được quy vào những mảng, đường nét. Sự kết hợp của những yếu tố này tạo nên nhịp điệu của bức tranh cũng như gia tăng sự kết nối giữa các đối tượng.
– Không gian: Không gian trong tranh hội hoạ có thể là không gian thật (gợi hiện thực, có chiều sâu) hoặc không gian ảo (mang tính cảm giác) tuỳ vào ý tưởng sáng tác của hoạ sĩ.
– Hoà sắc: Các màu sắc trong tranh hội hoạ kết hợp với nhau tạo nên tổng thể một hoà sắc nhất định. Chính điều này tạo nên vẻ đẹp của bức tranh cũng như gợi lên ý tưởng của hoạ sĩ khi sáng tác.
EM CÓ BIẾT:
Hội hoạ rất phong phú, đa dạng trong chất liệu thể hiện như: màu bột, sơn dầu, màu nước, acrylic, sơn mài, chì, than,... Các chất liệu này đều cơ bản được tạo nên bởi các hạt màu nghiền với chất kết dính. Mỗi thành phần kết dính khác nhau sẽ tạo nên một đặc tính. Bởi vậy, mỗi chất liệu đem lại một hiệu quả khác biệt cho bức tranh mà nó được sử dụng thể hiện.
Tranh màu bột Màu bột được chế tạo từ chất màu và chất kết dính là tinh bột hoặc chất liệu tổng hợp (keo). Màu bột có khả năng diễn tả phong phú, nhờ thành phần liên kết có các chất kết dính nên độ che phủ cao, có tính mờ đục, dễ pha trộn và tạo nên màu sắc theo ý định của người vẽ. | Nguyễn Đỗ Cung, Du kích La Hai tập bắn, 1947, tranh màu bột, 51 x 38 cm (1) |
-------------------------
(1) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam
(Trang 13)
Tranh màu bột là tranh sử dụng màu bột pha keo và nước, vẽ trên các bề mặt giấy. Vì đặc điểm của màu bột không có chất kết dính nên cần pha keo, khác với màu acrylic đã có sẵn chất kết dính.
Nguyễn Tư Nghiêm, Con giáp, 2003, tranh màu bột (1)
Tranh sơn dầu Sơn dầu là chất liệu được tạo ra bằng cách nghiền và pha trộn các hạt sắc tố với các loại dầu (dầu lanh, dầu óc chó hoặc dầu cù túc). Chất liệu này không thấm nước, có độ che phủ cao và dễ dàng tạo nên chất cảm trên bề mặt. Sơn dầu thường được sử dụng trong phần lớn các tác phẩm nghệ thuật phương Tây và hội hoạ hiện đại. Tranh sơn dầu là tranh sử dụng sơn dầu vẽ lên trên nhiều bề mặt khác nhau như toan (vải), gỗ, bìa. | Nguyễn Sáng, Giặc đốt làng tôi, 1954, tranh sơn dầu, 129,5 x 85,7 cm (2) |
-------------------------
(1) (2) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam
(Trang 14)
Tranh màu nước
Màu nước là chất liệu tạo ra bởi sự pha trộn của các loại màu bột được hoà tan với nước, tạo ra dung dịch có màu sắc. Màu nước có đặc tính mỏng, nhẹ, trong suốt dễ cho ánh sáng đi qua.
Tranh màu nước thường được sử dụng trên các bề mặt như giấy vẽ màu nước, giấy dó hoặc lụa,... Phần lớn các tác phẩm hội hoạ phương Đông, trong đó có hội hoạ hiện đại Việt Nam sử dụng chất liệu này. Đặc biệt, hội hoạ Việt Nam đã sử dụng màu nước để nhuộm lụa, tạo nên một dòng tranh lụa độc đáo.
Lê Anh Vân, Cào cỏ lúa, 1980, tranh lụa, 55 x 45 cm (1) | Trần Văn Cẩn, Thuyền và đảo, 1969, tranh màu nước, 51 x 37 cm (2) |
Chất liệu acrylic gần giống với sơn nhưng đặc và xốp. Chất liệu này có độ phủ cao và độ bám dính cực tốt, không dễ bị phai màu. Do bắt nguồn từ gốc nước nên acrylic có tốc độ khô nhanh và ít gây mùi. Ngày nay, chất liệu này được sử dụng rất phổ biến bởi tính tiện dụng của nó. Tranh màu acrylic là thể loại tranh sử dụng màu acrylic vẽ trên bề mặt toan hoặc giấy. | Trần Lưu Hậu, Biển Cát Bà, 2008, tranh màu acrylic, 190 x 140 cm (3) |
---------------------
(1), (2), (3) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam
(Trang 15)
Tranh sơn mài
Chất liệu sơn ta là chất liệu đặc trưng của các nước châu Á, được khai thác từ nhựa cây sơn. Trước năm 1930, chất liệu này mới chỉ được biết đến nhằm sử dụng với mục đích làm đồ mĩ nghệ. Với sự tìm tòi thử nghiệm của các hoạ sĩ Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương (nay là Trường Đại học Mĩ thuật Việt Nam), chất liệu này đã được đưa vào như một chất liệu hội hoạ. Để tạo thành tranh, sơn ta được kết hợp với một số loại dầu, màu khoáng vô cơ và một số nguyên liệu khác như vàng, bạc, vỏ trứng,...
Tranh sơn mài là loại tranh sử dụng sơn ta cùng bột màu, vàng, bạc,... vẽ nhiều lớp lên trên tấm vóc, sau khi khô được mài đi.
Nguyễn Gia Trí, Phong cảnh (Dọc mùng), 1939, tranh sơn mài, 400 x 159 cm (1)
Tranh bằng chất liệu chì, than
Chất liệu chì, than dùng để vẽ được làm bằng hỗn hợp đất sét và than chì. Hàm lượng than chì trong lõi càng cao thì bút chì than vẽ càng mềm và được phân chia thành các sắc độ tương ứng.
Chất liệu này đã xuất hiện từ lâu, do có độ mềm, xốp của chì, than, và được phân chia thành các cấp sắc độ tương ứng. Bởi đặc tính dễ thay đổi của chì than nên các hoạ sĩ thường ưu tiên sử dụng chất liệu này trong việc kí hoạ lấy tư liệu và phác thảo tác phẩm.
Tranh bằng chất liệu chì, than là tranh sử dụng than hoặc chì vẽ lên giấy hoặc toan.
Huỳnh Văn Thuận, Đường Trường Sơn, 1971, tranh chất liệu chì, 40 x 28,8 cm (2) | Nguyễn Nam Sơn, Thiếu nữ Nhật Bản, 1943, tranh chất liệu chì nâu, 53 x 68 cm (3) |
--------------------------
(1), (2), (3) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam
(Trang 16)
THẢO LUẬN
Trao đổi với các thành viên trong nhóm những câu hỏi sau:
– Đặc điểm, thể loại và chất liệu của hội hoạ là gì?
– Những yếu tố để nhận biết một tác phẩm hội hoạ là gì?
VẬN DỤNG
Hãy cho biết những đặc điểm của nghệ thuật Hội hoạ qua phân tích một số tác phẩm của hoạ sĩ Việt Nam mà em yêu thích.
Phần tham khảo: Một số tranh của hoạ sĩ Việt Nam
Mai Văn Hiến, Gặp nhau, 1954, tranh màu bột (1) | Nguyễn Thụ, Ghé qua bản, 1970, tranh lụa, 62 x 45 cm (2) |
Lê Anh Vân, Chiến luỹ, 1984, tranh sơn dầu, 129,5 x 100 cm (3) | Trần Đình Thọ, Cây ở miền núi, 1993, tranh sơn mài, 150 x 100 cm (4) |
-------------------------
(1), (2), (3), (4) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam
(Trang 17)
EM CÓ BIẾT: Để thưởng thức một tác phẩm hội hoạ, cần chú ý đến nhiều yếu tố: màu sắc, đường nét, hình mảng, bố cục,... Hội hoạ phương Tây cho ra đời và phát triển nhiều trường phái, trong đó một số trường phái tiêu biểu và ảnh hưởng lớn đến hội hoạ ngày nay có thể kể đến như: Ấn tượng, Hậu ấn tượng, Dã thú, Biểu hiện, Lập thể, Vị lai, Đa đa, Siêu thực, Trừu tượng,... Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu thể hiện đời sống, nhiều trường phái mới cũng không ngừng ra đời. | Trường phái Vị lai: Um-béc-tô Bô-chi-ô-ni (Umberto Boccioni), Những ánh nhìn cùng lúc (Visioni simultanee), 1912, tranh sơn dầu, 60 x 60 cm (1) |
Trường phái Đa đa: Gin Áp (Jean Arp), Mặt nạ răng và cái dĩa (Plastron et fourchette), 1922, tranh nhiều chất liệu, 70 x 58 cm (2) | Trường phái Siêu thực: Gioan Mi-rô (Joan Miró), Những chòm sao (Constellations), 1940, tranh sơn dầu, 46 x 38 cm (3) |
-----------------------
(1) Nguồn: Bảo tàng Von der Heydt, Wuppertal, Đức
(2) Nguồn: searchthecollection.nga.gov.au/object?uniqueld=89673
(3) Nguồn: joan-miro.net/constellations.jsp
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn