(Trang 27)
Yêu cầu cần đạt – Hiểu được về thể loại tranh tĩnh vật. – Có kĩ năng thực hành vẽ tranh tĩnh vật bằng những chất liệu chì hoặc than. – Giới thiệu được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật chất liệu chì hoặc than. – Yêu thích và biết thưởng thức một bức tranh tĩnh vật chất liệu chì, than. |
KHÁM PHÁ
Tĩnh vật là loại tranh mô tả những sự vật trong trạng thái tĩnh. Đến cuối thế kỉ 19, mục tiêu của các bức tranh vẫn là làm sao cho càng giống thật càng tốt. Trong các sáng tác của mình, nghệ sĩ giỏi có thể sáng tạo ra mọi thứ như thật. Tranh tĩnh vật có những đòi hỏi khắt khe. Các hoạ sĩ phải tạo ra một bố cục gần gũi, trong khi cố gắng để ánh sáng, chất liệu,... giống thật nhất có thể. Những bức tranh giống thật khiến người xem có cảm giác như mình đang ngắm những vật thể thật bên ngoài mặt phẳng. Tranh tĩnh vật cũng như nhiều loại tranh khác, nó có thể được các hoạ sĩ sử dụng nhiều chất liệu khác nhau để thể hiện, từ: chì, than, màu bột, màu nước, sơn dầu,... và trên các bề mặt vật liệu khác nhau như: vải, gỗ, giấy,... ---------------------- (1) Nguồn: Tác giả cung cấp | Trần Quốc Việt, Lọ và quả, tranh chất liệu chì (1) |
(Trang 28)
Qua thời gian, tranh tĩnh vật đã dần phát triển và thoát khỏi những chuẩn mực ban đầu của thể loại này.
Nguyễn Bá Kiên, Tĩnh vật, tranh chất liệu chì (1) | Vũ Tuệ Minh, Quả, tranh chất liệu chì (2) |
Vũ Tuệ Minh, Chiếc bình, tranh chất liệu chì (3) | Trần Quốc Việt, Đồ gia dụng, tranh chất liệu chì (4) |
Phân tích một bức tranh tĩnh vật để nhận biết về các đặc điểm của thể loại tranh này.
-----------------------
(1), (2), (3), (4) Nguồn: Tác giả cung cấp
(Trang 29)
NHẬN BIẾT
Có nhiều cách để vẽ một bức tranh tĩnh vật, tuy nhiên, việc diễn tả chính xác vật được nhìn thấy thường được hiểu là cách vẽ tả thực. Để làm được điều này, cần được trang bị một số kiến thức về hình khối, phối cảnh cũng như luật xa gần. Những bài học vẽ cơ bản đầu tiên thường cũng là những bài vẽ tĩnh vật các hình khối cơ bản bằng chì hoặc than.
Nguyễn Bá Kiên, Quả chuối, tranh chất liệu than (1) | Nguyễn Bá Kiên, Bình gốm, tranh chất liệu chì (2) |
Các bước xác định độ đậm nhạt của một bức tranh tĩnh vật cơ bản bằng chì hoặc than.
– Chuẩn bị: bút chì (2B, 3B, 5B), tẩy, giấy vẽ, bảng vẽ.
– Thực hành:
1. Phác thảo bố cục. | 2. Xác định hình chi tiết của sự vật. Tẩy đi nét thừa. |
----------------------
(1), (2) Nguồn: Tác giả cung cấp
(Trang 30)
3. Thể hiện đậm – nhạt, sáng – tối của sự vật. | 4. Thể hiện tương quan giữa các sự vật trong không gian. |
5. Hoàn thiện sản phẩm. |
Bày mẫu và thực hiện một bức tranh tĩnh vật chì hoặc than.
THẢO LUẬN
Trao đổi với các thành viên trong nhóm theo các gợi ý sau:
– Căn cứ vào những kiến thức đã học, nêu cách nhận biết thể loại tranh tĩnh vật so với các thể loại khác.
– Hãy phân tích một bức tranh để làm rõ về ý tưởng, ngôn ngữ tạo hình của thể loại tranh tĩnh vật.
VẬN DỤNG
Sử dụng chất liệu chì hoặc than để diễn tả lại một vật mẫu em yêu thích.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn