Bài 2: Tranh chất liệu chì, than | Mĩ thuật_Hội hoạ 10 - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Mĩ thuật_Hội hoạ lớp 10 - Bài 2: Tranh chất liệu chì, than - Khám phá - Nhận biết - Thảo luận - Vận dụng - Hiểu về đặc điểm tranh chất liệu chì, than. Xây dựng, phác thảo và thực hiện được một bức tranh đơn giản bằng chất liệu chì, than.


(Trang 18)

Yêu cầu cần đạt

– Hiểu về đặc điểm tranh chất liệu chì, than.

– Xây dựng, phác thảo và thực hiện được một bức tranh đơn giản bằng chất liệu chì, than.

– Vận dụng được một số kĩ thuật của thể loại tranh chì, than trong thực hành, sáng tạo tranh theo đề tài.

– Biết được đặc điểm của tranh chất liệu chì, than để có thể thưởng thức thể loại tranh này.

KHÁM PHÁ

   Trong Hội hoạ, hoạ sĩ sử dụng chất liệu chì, than với mục đích ghi chép, thu thập nhiều thông tin về hình ảnh sự vật, hiện tượng cần phản ánh, nhất là trong những trường hợp họ chỉ có một khoảng thời gian giới hạn. Theo đó, tranh chất liệu chì, than được tạo nên bằng việc thể hiện đường nét, đặc điểm, dáng vẻ của đối tượng và thiên về diễn tả sắc độ đậm nhạt. Đây cũng là thể loại cơ bản, giúp hoạ sĩ luyện tập về cách nhìn khái quát với sự vật, tạo cảm hứng trong những sáng tác với các chất liệu khác.

hinh-anh-bai-2-tranh-chat-lieu-chi-than-12173-0

Thô-mát Ghen-bơ-râu (Thomas Gainsborough), Nghiên cứu cây liễu (Study of willows), 1750 – 1755, tranh chất liệu than 18,4 x 15,2 cm (1)

Đặc điểm tranh chất liệu chì, than là gì?

---------------------

(1) Nguồn: Bảo tàng Quốc gia, Luân Đôn, Vương quốc Anh

(Trang 19)

EM CÓ BIẾT:

   Trong những năm chiến tranh, kí hoạ chiến trường là một thế mạnh của hoạ sĩ Việt Nam. Các sinh viên mĩ thuật và hoạ sĩ đã bám sát thực tế, vẽ được nhiều bức kí hoạ phản ánh, động viên kịp thời tinh thần chiến đấu và sản xuất của tiền tuyến và hậu phương. Nhiều bức kí hoạ có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao. Có thể kể đến các hoạ sĩ tên tuổi như: Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Quang Thọ,...

hinh-anh-bai-2-tranh-chat-lieu-chi-than-12173-1

Tô Ngọc Vân, Trận Bông Trang, 1966, kí hoạ chất liệu chì (1)

hinh-anh-bai-2-tranh-chat-lieu-chi-than-12173-2

Nguyễn Quang Thọ, Đồng chi Hồ V. Hùng, 1968, tranh chất liệu chì (2)

hinh-anh-bai-2-tranh-chat-lieu-chi-than-12173-3

Nguyễn Quang Phòng, Trên mâm pháo, 1965, tranh chất liệu chì, 50 x 30,2 cm (3)

---------------------

(1), (3) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam

(2) Nguồn: Tác giả cung cấp

(Trang 20)

NHẬN BIẾT

Chất liệu chì, than là phương tiện thuận tiện nhất để thể hiện ý tưởng một cách mộc mạc và gần gũi. Để có thể vẽ tranh bằng chất liệu chì, than được hiệu quả cần có khả năng ghi chép, xây dựng bố cục một cách nhanh chóng, cũng như phân định sắc độ bằng cách tìm ra những phần nào có sắc độ sáng/ tối nhất, tạo nên độ tương phản cao.

– Ghi chép dáng người tĩnh là ghi chép nhanh bằng hình vẽ người, vật đang ở trạng thái tĩnh như người đang ngồi im hoặc chiếc xe không chuyển động.

– Ghi chép dáng người động là vẽ nhanh người, vật đang di chuyển hoặc đang cử động như một người đang cuốc đất, một con trâu đang kéo cày,... Những kí hoạ này thường đơn giản nhưng sinh động.

hinh-anh-bai-2-tranh-chat-lieu-chi-than-12173-4

Trần Đình Thọ, Bác Hồ thời kháng chiến, 1980, tranh chất liệu than, 60 x 40 cm (1)

hinh-anh-bai-2-tranh-chat-lieu-chi-than-12173-5

Vũ Đình Tuấn, Kéo lưới, 1998, kí hoạ chất liệu chì (2)

hinh-anh-bai-2-tranh-chat-lieu-chi-than-12173-6

Ét-ga Đề-ga (Edgar Degas), Vũ công cùng cây quạt (Dancer with a fan), 1880, kí hoạ chất liệu chì (3)

hinh-anh-bai-2-tranh-chat-lieu-chi-than-12173-7

The-ô-đo Gie-ri-cô (Théodore Gericault), Người đánh xe và kị sĩ (Charioteer and Horseman), giai đoạn 1791 – 1824, kí hoạ chất liệu chì (4)

------------------------

(1), (2) Nguồn: Tác giả cung cấp

(3), (4) Nguồn: Viện bảo tàng Mĩ thuật Metropolitan

(Trang 21)

Những lưu ý trong sáng tác tranh bằng chất liệu chì, than

   Sáng tác tranh bằng chất liệu chì, than đòi hỏi người sáng tác phải nhanh tay, nhanh mắt; ghi nhớ và tái hiện những khoảnh khắc bất chợt. Người vẽ cần trang bị hiểu biết về:

– Cấu trúc cơ thể người;

– Cấu trúc của vật thể;

– Các nguyên lí ánh sáng;

– Định luật xa gần.

   Những kiến thức này giúp cho sáng tác tranh bằng chất liệu chì, than được nhanh chóng và chính xác.

   Trong nhiều trường hợp, hình vẽ và sắc độ thể hiện trong tranh chất liệu chì, than là cơ sở, gợi ý cho những sáng tạo bằng các chất liệu hội hoạ khác như: sơn dầu, sơn mài, màu bột,... cũng như trong lĩnh vực điêu khắc. Do đó, nhiều ghi chép lấy dáng hình, động tác của cảnh, vật cho đến từng bộ phận, chi tiết nhỏ, như khuôn mặt, tay, chân, cành, thân cây,... hỗ trợ rất nhiều trong việc nắm bắt chỉnh thể đối tượng cần phản ánh.

hinh-anh-bai-2-tranh-chat-lieu-chi-than-12173-8

Lê Anh Vân, Nghiên cứu dáng người, 1983, kí hoạ chất liệu chì (1)

hinh-anh-bai-2-tranh-chat-lieu-chi-than-12173-9 hinh-anh-bai-2-tranh-chat-lieu-chi-than-12173-10
Kí hoạ được sử dụng làm tài liệu đưa vào tranh chất liệu chì (2)

Hãy phân tích một bức tranh chất liệu chì hoặc than mà em thích để làm rõ những đặc điểm chính của thể loại tranh này.

--------------------

(1), (2) Nguồn: Tác giả cung cấp

(Trang 22)

Các loại tranh chất liệu chì, than

– Tranh phong cảnh: Là những ghi chép (vẽ) bằng chì, bút sắt, hoặc thuốc nước có trọng tâm chính là phong cảnh thiên nhiên như: núi, rừng cây, sông suối, ruộng đồng, làng bản, đô thị....

hinh-anh-bai-2-tranh-chat-lieu-chi-than-12173-11

Vũ Tuệ Minh, Ngõ vắng, 2013, tranh chất liệu than (1)

hinh-anh-bai-2-tranh-chat-lieu-chi-than-12173-12

Lê Vũ Hoàng, Bên hiên nhà, 2006, tranh chất liệu than (2)

--------------------

(1), (2) Nguồn: Tác giả cung cấp

(Trang 23)

– Tranh sinh hoạt, chân dung người: Là những ghi chép về chân dung hoặc hoạt động của nhóm người.

hinh-anh-bai-2-tranh-chat-lieu-chi-than-12173-13

Nguyễn Phương Linh, Chợ cá Ngư Lộc, 2015, kí hoạ chất liệu chì (1)

hinh-anh-bai-2-tranh-chat-lieu-chi-than-12173-14

Vũ Đình Tuấn, Chân dung, 1998, kí hoạ chất liệu chì (2)

– Kí hoạ tĩnh vật: Thể loại này chủ yếu lựa chọn thể hiện những vật thể trong trạng thái tĩnh, thường là những góc cảnh rất hẹp và chú trọng nắm bắt đặc điểm chất liệu của đồ vật. 

hinh-anh-bai-2-tranh-chat-lieu-chi-than-12173-15

Nguyễn Quỳnh Nga, Những chiếc lồng chim, 2019, tranh chất liệu chì, 30 x 26 cm (3)

hinh-anh-bai-2-tranh-chat-lieu-chi-than-12173-16

Nguyễn Minh Châu, Góc hiên, 2019, tranh chất liệu chì nâu, 13 x 23 cm (4)

Hãy thực hiện một bức ghi chép hình ảnh cảnh, vật mà em yêu thích.

---------------------

(1), (2), (3), (4) Nguồn: Tác giả cung cấp

(Trang 24)

THẢO LUẬN

– Trao đổi với các thành viên trong nhóm về tranh chất liệu chì, than theo các nội dung gợi ý sau:

+ Kĩ thuật thể hiện;

+ Sắc độ trong tranh;

+ Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thể hiện.

– Viết đoạn văn thuyết minh về vai trò và ý nghĩa của tranh chất liệu chì, than trong hội hoạ.

VẬN DỤNG

   Hãy sử dụng ghi chép hình ảnh cảnh, vật để xây dựng bố cục, sáng tác tranh theo chất liệu em yêu thích.

EM CÓ BIẾT:

– Dụng cụ sử dụng trong tranh chất liệu chì:

+ Bút: thường dùng bút chì mềm, than,...

+ Giấy: giấy phác thảo, giấy trắng,...

+ Công cụ hỗ trợ: bảng vẽ hoặc khung giấy, dao nhỏ, tẩy....

– Cách cầm bút: Khi sử dụng bút chì ghi chép hình ảnh, có thể cầm bút theo hai cách:

hinh-anh-bai-2-tranh-chat-lieu-chi-than-12173-17

Cầm như sử dụng bút vẽ

Bút được đặt giữ dọc bằng ngón cái và ngón trỏ, chiều hướng chuyển động phụ thuộc vào cổ tay của hoạ sĩ

hinh-anh-bai-2-tranh-chat-lieu-chi-than-12173-18

Cầm như sử dụng bút viết

Bút được đặt trên ngón giữa, ngón cái và ngón trỏ, giữ và điều khiển theo phương hướng yêu cầu

(Trang 25)

– Cách thể hiện nét trong tranh chất liệu chì

   Tranh chất liệu chì phần lớn được xây dựng bằng yếu tố đường nét. Căn cứ vào mật độ và cường độ, nét giúp hoạ sĩ tái hiện và truyền đạt cảm xúc của đối tượng.

hinh-anh-bai-2-tranh-chat-lieu-chi-than-12173-19

– Sắc độ trong tranh chất liệu chì, than: thể hiện mức độ sáng, tối trong bài vẽ, yếu tố này tạo nên điểm nhấn cũng như sự hài hoà đối với vật cần thể hiện. Trong tranh chất liệu chì, than cần đảm bảo ba sắc độ chính là: đậm, trung gian, nhạt để bức vẽ có độ chuyển êm, không bị chênh, phô quá mức.

hinh-anh-bai-2-tranh-chat-lieu-chi-than-12173-20

– Cách tả chất trong tranh chất liệu chì, than: thường được sử dụng khi thâm diễn, diễn tả sâu về đối tượng. Việc tả chất trong loại tranh này ghi nhận cảm giác về bề mặt của vật cần thể hiện như: thô ráp, nhẵn bóng,... thể hiện chiều sâu cũng như giúp đạt được cảm xúc thẩm mĩ tốt ở đối tượng cần phản ánh. hinh-anh-bai-2-tranh-chat-lieu-chi-than-12173-21

(Trang 26)

– Quy luật phối cảnh của vật trong không gian

   Phần lớn tranh chất liệu chì, than thể hiện cảnh, vật xung quanh thông qua nét vẽ. Bởi vậy, các sự vật, hiện tượng trong tranh phải tuân theo và hợp lí về mặt tương quan trong quy luật phối cảnh. Ví dụ: các vật ở gần nhìn rõ ràng hơn những vật ở xa, hình dáng của sự vật cùng kích thước ở khoảng cách khác nhau thì trong tranh kích thước cũng khác nhau, sự vật ở trước to hơn sự vật ở sau.

hinh-anh-bai-2-tranh-chat-lieu-chi-than-12173-22

hinh-anh-bai-2-tranh-chat-lieu-chi-than-12173-23

Vin-xen van Gốc (Vincent van Gogh), Đường ở Ét-ten (Road in Etten), 1881, tranh chất liệu chì (1)

-----------------

(1) Nguồn: Everett Collection

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 2: Tranh chất liệu chì, than | Mĩ thuật_Hội hoạ 10 - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.