(Trang 13)
Yêu cầu cần đạt – Hiểu biết về mối quan hệ giữa hình thức và chức năng của các không gian trong công trình kiến trúc. – Nhận biết được các thành phần cơ bản của một công trình kiến trúc và nắm được quy trình thiết kế của một công trình kiến trúc. – Thực hành thiết kế một công trình kiến trúc đơn giản và thực hiện được ý tưởng bằng bản vẽ và mô hình. – Có niềm yêu thích và cảm thụ được vẻ đẹp của công trình kiến trúc. |
KHÁM PHÁ
Không gian kiến trúc Nếu coi môi trường tự nhiên là môi trường thứ nhất thì kiến trúc là môi trường thứ hai được tạo ra để phục vụ các nhu cầu sống của con người. Trong một công trình kiến trúc thường bao gồm một hoặc nhiều không gian, mỗi một không gian lại có chức năng ứng với những nhu cầu khác nhau. Căn cứ theo nhu cầu sử dụng mà các không gian đó có hình dáng, kích thước và cách tổ chức riêng. 1. Nơi tiếp khách 2. Nơi thờ cúng 3, 4, 5, 6. Nơi ngủ, nghỉ 7. Nơi để thóc gạo 8. Nơi để đồ quý 9. Bếp nấu 10. Sân phơi 11. Bể nước 12. Vườn trồng rau 13. Chuồng trại 14. Đống rơm | Hình thức hình khối nhà ở nông thôn truyền thống Việt Nam (1) Mặt bằng tổ chức không gian nhà ở nông thôn truyền thống Việt Nam (2) |
------------------
(1), (2) Nguồn: Nguyễn Đình Thi
(Trang 14)
Phân loại không gian kiến trúc
Về hình thức, không gian kiến trúc có thể được phân loại thành:
Không gian bên trong (nội thất): Thường được tạo nên nhờ thành phần bao che của công trình (trần/ mái, tường, cửa, sàn). Không gian nội thất của công trình nhà An Hiên, Thừa Thiên – Huế, không gian bên trong (1) | Không gian chuyển tiếp: Là không gian kết nối giữa không gian bên trong và không gian bên ngoài. Phổ biến nhất là hình thức hiên nhà trong công trình. Không gian hiên của công trình nhà An Hiên, Thừa Thiên – Huế, không gian chuyển tiếp (2) |
Không gian bên ngoài (ngoại thất): Là không gian xung quanh công trình và nằm trong khuôn viên xây dựng như: sân, vườn, hồ nước, bể bơi.... | |
Khoảng sân của công trình nhà An Hiên, Thừa Thiên – Huế, không gian bên ngoài (3)
Ngoài ra, theo tính chất hoạt động sử dụng, không gian kiến trúc có thể được phân loại thành không gian tĩnh và không gian động; theo chức năng sử dụng, có thể phân loại thành không gian tiếp khách, không gian ăn, không gian ngủ, không gian làm việc,...
----------------------
(1), (2), (3) Nguồn: Duy Anh
(Trang 15)
NHẬN BIẾT
Ngôn ngữ tạo hình công trình kiến trúc
Nghệ thuật kiến trúc còn được gọi là “nghệ thuật tổ chức không gian – hình khối", rất nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng có ý tưởng tạo hình từ những hình khối cơ bản.
![]() | Kim tự tháp Ai Cập có hình thức khối chóp (1) |
![]() | Ê-rô Xa-ri-nen (Eero Saarinen), nhà thờ ở học viện MIT, Hoa Kỳ, 1955, có hình thức khối trụ (2) |
![]() | Mi-ken Gra-vét (Michael Graves), nhà Han-xen-man (Hanselmann) tại Pho Uây-nơ (Fort Wayne), In-đi-a-na (Indiana), Hoa Kỳ, 1967, có hình khối lập phương (3) |
------------------------
(1) Nguồn: WitR
(2) Nguồn: Yingna Cai
(3) Nguồn: dezeen.com
(Trang 16)
Nghệ thuật điêu khắc và hội hoạ có mối quan hệ gần gũi với nghệ thuật kiến trúc, góp phần tô điểm và làm đẹp cho công trình kiến trúc cả về hình thức bên trong lẫn bên ngoài.
Các bức tranh trang trí trên trần và tường của công trình nhà nguyện Xít-tin (Sistine), I-ta-li-a (Italia), được danh hoạ Mi-ken-lăng-giê-lô (Michelangelo) thực hiện (1) | Mi-ken-lăng-giê-lô, Sự phán xét cuối cùng, 1537 – 1541 (2) Mi-ken-lăng-giê lô, Sự tạo dựng Adam,1511 (3) |
Ngôi đền này không được xây dựng bằng cách thông thường (với cấu trúc và các thành phần chịu lực cơ bản) mà bằng cách đục trực tiếp vào núi đá. Công trình vĩ đại này của người Ai Cập cổ đại cho thấy điêu khắc cũng chính là kiến trúc. Những lĩnh vực mĩ thuật nào thường được kết hợp để tạo nên giá trị thẩm mĩ của công trình kiến trúc? | Đền hang A-bu Sim-beo (Abu Simbel), thời kì Ai Cập cổ đại (4) |
---------------------
(1), (2), (3) Nguồn: Shutterstock (4) Nguồn: doleesi
(Trang 17)
Các bộ phận của công trình kiến trúc
Các công trình kiến trúc tuy có hình thức khác nhau nhưng hầu hết đều có các bộ phận chính sau:
– Móng: là bộ phận nằm ở dưới cùng của ngôi nhà, chịu tải trọng của toàn bộ công trình bao gồm tải trọng bản thân, tải trọng của các thiết bị, người sử dụng cũng như các tác động bên ngoài khác và truyền tải xuống nền đất.
– Sàn: là bộ phận đặt theo phương ngang, chịu tải trọng từ các hoạt động của con người và các thiết bị, đồ đạc ở bên trên. Phần sàn dưới cùng tiếp xúc với mặt đất gọi là nền nhà.
– Tường, cột: là kết cấu đỡ rầm, sàn, mái và truyền tải trọng của chúng xuống móng. Ngoài chức năng chịu lực, tường còn có tác dụng ngăn che.
– Mái: là phần trên cùng của công trình, có tác dụng che mưa, nắng,... Hình thức mái phổ biến là mái bằng hoặc mái dốc.
Ngoài ra còn các bộ khác như: cửa đi, cửa sổ, hành lang, ban công, cầu thang, ...
Các bộ phận của công trình kiến trúc (1)
Mái Tường Cột Sàn Nền Móng | Cửa sổ Ban công Cầu thang Cửa đi |
---------------------------
(1) Nguồn: korisbo
(Trang 18)
Với các công trình có không gian rộng lớn như nhà hát, nhà thi đấu, nhà ga, bảo tàng, nhà máy,... thì thành phần chịu lực thường áp dụng kiểu kết cấu không gian thay vì hệ thống (khung – rầm – sàn – tường – cột). Nguyên tắc tạo hình hệ kết cấu này thường có dạng phỏng sinh học như:
• Sườn không gian ba chiều: phỏng theo cấu trúc của xương khớp động vật.
• Hình thức mặt xếp: phỏng theo cấu trúc của một số loại lá.
• Hình thức vỏ mỏng: phỏng theo cấu trúc vỏ trứng, vỏ sò, sọ động vật.
• Hình thức kết cấu dây căng: phỏng theo cấu trúc của mạng nhện.
Cảng hàng không Can-xai (Kansai), Nhật Bản, cấu trúc xương khủng long (1) | Hội trường UNESCO, Pháp, cấu trúc mặt xếp (2) |
Nhà nguyện Bo-xét (Bosjes), Nam Phi, cấu trúc vỏ mỏng (3) | Sân bay quốc tế Đen-vo (Denver), Hoa Kỳ, cấu trúc dây căng (4) |
Công trình kiến trúc bao gồm những bộ phận nào? Lấy ví dụ từ những công trình mà em biết.
-----------------
(1) Nguồn: Vũ Hồng Cương
(2) Nguồn: khmerlboard.com
(3) Nguồn: Wirestock Creators
(4) Nguồn: Ambient Ideas
(Trang 11)
EM CÓ BIẾT
Sân vườn kiến trúc Sân vườn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tôn lên nét đẹp tổng thể của công trình kiến trúc cũng như tạo ra không gian thư giãn, nghỉ ngơi cho người sử dụng. Ngoài ra sân vườn với các thành phần cây xanh, mặt nước còn có tác dụng thanh lọc không khí, che nắng, giảm nhiệt độ ngoài trời và giảm tiếng ồn. Mỗi địa phương có phong cách thiết kế sân vườn riêng do sự khác nhau về địa hình, khí hậu, văn hoá và hệ thực vật, ... | Vườn Pháp (1) |
Vườn thiền Nhật Bản (2) | Vườn Trung Hoa (3) |
Để thiết kế cảnh quan sân vườn trong kiến trúc, kiến trúc sư thường sử dụng các thành phần cơ bản như:
• Mặt nước
• Địa hình (cao, thấp)
• Cây xanh, hoa, cỏ,...
• Lối đi, đường dạo
• Đài phun nước, chòi nghỉ,...
• Ghế đá, xích đu, đèn,...
------------------
(1) Nguồn: badahos
(2) Nguồn: Valeria Cantone
(3) Nguồn: Maksym Deliyergiyev
(Trang 20)
Các bước thiết kế một công trình kiến trúc
Quá trình thiết kế một công trình kiến trúc có thể chia ra thành ba giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu nhiệm vụ thiết kế
Công việc thiết kế luôn bắt đầu với một bản “nhiệm vụ, yêu cầu". Đây là một danh sách liệt kê các ý tưởng, mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Kiến trúc sư cần phải làm việc với khách hàng để thu thập thông tin và khảo sát hiện trạng khu đất xây dựng để có cơ sở đưa ra những ý tưởng thiết kế phù hợp.
Giai đoạn 2: Phát triển ý tưởng
Dựa trên nhiệm vụ thiết kế, kiến trúc sư thiết lập các giải pháp tổ chức không gian, thiết kế hình khối, màu sắc, vật liệu,... cho công trình.
Việc phát triển ý tưởng thường được thực hiện bằng phương pháp vẽ phác thảo trên giấy hoặc làm mô hình.
Phác thảo ý tưởng công trình nhà cộng đồng và Homestay (1) Nậm Đăm (2)
Công trình có hệ mái vát gấp khúc cách tân, tượng trưng cho hình ảnh cánh én. Chim én thường làm tổ dưới nhà người Dao và được cho là biểu tượng của sự may mắn (3)
BIỂU TƯỢNG CÁNH ÉN | MỞ RỘNG TẦM NHÌN LẤY THÊM ÁNH SÁNG |
--------------------
(1) Homestay: là dịch vụ lưu trú mà khách du lịch sẽ nghỉ, ngủ tại nhà người dân địa phương.
(2), (3) Nguồn: Hoàng Thúc Hào
(Trang 21)
Giai đoạn 3: Thể hiện ý tưởng thiết kế
Đối với kiến trúc sư, phương tiện phổ biến để thể hiện các ý tưởng thiết kế chính là hồ sơ bản vẽ thiết kế kiến trúc. Nội dung bản vẽ là những hình ảnh biểu diễn hình dạng, kích thước các thành phần bộ phận của công trình với những quy định, quy ước thống nhất, nhằm lưu trữ và truyền đạt thông tin cho nhiều người hiểu để xây dựng được trong thực tế.
Các bản vẽ kiến trúc công trình thông thường bao gồm:
• Bản vẽ mặt bằng tổng thể.
• Bản vẽ thể hiện các hình chiếu của công trình kiến trúc: mặt đứng, mặt bằng, mặt cắt, phối cảnh.
• Bản vẽ chi tiết cấu tạo trong công trình kiến trúc,...
Nội dung các bản vẽ kiến trúc cần thể hiện
MẶT CẮT
MẶT ĐỨNG
MẶT BẰNG
Việc triển khai ý tưởng có thể được thực hiện bằng vẽ tay, vẽ máy thông qua các phần mềm thiết kế hoặc kết hợp làm mô hình.
---------------------
(1) Nguồn: Thanh Trang
(Trang 22)
Tổng mặt bằng | Mặt bằng tầng 1 |
Mặt bằng tầng 2 | Mặt cắt |
Một số bản vẽ triển khai ý tưởng công trình nhà cộng đồng và Homestay Nậm Đăm (1)
-------------------------
(1) Nguồn: Hoàng Thúc Hào
(Trang 23)
![]() | ![]() |
![]() |
Công trình nhà cộng đồng và Homestay Nậm Đăm xây dựng trong thực tế (1)
Trong thực tế, để thi công được công trình còn có thêm các bản vẽ khác như: bản vẽ điện, nước, phòng cháy chữa cháy, thông gió, san nền, kĩ thuật môi trường,...
Em hãy mô phỏng lại một công trình kiến trúc bằng bản vẽ (bao gồm mặt bằng, mặt đứng, phối cảnh) và mô hình.
---------------------
(1) Nguồn: Hoàng Thúc Hào
(Trang 24)
EM CÓ BIẾT
Các bước thể hiện ý tưởng công trình kiến trúc bằng mô hình
Bước 1: Phác thảo ý tưởng kiến trúc công trình bằng bản vẽ. | Bước 2: Tạo hình khối cơ bản cho mô hình. |
Bước 3: Thực hiện gia công các bộ phận và chi tiết cho công trình như: cửa chính, cửa sổ, hoa văn,... Lưu ý: Lựa chọn chất liệu, vật liệu thể hiện phù hợp với tính chất và đặc điểm công trình. Ví dụ công trình nhiều chi tiết thanh mảnh, mảng diện phẳng thì có thể dùng vật liệu bìa, giấy, gỗ,... Với công trình có khối đặc, nhiều các chi tiết cong kiểu điêu khắc thì dùng vật liệu tạo khối như xốp, thạch cao, đất sét,... |
|
Bước 4: Thiết kế không gian xung quanh cho mô hình kiến trúc ở mức độ chi tiết với các thành phần như: hồ nước, cây cối, lối đi, hòn non bộ, ... | |
THẢO LUẬN
Lựa chọn một công trình kiến trúc tại nơi em sinh sống, trao đổi về những nội dung sau:
– Chức năng của công trình là gì, bao gồm những không gian nào?
– Công trình được tạo hình bởi những ngôn ngữ hình khối, đường nét, vật liệu gì?
– Hình thức công trình có phù hợp với các yêu cầu của người sử dụng, điều kiện khí hậu và môi trường cảnh quan không?
– Để công trình đáp ứng tốt hơn các nhu cầu thực tế, em hãy đưa ra các ý tưởng điều chỉnh, cải tạo công trình.
-----------------
Nguồn ảnh: Thanh Trang
(Trang 25)
VẬN DỤNG
Lên ý tưởng thiết kế công trình kiến trúc “Ngôi nhà mơ ước” có sân vườn và thể hiện bằng bản vẽ và mô hình. Sử dụng các vật liệu có sẵn, ưu tiên các vật liệu tái chế.
Phần tham khảo:
![]() | ![]() |
Mô hình cành cây, lá cây khô (1) | |
Mô hình bằng đất sét (2) | Mô hình bằng gỗ (3) |
Mô hình bằng giấy (4) |
Mô hình bằng bia (5) |
--------------------------
(1), (2) Nguồn: Thanh Trang
(3) Nguồn: Picsfive
(4) Nguồn: Miglena Pencheva
(5) Nguồn: Various images
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn