Nội Dung Chính
(Trang 57)
Yêu cầu cần đạt: Hát rõ lời, thuộc lời ca, đúng cao độ, trường độ và thể hiện được sắc thái của |
Luyện tập phát âm một số nguyên âm, phụ âm cho rõ chữ.
1. Hát tròn vành, rõ chữ
Hát tròn vành, rõ chữ là cách xử lí từ nào rõ từ đó, âm thanh gọn gàng, đầy đặn, trau chuốt, lời ca nghe rõ ràng, không gây hiểu sai nghĩa của từ. Muốn đạt được tiêu chí này cần nắm được thế nào là khởi chữ, mở chữ và đóng chữ trong kĩ thuật hát.
Ví dụ: Trong từ hát.
– Khởi chữ là cách đặt âm đầu của phát âm (âm h của từ hát). Cần đặt âm nhẹ nhàng, rõ và nét chữ như cách nói thông thường.
– Mở chữ là âm quyết định độ vang của tiếng hát (âm a của từ hát). Đặc trưng của hát dân ca là sử dụng khẩu hình bẹt, khép miệng, tuy nhiên với các nguyên âm như a, ô cần mở rộng hơn để đỉnh âm được vang và nét.
– Đóng chữ: Với những từ có âm cuối là phụ âm hoặc bán nguyên âm (âm t là phụ âm cuối của từ hát), người hát cần khép miệng nhanh, gọn và nét tiếng.
2. Luyện thanh
Mẫu 1
Nô ô na a nô ô na a nô ô na a nô ô na a nô
Mẫu 2
Mi mê ma mi mê ma
Nô na na na nô nô
(Trang 58)
Yêu cầu: Luyện hai mẫu âm với nhịp độ vừa phải; luyện đi lên và xuống liền bậc một quãng 2 thứ trong tầm âm phù hợp; hít hơi thở sâu, hát vang đều với giai điệu đi lên hoặc đi xuống; thả lỏng miệng, cơ hàm, bật môi linh hoạt, mềm mại để hát rõ lời.
3. Học hát
– Thực hành hát bài dân ca.
Cò lả
Dân ca đồng bằng Bắc Bộ
Kí âm: Nghệ nhân Vũ Tuấn Đức
Vừa phải - Phóng khoáng
Con cò, cò bay lả lả bay la. Bay
từ, từ cửa phủ, bay ra ra cánh đồng. Tình tính
tang tang tính tình. Ơi bạn rằng, ơi bạn ơi rằng có
nhớ nhớ hay chăng. Rằng có nhớ nhớ hay chăng?
Cò lả là điệu dân ca phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ. Nhân dân ta đã dựa theo một câu thơ lục bát để sáng tác thành bài dân ca này. Giai điệu bài dân ca được viết ở thang âm 4 âm (g – a – b – d), mang sắc thái êm dịu, tính chất vui tươi, trong sáng. Nội dung gợi cho người nghe cảm nhận về một bức tranh đẹp, đa màu sắc.
Yêu cầu khi thể hiện bài dân ca: – Nén hơi chặt, điều tiết hơi đều đặn với âm thanh êm dịu, ngọt ngào. – Miệng mở thoải mái, mềm mại, tự nhiên như nói. – Trong bài có sử dụng nhiều luyến láy, khi hát cần thể hiện chuẩn xác, để lời ca rõ nghĩa, không bỏ luyến và không luyến thừa nốt. – Thể hiện bài hát với nét mặt tươi tắn, duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển. |
(Trang 59)
– Thực hành hát bài dân ca.
Lí hoài nam
Dân ca Quảng Trị – Thừa Thiên Huế
Sưu tầm và kí âm: Nguyễn Viêm
Chậm
Chiều ơ chiều, chiều ơ chiều,
dắt ơ bạn dắt ơ bạn ơ
đèo mà qua đèo tà là đèo qua đèo
Chim ơ kêu Chim ơ kêu tình kêu chứ
bên nớ uấy óa! chi rứa? chi rứa?
ức ức con vượn trèo tà là trèo con vượn trèo
kia bên kia ơi hỡi con vượn trèo
kia bên kia.
(Trang 60)
Lí hoài nam còn có các tên gọi khác là Lí qua đèo, Lí chiều chiều. Bài dân ca có giai điệu mượt mà, êm dịu, nhiều âm luyến láy, có tứ thơ là câu ca dao:
Chiều chiều dắt bạn qua đèo
Chim kêu bên nở, vượn trèo bên ni.
Yêu cầu khi thể hiện bài hát: – Lấy hơi ở vị trí các dấu lặng đơn, lấy hơi sâu và điều tiết hơi đều đặn. Hát nhấn mạnh hơn vào đầu nhịp. – Phát âm rõ và nét tiếng, hát như nói. – Hát chính xác tiết tấu đảo phách và các âm luyến trong bài. – Miệng mở tự nhiên, thả lỏng cơ hàm, nét mặt tươi tắn. |
1. Hát tròn vành, rõ chữ là gì? Cho ví dụ. 2. Kể tên một số bài dân ca tại vùng, miền mà em đang sinh sống. |
Lựa chọn thực hiện một trong hai yêu cầu sau: 1. Đặt lời mới cho bài dân ca Cò lả và cùng bạn thể hiện bài hát theo các hình 2. Chọn một bài dân ca tại địa phương mà em đang sống, lên ý tưởng và thể hiện bài hát đó tròn vành, rõ chữ. |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn