Nội Dung Chính
(Trang 25)
Yêu cầu cần đạt: • Lí thuyết âm nhạc: Nhận biết được bản nhạc viết ở giọng Son trưởng, Mi thứ; biết vận dụng kiến thức đã học khi hát, đọc nhạc, chơi nhạc cụ, tìm hiểu bản nhạc,... • Đọc nhạc: Đọc đúng cao độ gam Mi thứ; đọc đúng giai điệu và thể hiện được tính chất của điệu thứ, tự đọc được một số giai điệu đơn giản viết ở các giọng có một dấu thăng. • Hát: Hát đúng cao độ, trường độ và lời ca; thể hiện được sắc thái và tình cảm của bài hát. • Nhạc cụ: Biết kết hợp các loại nhạc cụ để đệm cho bài hát. • Nghe nhạc: Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc với tác phẩm; cảm nhận được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật của tác phẩm âm nhạc; biết tưởng tượng khi nghe nhạc. |
(Trang 26)
LÍ THUYẾT ÂM NHẠC
NHẬN BIẾT GIỌNG SON TRƯỞNG VÀ MI THỨ
Quan sát và nhận xét về hoá biểu, âm kết của hai bản nhạc dưới đây:
Con chim non
(Trích)
Dân ca Pháp
Hơi nhanh - Trong sáng
Bình minh lên có con chim non hoà tiếng hót véo
von hoà tiếng hót véo von giọng hót vui say sưa...
Một thời để nhớ
(Trích)
Nhạc và lời: Nguyễn Văn Hiên
Vừa phải
Hỡi cánh chim bay lưng trời, hỡi áng mây
(Những bóng cây) xanh sân trường, ghế đá vấn
trôi xa vời. Những lúc lang thang chân trời, ai có
vương ai chờ. Bóng nắng ngẩn ngơ bây giờ, ai nhớ...
nhớ. Những bóng cây...
... ai
Son trưởng và Mi thứ là hai giọng có cùng hoá biểu (dấu hoá theo khoá) nhưng khác nhau về âm chủ và tính chất âm nhạc.
(Trang 27)
1. Giọng Son trưởng
Giọng Soi trưởng có hoá biểu là Pha thăng, âm chủ là âm Son.
Giọng Son trưởng thường có tính chất tươi sáng, khoẻ khoắn.
2. Giọng Mi thứ
Giọng Mi thứ có hoá biểu là Pha thăng, âm chủ là âm Mi.
Giọng Mi thứ thường có tính chất mềm mại, êm dịu.
Nêu sự giống và khác nhau giữa giọng Son trưởng và giọng Mi thứ. |
Trong số các bản nhạc mà em đã học, hãy tìm một bản nhạc viết ở giọng Son trưởng và một bản nhạc viết ở giọng Mi thứ. |
ĐỌC NHẠC
Đọc gam và âm ổn định của giọng Mi thứ.
1. Đọc gam Mi thứ
2. Đọc các âm ổn định của giọng Mi thứ
3. Đọc quãng 2, quãng 3 của giọng Mi thứ
(Trang 28)
1. Luyện tập gõ theo tiết tấu
2. Bài đọc nhạc số 3
Biên soạn: Xuân Cung
Hơi nhanh
mf
mp
3. Đọc nhạc kết hợp gõ đệm
Sử dụng nhạc cụ thể hiện tiết tấu để đệm cho Bài đọc nhạc số 3 theo mẫu dưới đây:
Đọc
Gõ
1. Bài đọc nhạc số 3 được viết ở giọng gì? 2. Giải thích các kí hiệu có trong Bài đọc nhạc số 3. 3. Cho biết sự giống và khác nhau giữa câu 1 và câu 2 của Bài đọc nhạc số 3. |
Chọn một câu trong ca khúc Kỉ niệm thành phố tuổi thơ (trang 29), đọc nhạc và gõ đệm cho câu hát đó. |
(Trang 29)
HÁT
Nghe, vận động cơ thể theo nhịp điệu của ca khúc Kỉ niệm thành phố tuổi thơ.
1. Khởi động giọng
Mi mi mi mi mê mê mê mê ma ma ma ma mô mô mô mô mi
– Đặt âm nhẹ nhàng, miệng mở tự nhiên, thoải mái, hàm dưới buông mềm mại.
– Luyện mẫu âm đi lên và đi xuống liền bậc một quãng 2 thứ trong tầm âm phù hợp.
2. Học hát
Kỉ niệm thành phố tuổi thơ
Nhạc và lời: Hồng Đăng
Hơi nhanh - Vui tươi
Trưa nay qua đường phố quen. Gặp những tiếng ve đầu tiên. Chợt
(Nơi đây con đường vẫn) qua. Chợt thoáng tiếng ve gần xa. Giọng
nghe tâm hồn xao xuyến. Điệp khúc tiếng ve triền miên. Tiếng
chim im lìm trưa vắng. Lại ngỡ tiếng ve gọi ta. Tiếng
ve đu cành sấu. Tiếng ve náu cành me. Tiếng ve vẫy tuổi thơ.
ve trên đường vắng. Hát theo bước hành quân. Mãi xa vẫn còn ngân.
Tiếng ve chào mùa hè. Và gợi cơn gió mát. Những đêm đầy trăng
Tiễn tôi ra mặt trận. Đường hành quân gấp gáp. Tiếng ve chào say
(Trang 30)
thanh. Tiếng ve như lời hát. Đan giữa vòm cây xanh.
sưa. Thấy thêm yêu thành phố...
Nơi đây con đường vẫn...
...trong sáng tuổi ngây thơ.
Kỉ niệm thành phố tuổi thơ là một trong nhiều ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hồng Đăng. Tính chất âm nhạc hoạt bát, tươi vui cùng lời ca trong sáng, mang đến cảm xúc bồi hồi, xao xuyến về những kỉ niệm của tuổi học trò. Ca khúc gồm 1 đoạn: câu 1 gồm 9 ô nhịp, câu 2 gồm 14 ô nhịp. Yêu cầu: Đặt âm thanh nhẹ nhàng, điều tiết hơi thở đều đặn. Miệng mở tự nhiên, thả lỏng cơ mặt và hàm dưới khi hát. |
1. Giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Hồng Đăng. 2. Bài hát Kỉ niệm thành phố tuổi thơ đã gợi lại cho em những kỉ niệm gì? |
Trình bày ý tưởng và thể hiện ca khúc Kỉ niệm thành phố tuổi thơ, kết hợp những động tác cơ thể phù hợp với nội dung của bài. |
NHẠC CỤ
Thực hành mẫu tiết tấu dưới đây bằng nhạc cụ gõ hoặc động tác cơ thể:
(Trang 31)
1. Luyện tập giai điệu
Nhẹ nhàng - Đằm thắm
2. Hoà tấu
Kỉ niệm thành phố tuổi thơ
(Trích)
Nhạc và lời: Hồng Đăng
Nhẹ nhàng - Đằm thắm
Trưa nay qua đường phố quen, gặp
(Nơi đây con đường vẫn) qua, chợt
những tiếng ve đầu tiên, chợt nghe tâm hồn xao xuyến điệp
thoáng tiếng ve gần xa, giọng chim im lìm trưa vắng lại
khúc tiếng ve triền miên. Tiếng ve đu cành sấu,
ngỡ tiếng ve gọi ta. Tiếng ve trên đường vắng,
(Trang 32)
tiếng ve náu cành me, tiếng ve vẫy tuổi thơ, tiếng
hát theo bước hành quân, mãi xa vẫn còn ngân, tiễn
ve chào mùa hè. Và gợi cơn gió mát những đêm đầy trăng
tôi ra mặt trận. Đường hành quân gấp gáp, tiếng ve chào say
thanh, tiếng ve như lời hát, đan giữa vòm cây xanh. Nơi
sưa, thấy thêm yêu thành phố...
đây con đường vẫn...
.... trong sáng tuổi ngây thơ.
Em có nhận xét gì về tiết tấu của bè hát, bè nhạc cụ giai điệu và bè nhạc cụ gõ? |
(Trang 33)
Hãy thay thế bè nhạc cụ giai điệu bằng hát vocalise và lựa chọn nhạc cụ gõ đệm phù hợp để thể hiện bài hoà tấu Kỉ niệm thành phố tuổi thơ. |
NGHE NHẠC
Trở về dòng sông tuổi thơ
(Trích)
Nhạc và lời: Hoàng Hiệp
Hơi chậm - Êm đềm, thiết tha
Quê tôi ai cũng có một dòng sông bên nhà.
Con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi.
Bao năm xa quê ấy, trong mơ tôi vẫn thấy.
Hôm nay tôi trở về lòng chợt vui thấy sông không già.
Ca khúc Trở về dòng sông tuổi thơ của nhạc sĩ Hoàng Hiệp có tính chất trữ tình, tha thiết. Ca khúc như đưa người nghe trở về kí ức tuổi thơ với những kỉ niệm êm đềm. |
Chia sẻ cảm xúc của em sau khi nghe ca khúc Trở về dòng sông tuổi thơ. |
Viết một đoạn văn ngắn để chia sẻ với bạn bè về những vùng đất, những kỉ niệm tuổi ấu thơ của em và đọc đoạn văn đó trên nền nhạc của ca khúc. |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn