(Trang 53)
Yêu cầu cần đạt: • Biết lấy hơi đúng chỗ, điều tiết hơi đều đặn. • Hát đúng cao độ, trường độ của bài hát. |
Thực hiện một số động tác sau theo mẫu để khởi động cho làm chủ hơi thở:
Hm
1. Lấy hơi, giữ hơi và đẩy hơi khi hát
– Hít hơi: nhanh, nhẹ nhàng. Hít sâu từ mũi hoặc từ miệng.
– Giữ hơi: giữ và nén chắc hơi tại phần bụng vùng cơ hoành.
– Đẩy hơi: nhịp nhàng, đều đặn, điều tiết hơi đến cuối câu hát.
Hình 2.1. Cách điều tiết hơi thở khi hát
Hít vào Không khí (vào) Vùng bụng (phình ra) Không khí (xuống) Cơ hoành xuống | Thở ra Âm thanh (ra) Không khí (lên) Cơ hoành lên Vùng bụng (thóp lại) |
(Trang 54)
2. Luyện thanh
Mẫu 1
Mi mi mi ma ma ma
Nô nô nô na na na
Mẫu 2
Mi i i Ma a a a a
Yêu cầu: Luyện các mẫu âm lên và xuống liền bậc một quãng 2 thứ trong tầm âm phù hợp; hát nhấn mạnh hơn vào phách mạnh; ngân đủ trường độ nốt trắng, hít hơi sâu, tập giữ âm thanh vang đều; khống chế hơi thở khi hát giai điệu đi xuống.
3. Học hát
– Thực hành thể hiện ca khúc có tính chất nhịp đi.
Hành quân xa
Nhạc và lời: Đỗ Nhuận
Nhịp đi - Trầm hùng
Hành quân xa dẫu nó qua nhiều gian khổ. Vai vác nặng ta đã
Dù đôi chân qua những chặng đường có mỏi. Vẫn bước dồn ta hãy
Bọn xâm lăng kia nó gây nhiều đau khổ. Kìa đồng bào đang mắt
đổ mồ hôi. Mắt ta sáng chí căm thù bảo vệ đồng quê ta
hỏi vì đâu. Mấy năm trước sống cơ cực vì bọn giặc kia nó
đỏ chờ ta. Máu giai cấp chí căm thù đợi lệnh truyền ra ta
tiến bước. Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi.
áp bức. Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi.
quyết chiến. Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi.
(Trang 55)
Hành quân xa là một trong những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Ông sáng tác ca khúc này trong thời kì diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ. Ca khúc với nhịp đi trầm hùng, lời ca giản dị, thể hiện ý chí quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước và niềm tin thắng lợi.
Yêu cầu khi thể hiện bài hát: – Lấy hơi tại dấu lặng đơn và lặng đen. – Hát nhấn mạnh vào đầu nhịp. – Hát gọn tiếng và dứt khoát, điều tiết hơi và giữ âm thanh đều đặn. |
– Thực hành thể hiện ca khúc trữ tình.
Màu cờ tôi yêu
Nhạc: Phạm Tuyên
Lời: thơ Diệp Minh Tuyền
Vừa phải - Trong sáng, tự hào, ngợi ca.
Hồng như màu của bình minh. Đỏ như màu máu của mình, tim
(Cờ) bay màu của niềm tin. Đỏ như lời hứa của mình, em
ơi! Búa liềm vàng rực giữa trời. Là niềm hi vọng chói
ơi! Suốt đời lòng dặn giữ lời. Đường dài muôn dặm chớ
ngời tim ta. Trong đêm tối lúc mưa sa.
rời tay nhau. Trong vui sướng, giữa thương đau.
Màu cờ đỏ vẫn sáng loà hồn tôi. Thênh thang trên bước đường
Màu cờ đỏ vẫn thắm màu lòng tôi. Ru em trong ánh mặt
đời. Ôi màu cờ ấy là lời giục tôi! Thênh thang trên
trời. Ôi màu cờ ấy là lời tình yêu! Ru em trong
bước đường đời. Ôi màu cờ ấy là lời giục tôi. Cờ
ánh mặt trời. Ôi màu cờ ấy là lời tình ... yêu!
(Trang 56)
Ca khúc Màu cờ tôi yêu được nhạc sĩ Phạm Tuyên và Diệp Minh Tuyền sáng tác vào năm 1979. Ca khúc có giai điệu tươi sáng, lời ca lạc quan, yêu đời, thể hiện niềm tin và hi vọng về một ngày mai tươi đẹp.
Yêu cầu khi thể hiện bài hát: – Nhịp lấy đà cần đặt âm thanh nhẹ nhàng, hát nhấn vào đầu nhịp. – Lấy hơi khi hết ý, kết câu, kết đoạn. Điều tiết hơi nhịp nhàng, đều đặn. – Những quãng 4, 5 và 8 cần hát với miệng hát và cơ thể được thư giãn. Hát đúng cao độ, trường độ, không luyến. – Phong cách trình diễn tự nhiên, phong thái lạc quan, nét mặt tươi tỉnh, kết hợp sự chuyển động của cơ thể. |
1. Miêu tả cách lấy hơi, giữ hơi và đẩy hơi khi hát. 2. Em có nhận xét gì về cách điều tiết hơi thở khi hát ca khúc Hành quân xa và ca khúc Màu cờ tôi yêu? |
Trình bày ca khúc Màu cờ tôi yêu kết hợp với các động tác hình thể. |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn