Chủ đề 2: Cuộc sống mến thương | Âm nhạc 10 | Phần một: Kiến thức chung - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Âm nhạc 10 - Chủ đề 2: Cuộc sống mến thương - Lí thuyết âm nhạc - Đọc nhạc - Hát - Nhạc cụ - Thường thức âm nhạc.


(Trang 15)

Yêu cầu cần đạt:

Lí thuyết âm nhạc: Trình bày được khái niệm điệu thức và đặc điểm cơ bản của điệu thức trưởng, điệu thức thứ; nhận biết được sự khác nhau về tính chất của giọng trưởng và giọng thứ.

Đọc nhạc: Đọc đúng cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 2; giải thích được ý nghĩa của các kí hiệu trong bài đọc nhạc.

Hát: Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát.

Nhạc cụ: Biết kết hợp các loại nhạc cụ để hoà tấu.

Thường thức âm nhạc: Nêu được một số đặc điểm của thể loại giao hưởng; kể tên được một số loại nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng.

hinh-anh-chu-de-2-cuoc-song-men-thuong-12665-0

(Trang 16)

LÍ THUYẾT ÂM NHẠC

SƠ LƯỢC VỀ ĐIỆU THỨC

TÍNH CHẤT CỦA ĐIỆU TRƯỞNG VÀ ĐIỆU THỨ

Nghe và nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc của hai trích đoạn ca khúc sau:

Cùng hành quân giữa mùa xuân

(Trích)

Nhạc và lời: Hoàng Hà

Nhịp đi - Trữ tình, lạc quan

hinh-anh-chu-de-2-cuoc-song-men-thuong-12665-1

Khi tiếng chim hót vang lên lời ca, và khi nắng

toả rộn bước quân hành ха, thì em có nghe tiếng

mùa xuân về, giục cất bước giải phóng cho làng quê.

Biết ơn Võ Thị Sáu

(Trích)

Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn

Vừa phải

hinh-anh-chu-de-2-cuoc-song-men-thuong-12665-2

Mùa hoa lê - ki -ma nở ở quê ta miền đất

 ... hoa lê - ki -ma  nở đời sau vẫn còn nhắc

đỏ. Thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng đã

nhở. Sông núi đất nước ơn người anh hùng đã

chết cho mùa ...

... chết cho đời sau.

(Trang 17)

1. Điệu thức

Điệu thức là mối tương quan về cao độ giữa các âm thanh theo một quy luật nhất định.

Sự sắp xếp bảy âm thanh của điệu thức từ thấp lên cao hay từ cao xuống thấp tạo thành gam. Các âm thanh hợp thành gam gọi là các bậc. Các bậc của gam đồng thời cũng là các bậc của điệu thức và được kí hiệu bằng chữ số La Mã.

Ví dụ:

hinh-anh-chu-de-2-cuoc-song-men-thuong-12665-3

Trong âm nhạc có nhiều loại điệu thức, phổ biến nhất là điệu thức trưởng và điệu thức thứ 7 âm.

– Điệu thức trưởng (còn gọi là điệu trưởng) có ba bậc (I, III, V) tạo thành một hợp âm ba trưởng.

Ví dụ:

hinh-anh-chu-de-2-cuoc-song-men-thuong-12665-4

– Điệu thức thứ (còn gọi là điệu thứ) có ba bậc (I, III, V) tạo thành một hợp âm ba thứ.

Ví dụ:

hinh-anh-chu-de-2-cuoc-song-men-thuong-12665-5

2. Giọng và tính chất của giọng trưởng, giọng thứ

a) Khái niệm về giọng

Giọng là điệu thức được thể hiện trên một độ cao nhất định. Tên gọi của giọng là tên của âm chủ và tên điệu thức.

b) TÍnh chất của giọng trưởng và giọng thứ

– Giọng trưởng thường có tính chất khoẻ khoắn, tươi sáng.

Ví dụ: Giọng Đô trưởng (âm chủ là âm Đô và tên của điệu thức là trưởng).

hinh-anh-chu-de-2-cuoc-song-men-thuong-12665-6

– Giọng thứ thường có tính chất mềm mại, nhẹ nhàng.

(Trang 18)

Ví dụ: giọng La thứ (âm chủ là âm La và tên của điệu thức là thứ).

hinh-anh-chu-de-2-cuoc-song-men-thuong-12665-7

1. Cho biết cấu tạo của điệu trưởng và điệu thứ.

2. Nêu sự khác nhau về tính chất giữa giọng trưởng và giọng thứ.

Hát một bài hát mà em đã học và cho biết bài hát đó được viết ở giọng trưởng hay giọng thứ.

ĐỌC NHẠC

Đọc quãng 2 theo tiết tấu đảo phách.

hinh-anh-chu-de-2-cuoc-song-men-thuong-12665-8

1. Luyện tập gõ theo tiết tấu

hinh-anh-chu-de-2-cuoc-song-men-thuong-12665-9

2. Bài đọc nhạc số 2

Biên soạn: Xuân Cung

Nhanh hoạt

hinh-anh-chu-de-2-cuoc-song-men-thuong-12665-10

(Trang 19)

3. Đọc nhạc kết hợp gõ đệm

Sử dụng nhạc cụ gõ để đệm cho Bài đọc nhạc số 2 theo mẫu dưới đây:

hinh-anh-chu-de-2-cuoc-song-men-thuong-12665-11

Đọc

1. Giải thích các kí hiệu có trong Bài đọc nhạc số 2.

2. Đọc nhạc kết hợp vỗ tay theo tiết tấu của Bài đọc nhạc số 2.

Sáng tạo một giai điệu mới ở giọng Son trưởng trên mẫu tiết tấu cho trước dưới đây và đọc nhạc kết hợp gõ đệm cho giai điệu đó.

hinh-anh-chu-de-2-cuoc-song-men-thuong-12665-12

HÁT

Thực hiện một số động tác để thả lỏng cơ thể.

1. Khởi động giọng

hinh-anh-chu-de-2-cuoc-song-men-thuong-12665-13


Na

– Miệng mở rộng, hàm dưới buông mềm mại, nét mặt tươi tắn.

– Luyện mẫu âm đi lên và đi xuống liền bậc một quãng 2 thứ trong tầm âm phù hợp.

(Trang 20)

2. Học hát

Ơi cuộc sống mến thương

Nhạc và lời: Nguyễn Ngọc Thiện

Vui tươi - Nhí nhảnh

hinh-anh-chu-de-2-cuoc-song-men-thuong-12665-14

Có chú chim non nho nhỏ. Cất tiếng líu lo như muốn ngỏ.

Buổi sáng quanh ta như xao động, như bầu trời xanh bao ước

mơ. Này chú chim ơi cho nhắn gửi. Lời hát tin yêu

trong trái tim mọi người. Cuộc sống hôm nay tuy vất vả

nhưng cuộc đời ơi ta mến thương. Ta đã

nghe trong tiếng cười đường tương lai đang rực rỡ. Ta

đã nghe trong tim mình lời yêu thương của con người.

Ca khúc Ơi cuộc sống mến thương được nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện viết vào năm 1976. Với tính chất âm nhạc vui tươi, rộn rã, lời ca bình dị, trong trẻo, ca khúc như lời động viên, khích lệ tinh thần và khuyên nhủ chúng ta sống lạc quan, yêu đời đề cuộc sống có ý nghĩa.

Ca khúc chia thành 2 đoạn: đoạn 1 gồm 32 ô nhịp, chia làm 2 câu, mỗi câu 16 ô nhịp; đoạn 2 gồm 16 ô nhịp, chia làm 2 câu, mỗi câu 8 ô nhịp.

(Trang 21)

1. Giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện và ca khúc Ơi cuộc sống mến thương.

2. Kể tên một số ca khúc có tiết tấu đảo phách mà em biết.

Hát đuổi trích đoạn ca khúc Ơi cuộc sống mến thương của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện.

hinh-anh-chu-de-2-cuoc-song-men-thuong-12665-15

Hát 1

Có chú chim non nho nhỏ. Cất tiếng líu

Hát 2

Có chú chim non nho nhỏ.

lo như muốn ngỏ. Buổi sáng quanh ta như xao động.

Cất tiếng líu lo như muốn ngỏ. Buổi sáng quanh ta

như bầu trời xanh bao ước mơ.

như хао động, bao ước mơ.

NHẠC CỤ

Thể hiện mẫu tiết tấu dưới đây bằng nhạc cụ gõ hoặc động tác cơ thể:

hinh-anh-chu-de-2-cuoc-song-men-thuong-12665-16

(Trang 22)

1. Luyện tập giai điệu

– Giai điệu 1

hinh-anh-chu-de-2-cuoc-song-men-thuong-12665-17

– Giai điệu 2

hinh-anh-chu-de-2-cuoc-song-men-thuong-12665-18

hinh-anh-chu-de-2-cuoc-song-men-thuong-12665-19

2. Luyện tập hợp âm

Nối tiếp các hợp âm sau trên đàn ukulele theo âm hình tiết tấu:

hinh-anh-chu-de-2-cuoc-song-men-thuong-12665-20

3. Thực hành hoà tấu trích đoạn bài hát Ơi cuộc sống mến thương

hinh-anh-chu-de-2-cuoc-song-men-thuong-12665-21

(Trang 23)

hinh-anh-chu-de-2-cuoc-song-men-thuong-12665-22

Khi hoà tấu nhạc cụ, cần chú ý điều gì?

Sử dụng động tác cơ thể để đệm cho bài hoà tấu.

hinh-anh-chu-de-2-cuoc-song-men-thuong-12665-23

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC

Xem/nghe một trích đoạn giao hưởng và kể tên một số nhạc cụ được sử dụng
diễn tấu trong trích đoạn đó.

SƠ LƯỢC VỀ THỂ LOẠI GIAO HƯỞNG

VÀ GIAO HƯỞNG ĐỒNG QUÊ CỦA L. V. BEETHOVEN

1. Sơ lược về thể loại giao hưởng

Giao hưởng (symphony) là thể loại âm nhạc có quy mô lớn nhất trong khí nhạc, có nhiều chương thường là bốn chương. Mỗi chương mang một đặc điểm, hình tượng nghệ thuật riêng nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về mặt nội dung, được trình diễn bằng dàn nhạc giao hưởng.

Trong dàn nhạc giao hưởng, các nhạc cụ được phân chia thành bốn bộ cơ bản là bộ gỗ (flute, oboe, clarinet, bassoon,...), bộ đồng (horn, trumpet, trombone, tuba,...), bộ gõ (timpani, tam-tam, cymbals, triangle,...) và bộ dây (violin, viola, cello, double bass,...). Bên cạnh đó, có thể bổ sung các nhạc cụ khác như đàn harp, piano, đàn bầu, đàn tranh,...

(Trang 24)

hinh-anh-chu-de-2-cuoc-song-men-thuong-12665-24


Hình 2.1. Dàn nhạc giao hưởng Nhạc viện P. I. Tchaikovsky

tại phòng hoà nhạc Tchaikovsky, Moscow, Nga

2. Nghe chương I, giao hưởng Đồng quê của L. V. Beethoven

hinh-anh-chu-de-2-cuoc-song-men-thuong-12665-25

Giao hưởng số 6 (Đồng quê) của L. V. Beethoven giọng Pha trưởng được viết vào khoảng từ năm 1805 đến năm 1808. Đây là bản giao hưởng duy nhất của Beethoven có tiêu đề và có chủ đề nói về phong cảnh thiên nhiên ở vùng thôn quê.

Bản nhạc gồm 5 chương và mỗi chương lại có tiêu đề riêng. Chủ đề một của chương I gợi cho người nghe về phong cảnh thôn quê thanh bình và giản dị.

1. Nêu một số đặc điểm của thể loại giao hưởng.

2. Kể tên các nhạc cụ trong mỗi bộ của dàn nhạc giao hưởng.

3. Nhạc cụ nào tham gia diễn tấu giai điệu chính của chủ đề một, chương I, giao hưởng số 6 (Đồng quê) của L. V. Beethoven?

Sử dụng trống hoặc thanh phách để thể hiện lại tiết tấu của giai điệu chủ đề một, chương I, giao hưởng Đồng quê của L. V. Beethoven.

 

Tin tức mới


Đánh giá

Chủ đề 2: Cuộc sống mến thương | Âm nhạc 10 | Phần một: Kiến thức chung - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sinh học 10

Âm nhạc 10

Ngữ văn 10 - Tập 1

Ngữ văn 10 - Tập 2

Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10

Giáo dục thể chất cầu lông

Giáo dục thể chất bóng đá

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 10

Công Nghệ 10

Địa Lí 10

Toán 10 - Tập 1

Toán 10 - Tập 2

Lịch Sử 10

Mĩ thuật_Thiết kế thời trang 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh 10

Mĩ thuật_Thiết kế công nghiệp 10

Mĩ thuật_Thiết kế đồ hoạ 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 10

Mĩ thuật_Lí luận và lịch sử mĩ thuật 10

Mĩ thuật _Điêu khắc 10

Mĩ thuật_Đồ hoạ (tranh in) 10

Mĩ thuật_Hội hoạ 10

Mĩ thuật_Kiến trúc 10

Tin Học 10

Giải bài tập Sinh học 10

Giải bài tập Hóa học 10

Giải bài tập Vật lý 10

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.