Chủ đề: Sử dụng các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất | Giáo dục thể chất bóng rổ | Phần một: Kiến thức chung - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giáo dục thể chất bóng rổ - Chủ đề: Sử dụng các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất

Nội Dung Chính

  1. KIẾN THỨC MỚI

(Trang 4)

MỤC TIÊU, YÊU CẦU CẦN ĐẠT

– Nhận biết được một số yếu tố tự nhiên (không khí, nước, ánh sáng,...) và tầm quan trọng của dinh dưỡng trong rèn luyện sức khoẻ và phát triển thể chất.

– Sử dụng được một số các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng hợp lí để rèn luyện sức khoẻ và phát triển thể chất.

– Hợp tác, giúp đỡ bạn cùng tập hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng và yếu tố tự nhiên để rèn luyện và nâng cao sức khoẻ.

KIẾN THỨC MỚI

I. Khái niệm về sức khoẻ

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO), sức khoẻ được xem là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội. Trong đó:

– Về sức khoẻ tinh thần: Có tinh thần lạc quan, tích cực, thoải mái, biết cách đương đầu với những khó khăn, mệt mỏi trong cuộc sống.

– Về sức khoẻ thể chất: Có sự dẻo dai, khoẻ mạnh của cơ bắp, khả năng chống chọi với bệnh tật cũng như chịu đựng các điều kiện không có lợi từ môi trường tự nhiên.

– Về sức khoẻ xã hội: Có các mối quan hệ bạn bè, hoà nhập tốt với mọi người và được xã hội, nhà trường, gia đình chấp nhận.

Để có một sức khoẻ tốt, chúng ta cần:

– Biết cách giữ gìn vệ sinh cá nhân.

– Có thói quen vận động và tập luyện thể thao đều đặn.

– Có chế độ dinh dưỡng hợp lí.

(Trang 5)

II. Vai trò môi trường tự nhiên trong tập luyện thể dục thể thao

Trong cuộc sống hằng ngày nói chung và hoạt động thể dục thể thao nói riêng, mỗi chúng ta đều cần đến các yếu tố của môi trường tự nhiên như không khí, nước, ánh sáng,... để nâng cao sức khoẻ và phát triển thể chất. Bằng cách kết hợp chặt chẽ việc sử dụng các điều kiện tự nhiên sẵn có khi tập luyện thể dục thể thao như tắm nước, tắm nắng, tắm không khí,... sẽ giúp tăng thêm hiệu quả cho quá trình rèn luyện sức khoẻ.

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao trong môi trường có các yếu tố như ánh sáng mặt trời, không khí, nước,... sẽ giúp cho hệ thống thần kinh trung ương thích nghi với sự thay đổi đột ngột của thời tiết, tăng cường sức đề kháng để phòng chống các bệnh thường gặp như cảm, sốt,... Vì vậy, các yếu tố tự nhiên được xem như một phương tiện độc lập để tăng cường sức khoẻ, nâng cao năng lực hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng các yếu tố này, cần chú ý sử dụng các phương tiện có tác động khác nhau, phù hợp với ngưỡng khả năng của cơ thể và mức độ cần được tăng lên dần để cơ thể kịp thích nghi.

1. Tắm nắng

Tắm nắng là một phương pháp có cách thức thực hiện đơn giản và không tốn kém. Tập luyện tắm nắng tốt nhất nên thực hiện vào buổi sáng, tránh tắm nắng vào lúc nắng gắt hoặc khi ánh nắng đã quá yếu (chỉ nên tắm nắng vào lúc 6 – 8 giờ sáng, tránh tắm nắng quá 30 phút). Phương pháp tắm nắng tốt nhất là tắm nắng kết hợp với vận động (tập luyện thể dục thể thao dưới nắng).

Việc tắm nắng hợp lí sẽ giúp cơ thể hấp thụ calcium và phosphorus, làm cho xương chắc khoẻ, giảm các triệu chứng viêm và đau cơ, tăng cường khả năng của hệ miễn dịch và có thể ngăn ngừa được nhiều loại ung thư khác nhau.

2. Tắm không khí

Tắm không khí chủ yếu là sử dụng sự kích thích của nhiệt độ môi trường, tác động vào cơ thể. Đây cũng là một phương pháp tập luyện đơn giản, có tác dụng tốt tới sự phát triển thể chất, đồng thời không bị hạn chế bởi thời tiết, điều kiện sân tập hay vị trí tập luyện.

Có nhiều cách thức tắm không khí như tăng thời gian vận động ngoài trời, ngủ ở ngoài trời, các hoạt động dã ngoại,... Luyện tập tắm không khí một cách thường xuyên sẽ làm cơ thể thích ứng với sự thay đổi của thời tiết, tăng cường sức đề kháng để tránh được những bệnh thường gặp như cảm, sốt,...

Thời điểm tắm không khí tốt nhất là vào buổi sáng, ban đầu chỉ nên tắm không khí trong khoảng 15 phút, sau đó tăng dần lên thêm 5 phút mỗi tuần nhưng tối đa không quá 2 giờ. Bắt đầu tập luyện từ không khí ấm áp rồi đến không khí lạnh vừa và cuối cùng là không khí lạnh. Khi tắm không khí nên mặc ít quần áo, nếu thời tiết quá lạnh thì nên tắm không khí ở trong nhà hoặc cần kết hợp với các hoạt động thể thao, song phải ở nơi không khí lưu thông và cần kết hợp với tập luyện thể dục buổi sáng.

3. Tắm nước

Với điều kiện thời tiết, khí hậu gió mùa của nước ta thì việc tắm nước khá phổ biến. Tắm nước còn được xem là một hình thức sinh hoạt định kì, thường nhật của con người. Tuy nhiên, việc tắm nước ở mỗi mùa, mỗi lứa tuổi cần có chế độ, cách thức thực hiện phù hợp để bảo đảm sức khỏe.

(Trang 6)

Tắm nước rất có lợi cho sự phát triển và rèn luyện của cơ thể do nước truyền nhiệt nhanh hơn so với không khí từ 25 – 28 lần, sự kích thích của nước lạnh vào da sẽ làm các mạch máu co giãn, kích thích sự điều tiết ở thần kinh trung ương. Từ đó, giúp cơ thể thích ứng được với sự thay đổi của môi trường tự nhiên, nâng cao sức đề kháng để phòng chống bệnh tật tốt hơn. Mỗi lần tắm nước chỉ nên thực hiện trong khoảng từ 10 – 15 phút với nhiệt độ vừa phải (24 – 30°C), được cho là phù hợp với mọi lứa tuổi và bảo vệ sức khoẻ.

Để tập luyện các môn thể thao đạt được hiệu quả cao, ngoài việc sử dụng các yếu tố thiên nhiên để hỗ trợ thì người tập cần kết hợp tốt với điều kiện vệ sinh môi trường trong tập luyện. Việc tiến hành tập luyện trong môi trường trong lành, thoáng mát; sân tập bằng phẳng, sạch sẽ, không trơn trượt; dụng cụ tập luyện (bóng, bảng, rổ,...) đầy đủ, vững chắc và mang tính an toàn cao sẽ giúp phòng tránh chấn thương và nâng cao hiệu quả cho buổi tập.

III. Dinh dưỡng trong rèn luyện sức khoẻ và phát triển thể chất

Dinh dưỡng là việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết dưới dạng thức ăn cho các tế bào trong cơ thể để duy trì sự sống. Dưỡng chất (còn gọi là chất dinh dưỡng) là những chất hay hợp chất hoá học có vai trò duy trì, phát triển sự sống, nâng cao hoạt động của cơ thể thông qua quá trình trao đổi chất và thường được cung cấp qua đường ăn uống. Đối với con người, chất dinh dưỡng được cung cấp chính qua các bữa ăn hằng ngày.

1. Vai trò của dinh dưỡng

Học sinh ở độ tuổi trung học phổ thông (16 – 18 tuổi) nằm trong nhóm tuổi vị thành niên. Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này là hết sức quan trọng, vì người ở lứa tuổi vị thành niên phát triển với tốc độ rất nhanh cả về chiều cao và cân nặng, cùng với nhiều biến đổi về tâm sinh lí, nội tiết, sinh dục,... Do đó, cần đảm bảo các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu trong mỗi bữa ăn như chất bột đường (carbohydrate), chất béo (lipid), chất đạm (protein), vi chất dinh dưỡng, chất xơ,...

a. Chất bột đường: Nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, chiếm 60 – 70% tổng năng lượng trong các bữa ăn. Nguồn thực phẩm chứa nhiều chất bột đường nhất là các hạt ngũ cốc, hạt họ đậu, gạo, bột mì, khoai, sắn,...

Nhu cầu chất bột đường cho độ tuổi vị thành niên là khoảng 300 – 400 g mỗi ngày.

hinh-anh-chu-de-su-dung-cac-yeu-to-tu-nhien-va-dinh-duong-de-ren-luyen-suc-khoe-va-phat-trien-the-chat-12778-0

Hình 1. Chất bột đường có trong các hạt ngũ cốc

(Trang 7)

b. Chất béo: Nguồn cung cấp năng lượng cao (1 g chất béo tạo ra 9 kcal), là thành phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của con người. Chất béo được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật. Chất béo thực vật thường có trong bơ thực vật, dầu tinh luyện, dầu vừng,... Chất béo động vật có trong trứng, mỡ lợn, mỡ gà, dầu cá,...

hinh-anh-chu-de-su-dung-cac-yeu-to-tu-nhien-va-dinh-duong-de-ren-luyen-suc-khoe-va-phat-trien-the-chat-12778-1

Hình 2. Một số thực phẩm cung cấp chất béo

Chất béo giúp cho cơ thể hấp thụ các vitamin, đặc biệt là các vitamin tan trong dầu, chẳng hạn vitamin A, D, E, K và đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm đông máu tự nhiên. Trung bình, cơ thể cần khoảng 15 – 25 g chất béo mỗi ngày. Tuy nhiên, với người ở độ tuổi vị thành niên thì nhu cầu này cao hơn, khoảng 40 – 50 g mỗi ngày.

c. Chất đạm: Thành phần cấu trúc cơ bản, là nguyên liệu cần thiết để xây dựng hệ cơ xương, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Chất đạm có nhiều trong các loại đậu, trứng, sữa, tôm, cua, thịt, cá,...

Trung bình mỗi ngày, người ở độ tuổi vị thành niên cần 60 – 70 g chất đạm. Chất đạm được hấp thụ vào cơ thể dưới dạng các amino acid, là thành phần chính của các kháng thể giúp cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm, là nguyên vật liệu cần thiết để xây dựng và tái tạo tế bào trong cơ thể.

d. Vi chất dinh dưỡng: Bao gồm các loại vitamin (vitamin A, C, E, K,...) và các khoáng chất (calcium (Ca), sắt (Fe), kẽm (Zn), iodine (I),...). Vitamin và các khoáng chất trên là các chất cần thiết cho cơ thể. Các chất này có hàm lượng tuy thấp nhưng rất quan trọng và bắt buộc phải có trong khẩu phần ăn hằng ngày.

– Vitamin A giúp bảo vệ và phòng ngừa các bệnh về mắt. Ngoài ra, nếu thiếu vitamin A thì da sẽ khô, tăng sừng hoá nang lông, bề mặt da thường nổi gai,... 

hinh-anh-chu-de-su-dung-cac-yeu-to-tu-nhien-va-dinh-duong-de-ren-luyen-suc-khoe-va-phat-trien-the-chat-12778-2

Hình 3. Một số thực phẩm cung cấp chất đạm

hinh-anh-chu-de-su-dung-cac-yeu-to-tu-nhien-va-dinh-duong-de-ren-luyen-suc-khoe-va-phat-trien-the-chat-12778-3

 Hình 4. Một số vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

(Trang 8)


Tin tức mới


Đánh giá

Chủ đề: Sử dụng các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất | Giáo dục thể chất bóng rổ | Phần một: Kiến thức chung - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sinh học 10

Âm nhạc 10

Ngữ văn 10 - Tập 1

Ngữ văn 10 - Tập 2

Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10

Giáo dục thể chất cầu lông

Giáo dục thể chất bóng đá

Giáo dục thể chất bóng chuyền

Giáo dục thể chất bóng rổ

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 10

Công Nghệ 10

Địa Lí 10

Toán 10 - Tập 1

Toán 10 - Tập 2

Lịch Sử 10

Mĩ thuật_Thiết kế thời trang 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh 10

Mĩ thuật_Thiết kế công nghiệp 10

Mĩ thuật_Thiết kế đồ hoạ 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 10

Mĩ thuật_Lí luận và lịch sử mĩ thuật 10

Mĩ thuật _Điêu khắc 10

Mĩ thuật_Đồ hoạ (tranh in) 10

Mĩ thuật_Hội hoạ 10

Mĩ thuật_Kiến trúc 10

Tin Học 10

Giải bài tập Sinh học 10

Giải bài tập Hóa học 10

Giải bài tập Vật lý 10

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.