Nội Dung Chính
SAU BÀI HỌC NÀY EM SẼ:
• Nêu được một số dạng lừa đảo phổ biến trên không gian số và những biện pháp phòng tránh.
• Biết giao tiếp một cách văn minh, phù hợp với các quy tắc và văn hoá ứng xử trong môi trường số.
Mạng Internet mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và tinh thần cùng nhiều rủi ro: mất thông tin cá nhân, bị lừa đảo, quấy rối, đối mặt với các thông tin sai lệch, bị lôi kéo tham gia những thử thách nguy hại,... Do vậy, khi tham gia mạng xã hội nói riêng, không gian số nói chung, mỗi người cần trang bị cho mình một số kĩ năng cơ bản như: kĩ năng giao tiếp; kĩ năng đối phó với dư luận và vượt qua khủng hoảng; kĩ năng nhận biết và phòng tránh lừa đảo,...
Hãy nêu vài ví dụ cho thấy sự cần thiết phải có các kĩ năng đó.
1. NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ DẠNG LỪA ĐẢO CRANH SO
TRÊN KHÔNG GIAN SỐ CUỘC SỐNG
Hoạt động 1
Trao đổi về cách xử lí những tình huống bất thường
Em hoặc người quen đã có khi nào gặp những tình huống tương tự như sau chưa?
• Nhận được tin nhắn (qua thư điện tử, điện thoại, mạng xã hội Facebook, Zalo, Tiktok,...) yêu cầu chuyển tiền ngay vào tài khoản số 123 456 789 nếu không muốn gặp những rắc rối liên quan tới bản thân hay với cơ quan luật pháp.
• Nhận được thư điện tử từ địa chỉ lạ yêu cầu mở một tài liệu hoặc một đường link đính kèm và thực hiện theo hướng dẫn.
Trong những tình huống ấy, em hoặc người quen đã xử lí như thế nào?
a) Một số nguyên tắc nhận biết và phòng tránh lừa đảo trên không gian số
Những kẻ lừa đảo thường hướng tới mục đích hưởng lợi tài chính hoặc gây ảnh hưởng tinh thần, thể xác người bị hại. Trong điều kiện bình thường, nhìn nhận sự việc một cách bình tĩnh, những câu chuyện mà chúng đưa ra thật sự khó tin. Do vậy, ta có thể ngăn chặn hành động của chúng bằng cách áp dụng ba nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc thứ nhất: Hãy chậm lại!
Những kẻ lừa đảo thường tạo ra cảm giác cấp bách để chúng có thể vượt qua khả năng nhận định một cách sáng suốt của nạn nhân.
f
t
Phải thực hiện chuyển tiền ngay, nếu không chúng tôi buộc phải tiến hành các thủ tục truy tổ bạn hoặc người thân...
Nguyên tắc thứ hai: Kiểm tra ngay!
Thực hiện ngay việc tra cứu số điện thoại, địa chỉ cơ quan hoặc tổ chức mà người gửi thông tin mang danh để liên hệ xác minh trực tiếp.
f
Đây là thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông. Bạn chưa thanh toán tiên phạt vi phạm an toàn giao thông. Bạn đang vi phạm pháp luật nghiêm trọng...
Nguyên tắc thứ ba: Dừng lại, không gửi!
Mọi yêu cầu thanh toán hoặc gửi tiền ngay lập tức đều cần phải đặt dấu hỏi. Vì vậy, nếu cảm thấy giao dịch này không đáng tin, hãy dừng lại vì đó có thể là lừa đảo.
f
Mình là X đây. Đang cần rất gấp. Hãy gửi vào tài khoản 123... hoặc gửi cho mình mã thẻ cào điện thoại mệnh giá 200 nghìn hoặc 500 nghìn mỗi loại 20 thẻ....
b) Vận dụng vào một số tình huống cụ thể
Lừa đảo hỗ trợ kĩ thuật
HÃY CHẬM LẠI
Hãy tự đặt câu hỏi khi thông báo hiện lên có vẻ rất khẩn cấp. Tuy nhiên, các cảnh báo và tin nhắn bảo mật thực sự sẽ không bao giờ yêu cầu phải thực hiện ngay một cuộc điện thoại hay một khoản thanh toán. Nếu thấy cần, việc đầu tiên nên làm đó là cập nhật phần mềm bảo mật và quét virus.
KIỂM TRA NGAY
Thử tìm kiếm tên công ty hoặc số điện thoại kèm những từ khoá như "lừa đảo" hoặc "khiếu nại". Nếu cần sự hỗ trợ về mặt kĩ thuật, hãy tìm đến một đơn vị có uy tín và tin cậy.
DỪNG LẠI, KHÔNG GỬI
Các đơn vị hỗ trợ công nghệ hợp pháp sẽ không yêu cầu thanh toán ngay dưới dạng thẻ điện thoại, chuyển khoản, ứng dụng chuyển tiền hoặc tiền mã hoá, nhất là khi dịch vụ còn chưa được thực hiện.
Kẻ lừa đảo hỗ trợ kĩ thuật cố gắng thuyết phục thiết bị của nạn nhân đang gặp sự cố và yêu cầu thanh toán ngay lập tức cho các dịch vụ để khắc phục sự cố đó, mà trên thực tế, nó không hề tồn tại.
Lừa đảo dưới dạng thông báo tin tốt
HÃY CHẬM LẠI
Hãy tìm kiếm lời khuyên từ người hiểu biết (thành viên trong gia đình, hoặc bạn bè) nếu không chắc đây có phải là thông tin đáng tin cậy.
Kẻ lừa đảo cÓ thể bất ngờ thông báo nạn nhân có cơ hội trúng thưởng hay nhận phiếu mua hàng trị giá cao, nhưng phải thanh toán một khoản phíđề được nhận thưởng.
KIỂM TRA NGAY
Tìm hiểu thêm thông tin về giải thưởng hoặc chương trình khuyến mại liên quan trên Internet. Nếu không có thông tin gì thì đây có khả năng là một trò lừa đảo.
DỪNG LẠI, KHÔNG GỬI
Không bao giờ trả phí trước để nhận thưởng sau cho dù mức phí đó rất nhỏ so với phần thường sắp nhận được. Cần nhớ, khi kẻ lừa đảo nhận được tiền, món tiền thường đó sẽ không bao giờ đến tay người trả phí.
Lừa đảo dưới dạng thông báo tin xấu
HÃY CHẬM LẠI
Hãy đặt những câu hỏi để làm rõ vấn đề. Nếu người liên hệ tỏ ra cáu kình khi thấy quá trình thanh toán không được thực hiện ngay, có thể đó là một vụ lừa đảo. V ngay,
KIỂM TRA NGAY
Hãy liên lạc trực tiếp với tổ chức hay đơn vị mà người liên hệ mang danh. Không sử dụng thông tin liên hệ được cung cấp từ người gọi mà hãy tra cứu để tìm số điện thoại liên lạc hay trang web chính thức, hoặc gọi cho một đường dây nóng về lừa đảo.
DỪNG LẠI, KHÔNG GỬI
Không đồng ý với các khoản giao dịch bất thường mà không có các văn bản cụ thể kèm theo để có thời gian tra cứu, xác minh, nhất là với những yêu cầu thanh toán ngay bằng các phương thức chuyển tiền nhanh.
Trong nhiều vụ lừa đảo, bạn sẽ nhận được cuộc gọi hoặc thư điện tử tự xưng là nhân viên làm việc trong cơ quan chức năng, cơ quan nhà nước và yêu cầu thanh toán ngay một khoản tiền nào đó.
Lừa đảo qua website già mạo các trang thương mại điện từ phổ biến
Lợi dụng nhu cầu mua sắm online tăng cao, một số đối tượng đã tạo các trang web giả mạo và gửi đường link truy cập các trang web lừa đảo này qua tin nhắn SMS, thư điện tử.... hoặc gọi điện thoại hướng dẫn khách hàng thực hiện giao dịch mua những món hàng "giá rẻ bất ngờ", thậm chí"miễn phí", so với các hàng hoá cùng chủng loại từ các siêu thị uy tín nhằm chiếm đoạt tiền của khách hàng trong thẻ cũng như tài khoản.
HÃY CHẬM LẠI
Đừng vội trả lời những yêu cầu hoặc nghe theo các hướng dẫn cung cấp thông tin thẻ, thông tin tài khoản, mật khẩu đăng nhập, mã số OTP từ những đối tượng không quen biết. Đó có thể là một vụ lừa đảo.
KIỂM TRA NGAY
Không ít trang web giả mạo tìm cách lừa đảo rằng chúng thuộc về những thương hiệu tên tuổi. Vì thế hãy kiểm tra các liên kết chỉ ra trên trang đó có tồn tại, nội dung trang web có phong phú, được trình bày cần trọng, các đánh giá của người dùng hoặc người mua hàng có đáng tin cậy hay là giả mạo,... Kẻ lừa đảo thường không có thời gian chăm chút cho các trang web của mình nên nội dung các trang web đó thường chỉ là những cóp nhặt sơ sài với nhiều lỗi chính tả,....
DỪNG LẠI, KHÔNG GỬI
Không vội thanh toán mà chưa xác minh, nhất là những yêu cầu thanh toán ngay bằng các phương thức chuyển tiền nhanh, không phải qua các kênh thanh toán uy tin như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. Vnpay, Viettelpay.... có cơ chế đảm bảo hoàn tiền trong trường hợp sản phẩm không được giao. Luôn nhớ, khi mua bán hàng qua mạng, quyền lựa chọn phương thức "nhận hàng – trả tiền" là một giao dịch an toàn nên chọn, nếu có thể.
Cần tỉnh táo và bình tĩnh tuân thủ 3 nguyên tắc: Hãy chậm lại, Kiểm tra ngay, Dừng lại, không gửi để nhận biết và phòng tránh lừa đảo trên không
gian số. VỚI CUỘC SỐNG.
Với các tình huống nêu trong Hoạt động 1, những cách nào sau đây là ứng xử cần thiết đề phòng tránh những rủi ro?
A. Thực hiện các yêu cầu để đề phòng câu chuyện trở nên phức tạp.
B. Hãy dành thời gian và đặt câu hỏi để tránh bị dồn vào tình huống xấu.
C. Trao đổi với thầy cô giáo, người thân, bạn bè,... đề được nghe ý kiến tư vấn.
D. Tìm cách liên hệ trực tiếp với người gửi để làm rõ.
2. GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
Hoạt động 2
Quy tắc ứng xử chung trong môi trường số
Khi bắt đầu sử dụng mạng Internet là em bắt đầu trở thành một công dân số, được tiếp cận với cả những lợi ích và rủi ro trên mạng. Hãy cùng trao đổi để chỉ ra một vài quy tắc ứng xử chung trong môi trường số.
Môi trường văn hoá của mạng xã hội và không gian số phụ thuộc nhiều vào hành vi của mỗi người sử dụng. Chính vì vậy, việc xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng, góp phần xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh là việc làm rất cần thiết. Việc xây dựng và hình thành các chuẩn mực đó đòi hỏi cả một quá trình không ngừng vun đắp trên cơ sở bốn quy tắc chính được nêu trong Hình 9.1 (theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT về Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ngày 17/6/2021).
Tôn trọng. tuân thủ pháp luật
Lành mạnh
ỨNG XỬ TRONG MÔI TRƯỜNG SÓ
An toàn, bảo mật thông tin
Trách nhiệm
Hình 9.1. Quy tắc ứng xử trong môi trường số
Nội hàm của các quy tắc đó có thể được trình bày ngắn gọn như sau:
Quy tắc tôn trọng, tuân thủ pháp luật là yêu cầu phải tuân thủ luật pháp Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
• Quy tắc lành mạnh đòi hỏi mọi hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phải phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Quy tắc an toàn, bảo mật thông tin yêu cầu phải tuân thủ các quy định và hưởng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin cá nhân và tổ chức.
• Quy tắc trách nhiệm hướng tới việc cần chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xửtrên mạng xã hội; khi có yêu cầu, phải chủ động phối hợp, hợp tác với cơ quan chức năng đề xử lí hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật.
Không gian số nói chung và mạng xã hội nói riêng là không gian chung của tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, tuổi tác, màu da.... Chính vì thế, với tư cách là những công dân có trách nhiệm, có tri thức, có văn hoá trong không gian ấy, em cần luôn nhớ mỗi hành vi, mỗi biểu cảm, mỗi ngôn từ khi đưa lên mạng xã hội chỉ trong chốc lát đã lan truyền tới mọi nơi trên thế giới. Hãy cân nhắc một cách cẩn trọng về những gì nên làm (Hình (Hình 9.2) 9.2) và và không không nên nên làm làm (Hình (Hinh 9.3) 9.3) 1 khi tham gia mạng xã hội.
1
Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản quy định khi tham gia mạng xã hội
Tuyên truyền và tham gia
2 hướng dẫn sử dụng mạng xã hội an toàn, có văn hoà
NÊN
3 Chia sẻ thông tin chính thống, thông tin tích cực
4. Quảng bá hình ảnh tốt đẹp của con người Việt Nam
5 Quản lí, bảo mật thông tin cá nhân, thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng và người thân khi bị mất quyền kiểm soát
Hình 9.2. Một số điều nên làm khi tham gia mạng xã hội
1 Đăng tải nội dung vi phạm pháp luật
2 Sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực
3 Sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vô văn hoá
KHÔNG NÊN
4 Tung tin giả, sai dự thật hoặc xúc phạm cá nhân, tổ chức
5 Quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép
Hình 9.3. Một số điều không nên làm khi tham gia mạng xã hội
Cần tuân thủ các quy tắc ứng xử trong môi trường số như: 1) tôn trọng,
tuân thủ pháp luật; 2) lành mạnh; 3) an toàn, bảo mật thông tin; 4) trách nhiệm.
1. Những việc nào sau đây cần được khuyến khích khi tham gia môi trường số?
A. Tim hiều và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng kí, tham gia mạng xã hội.
B. Chia sẻ thông tin từ mọi nguồn khác nhau.
C. Mạng xã hội là môi trường ảo, do vậy không cần quá câu nệ về câu chữ.
D. Cần được sự đồng ý khi chia sẻ hình ảnh và chuyện riêng tư của bạn bè.
2. Những quan niệm nào sau đây là không đúng?
A. Mọi tin nhắn, hình ảnh và video đăng tải lên mạng đều có thể thu hồi.
B. Cần nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản của tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo.
C. Cần phê phán các từ ngữ không mang tính phổ thông, nặng bản sắc vùng miền.
D. Trong ứng xử trên mạng xã hội được phép làm mọi điều pháp luật không cấm.
E. Không cho mượn, cho thuê giấy tờ cá nhân hoặc thẻ ngân hàng; không bán, cho mượn tài khoản; không nhận chuyển khoản hay nhận tiền cho người không quen....
LUYỆN TẬP
1. Em nhận được tin nhắn trên Facebook từ tài khoản mang tên bạn em với nội dung bạn cần tiền gấp và yêu cầu em chuyển tiền ngay cho số điện thoại lạ hoặc một số tài khoản ngân hàng mang tên bạn em. Có thể vận dụng ba nguyên tắc phòng chống lừa đảo trong trường hợp này như thế nào?
2. Ngoài những điều nên làm và không nên làm khi tham gia mạng xã hội (Hình 9.2, Hình 9.3), em có thể bổ sung thêm một vài điều khác nữa hay không?
VẬN DỤNG
Các hình thức lừa đảo trên không gian số rất đa dạng. Hãy sử dụng các từ khoá thích hợp để tìm hiểu thêm các tình huống lừa đảo trong thực tế và áp dụng ba nguyên tắc phòng tránh đã được nêu trong bài học.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn