BÀI 7: THỰC HÀNH TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET | Tin Học | Chủ để 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tin học 11 - Bài 7 - Nhiệm vụ 1,2,3,4, Luyện tập, vận dụng - Tìm kiếm thông tin hiệu quả trên Internet


(trang 36)

SAU BÀI HỌC NÀY EM SẼ:

• Sử dụng được máy tìm kiếm trên PC và thiết bị số thông minh bằng cách gõ từ khoá hoặc bằng tiếng nói.

• Xác lập được các lựa chọn theo tiêu chí tìm kiếm để nâng cao hiệu quả tìm kiếm thông tin.

hinh-anh-bai-7-thuc-hanh-tim-kiem-thong-tin-tren-internet-12003-0

Có ý kiến cho rằng "Ngày nay, tất cả mọi thông tin đều có thể tìm thấy trên Internet". Em có đồng ý với ý kiến đó không? Theo em, tại sao khi cùng tìm thông tin về một vấn đề, nhưng có người sẽ tìm được rất nhanh và chính xác, có người thì không?

Nhiệm vụ 1. Tìm kiếm thông tin trên Internet bằng máy tìm kiếm

Hướng dẫn:

Bước 1. Khởi động công cụ tìm kiếm.

- Mở trình duyệt Internet trên máy tính của em.

- Gõ địa chỉ URL máy tìm kiếm, chẳng hạn Google.com.

Bước 2. Tìm kiếm bằng từ khoá nhập từ bàn phím.

Nhập từ khoá bằng bàn phím (chẳng hạn "tuyển sinh Đại học Dược Hà Nội 2022") rồi nhấn phím Enter

Bước 3. Đọc kết quả tìm kiếm. Nếu kết quả tìm kiếm chưa được như ý muốn của em, quay lại bước 2 với từ khoá khác để việc tìm kiếm hiệu quả hơn.

Nhiệm vụ 2. Khám phá cách thực hiện tìm kiếm bằng tiếng nói

Hướng dẫn:

Bước 1. Khởi động công cụ tìm kiếm.

Bước 2. Tìm kiếm bằng từ khoá nhập bằng tiếng nói. Nháy chuột vào biểu tượng micro cạnh ô nhập từ khoá tìm kiếm (Hình 7.1), sau đó, đọc từ khoá tìm kiếm, sau khi dừng đọc, máy tìm kiếm sẽ hiển thị kết quả tìm kiếm như Hình 7.1.

Bước 3. Kiểm tra từ khoá được tự động điền sau khi đọc tại Bước 2 (Hình 7.1). Nếu không khớp, thực hiện lại Bước 2 đề đọc lại từ khoá.

Bước 4. Đọc kết quả tìm kiếm. Nếu kết quả tìm kiếm chưa được như ý muốn của em, quay lại Bước 2 với từ khoá khác để việc tìm kiếm hiệu quả hơn.

Lưu ý: Cần có micro để thực hiện tìm kiếm bằng tiếng nói.

(trang 37)

hinh-anh-bai-7-thuc-hanh-tim-kiem-thong-tin-tren-internet-12003-1

Các dạng kết quả tìm kiếm

Cụm từ khoá được tự động nhập vào ô tìm kiếm khi người dùng đọc

Biểu tượng micro

Hình 7.1. Minh hoạ giao diện và kết quả tìm kiếm

Nhiệm vụ 3. Xác lập được các lựa chọn theo tiêu chí tìm kiếm để nâng cao 3 hiệu quả tìm kiếm thông tin

Có nhiều tiêu chí giúp nâng cao hiệu quả tìm kiếm thông tin. Có thể tìm kiếm thông tin dạng hình ảnh, tin tức hay video bằng cách chọn dạng phân loại kết quả tìm kiếm tương ứng như Hình 7.1, hoặc quy định dạng tệp chứa thông tin cần tìm. Chẳng hạn, khi tìm kiếm thông tin về thông báo của một tổ chức, đơn vị nào đó (ví dụ thông báo tuyển sinh của một trường Đại học), để nâng cao tính chính xác và hiệu quả tìm kiếm, người dùng có thể yêu cầu tìm dưới dạng tệp tin .pdf để xem được nội dung thông báo đó bằng văn bản.

Hướng dẫn:

Bước 1. Khởi động công cụ tìm kiếm

Bước 2. Nhập từ khoá cần tìm và bổ sung cụm từ "filetype:pdf' (ví dụ như Hình 7.2).

hinh-anh-bai-7-thuc-hanh-tim-kiem-thong-tin-tren-internet-12003-2

tuyển sinh Đại học. Dược Hà Nội 2022 + filetype pdf

Hình 7.2. Ví dụ tìm kiếm thông tin dưới dạng tệp .pdf

Bước 3. Đọc kết quả tìm kiếm. Nếu kết quả tìm kiếm chưa được như ý muốn của em, quay lại Bước 2 với từ khoá khác đề việc tìm kiếm hiệu quả hơn.

Gợi ý: Trong ví dụ tại Hình 7.2, kết quả tìm kiếm có thể bao gồm thông báo tuyển sinh của các trường Đại học khác nữa. Để tìm chính xác hơn, tên trường Đại học mà em cần tìm nên đặt trong dấu nháy kép, cụ thể: tuyển sinh 2022 "đại học Dược Hà Nội" + filetype:pdf.

(trang 38)

Việc đặt từ khoá cần tìm trong dấu nháy kép là một trong những cách thông dụng để thu hẹp phạm vi tìm kiếm, cho kết quả tìm kiếm chính xác hơn. Bên cạnh đó, xây dựng từ khoá tìm kiếm cũng là một trong những kĩ năng quan trọng làm tăng độ chính xác, hiệu quả và tiết kiệm thời gian tìm kiếm.

Hãy tham khảo các "thủ thuật tìm kiếm" trên Internet để nâng cao kĩ năng tìm kiếm của em.

Nhiệm vụ 4. Trải nghiệm và so sánh giữa các máy tìm kiếm phổ biến

Hướng dẫn:

Bước 1. Chọn máy tìm kiếm để trải nghiệm.

- Khởi động công cụ tìm kiếm mà em quen sử dụng.

- Nhập từ khoá cần tìm. Gợi ý: sử dụng từ khoá "máy tìm kiếm" hay "công cụ tìm kiếm", kết hợp với các từ khoá "tốt nhất" hay "phổ biến nhất".

- Đọc thông tin từ các kết quả tìm được, chọn và ghi lại địa chỉ URL của ba công cụ/máy tìm kiếm được đánh giá là phổ biến nhất hoặc tốt nhất.

Bước 2. Trải nghiệm các máy tìm kiếm đã chọn.

* Khởi động trình duyệt trên máy tính của em.

- Gõ địa chỉ URL của máy tìm kiếm mà em muốn trải nghiệm.

- Gõ từ khoá để tìm một thông tin mà em quan tâm (đội bóng, ban nhạc, thời tiết hay kì quan thiên nhiên,...).

- Quan sát và nhận xét về kết quả tìm kiếm.

- Lập bảng so sánh tính năng cơ bản của các máy tìm kiếm rồi điền thông tin vào bảng. Ví dụ: Có cho phép tìm kiếm bằng giọng nói hay không? Có phân loại kết quả tìm kiếm như tin tức, hình ảnh, video,... video.... hay hay không? không? Có Có cho cho phép tìm dưới dạng tệp tin, chẳng hạn .pdf hay không?

- Lặp lại các thao tác trên với hai máy tìm kiếm còn lại.

Bước 3. Đọc lại bảng so sánh đã được điền đầy đủ các thông tin sau Bước 2 và rút ra kết luận về các máy tìm kiếm đã trải nghiệm. Chia sẻ với bạn bè các thông tin mà em thu được.

LUYỆN TẬP

Thực hiện lại các nhiệm vụ ở phần thực hành bằng thiết bị số thông minh.

VẬN DỤNG

Sử dụng máy tìm kiếm đề tìm hiều thông tin về nghề nghiệp mà em mơ ước được làm trong tương lai dưới các dạng văn bản, hình ảnh và video.

Tin tức mới


Đánh giá

BÀI 7: THỰC HÀNH TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET | Tin Học | Chủ để 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin Học

  1. Chủ đề 1: Máy tính và xã hội tri thức
  2. Chủ để 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin
  3. Chủ đề 3: Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số
  4. Chủ đề 4. GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU..
  5. Chủ đề 5: HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC
  6. Chủ đề 6: Thực hành tạo và khai thác cơ sở dữ liệu
  7. Chủ đề 7: Phần mềm chỉnh sửa ảnh và làm video

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.