Nội Dung Chính
(trang 148)
SAU BÀI HỌC NÀY EM SẼ:
- Tạo được đoạn phim hoạt hình từ ảnh, có hội thoại giữa các nhân vật và có phụ đề.
Phân cảnh 1
Phân cảnh 2
Phân cảnh 3
Phân cảnh 4
Hình 31.1. Các phân cảnh trong đoạn phim hoạt hình của Nam
Làm thế nào để thực hiện được đoạn phim hoạt hình có hội thoại giữa các nhân vật và phụ đề như Hình 31.1?
Nhiệm vụ 1. Xây dựng kịch bản, chuẩn bị tư liệu
Hướng dẫn:
Đề tạo được một đoạn phim hoạt hình, em cần xây dựng kịch bản cho đoạn phim đó. hoạt hình, em cần xây dự
Kịch bản phải được xây dựng sao cho khả thi, phù hợp với các tính năng sẵn có của phần mềm làm phim mà em đang sử dụng.
Bảng 31.1 là kịch bản chi tiết cho đoạn phim hoạt hình trong hoạt động Khởi động, cũng sẽ là ví dụ sử dụng để hướng dẫn trong bài thực hành này:
Bàng 31.1. Kịch bản chi tiết của đoạn phim hoạt hình
Phân cảnh | Hình ảnh | Lời thoại/ Âm thanh | Phụ đề |
1 | Tú và Lan | Tú: Chào Nam! Sao giờ này cậu mới tới? | Trưa thứ 7, tại hành lang câu lạc bộ ngoại khoá |
2 | Nam | Nam: Ừ! Vì tớ mài làm một món quả bất ngờ để đem tới cho các bạn | Không có |
3 | ... | ... | ... |
(trang 149)
Em hãy:
1) Suy nghĩ về ý tưởng cho đoạn phim của mình.
2) Xây dựng kịch bản theo bảng như mẫu trên.
3) Chuẩn bị các tư liệu cần thiết theo kịch bản.
Chủ đề gợi ý: bảo vệ môi trường; nếp sống văn minh; văn hoá ứng xử nơi công cộng; tấm gương đạo đức; ca ngợi tình bạn;... |
Nhiệm vụ 2. Tạo đoạn phim hoạt hình từ các tư liệu theo kịch bản
Hướng dẫn:
- Khởi động phần mềm làm phim VideoPad.
- Bằng các kiến thức đã học, em hãy tạo đoạn phim hoạt hình theo đúng kịch bản mà em đã viết ở Nhiệm vụ 1. Trong quá trình thực hiện, có thể chỉnh sửa lại kịch bản cho phù hợp.
Lưu ý: Nên sử dụng tính năng Video Wizard và chọn một mẫu phim phù hợp trong danh sách các mẫu có sẵn. Căn chỉnh thời lượng và lựa chọn hiệu ứng giữa các phân cảnh cho phù hợp.
Nhiệm vụ 3. Bổ sung phụ đề và hội thoại
Hướng dẫn:
Bước 1. Ghi âm lời hội thoại. Chọn dài lệnh Home → chọn lệnh Record → chọn lệnh Record Narration.
Hộp thoại Record Narration sẽ hiện ra với các tính năng như sau:
Hình 31.2 Lệnh Record trên dải lệnh Home.
Khung xem đoạn phim
Nút lệnh bắt đầu ghi âm lời thoại
Các lựa chọn ghi âm
Tạm dừng ghi âm
Kết thúc ghi âm
Đặt tên cho tệp âm thanh thoại
Đóng hộp thoại
Hình 31.3. Hộp thoại Record Narration
- Trước tiên, chọn lựa chọn dừng ghi âm khi kết thúc đoạn phim (At the end of sequence).
- Tiếp theo, gõ tên cho tệp âm thanh này, chẳng hạn "Lời thoại".
(trang 150)
- Nháy chọn nút để bắt đầu ghi âm lời thoại. Khi đó, vừa quan sát các phân cảnh trong phim trên Ngăn xem, vừa đọc lời thoại tương ứng đề ghi âm.
Lưu ý: Lời hội thoại cần khớp với các phân cảnh trên phim. Do đó, có thể em sẽ cần căn chỉnh lại thời lượng các phân cảnh tại ngăn Timeline.
Trong quá trình ghi âm, có thể nháy chọn lệnh tạm dừng

Sau khi ghi âm xong, nháy chọn lệnh kết thúc Khi chọn lệnh kết thúc, đoạn ghi âm vừa thực hiện sẽ được lưu lại trong ngăn Tư liệu, với tên ta đã đặt trong hộp thoại Record Narration (Hình 31.4).
Hình 31.4. Tệp Lòi thoại -001.wav trong ngăn Tư liệu
- Chọn lệnh Close để đóng Hộp thoại Record Narration sau khi kết thúc ghi âm.
Em sẽ thấy trên ngăn Timeline sẽ xuất hiện đoạn ghi âm em vừa thực hiện (Hình 31.5). Cũng tại ngăn Timeline này, em có thể thay đổi độ rộng các băng hình phân cảnh để căn chỉnh thời lượng của các phân cảnh cho khớp với lời thoại đã ghi âm.
Hình 31.5. Đoạn âm thanh ghi âm lời thoại trên ngăn Timeline
- Xem lại đoạn phim tại ngăn Preview, kiểm tra, chỉnh sửa cho tới khi các lời thoại đã khớp với các phân cảnh.
Bước 2. Bổ sung phụ đề.
- Thực hiện bổ sung phụ đề cho đoạn phim theo kịch bản bằng cách đã học.
Bước 3. Lưu lại dự án và xuất bản phim hoạt hình.
- Lưu lại dự án và xuất bản phim hoạt hình của em.
LUYỆN TẬP
Chia sẻ đoạn phim của em với bạn bè, cùng lắng nghe các ý kiến góp ý và chỉnh sửa nếu cần để đoạn phim hoàn thiện hơn.
VẬN DỤNG
Tạo mới một bộ phim hoàn chỉnh phục vụ học tập hoặc giải trí với thời lượng dưới 3 phút và đáp ứng những yêu cầu sau:
- Về tư liệu: ảnh, video clip, có nhạc nền góp phần làm bộ phim sinh động, hấp dẫn.
- Về kĩ thuật: có hiệu ứng chuyển cảnh phù hợp, có phụ đề, có thuyết minh hoặc hội thoại giữa các nhân vật.
(trang 151)
BẢNG GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
Thuật ngữ | Giải thích | Trang | |
A | An toàn dữ liệu | Việc đảm bảo sao cho dữ liệu trong các hệ thống thông tin chứa trong máy tính không bị truy cập hay sử dụng không được phép, không bị sửa đổi hay bị phá huỷ, không bị mất một cách vô tình hay cố ý. | 73 |
Ảnh động | Ảnh số nhiều lớp, khi hiển thị, các lớp được làm xuất hiện lần lượt một hoặc nhiều lần, gây ra hiệu ứng chuyển động. | 133 | |
B | Bảo mật | Giữ gìn đề thông tin hay dữ liệu không bị truy cập hay sử dụng không được phép. | 73 |
G | Giao diện đồ hoạ | Giao diện giúp người dùng tương tác qua hình ảnh. Một số đối tượng phổ biến của giao diện đồ hoạ là cửa sổ (window), biểu tượng (icon), thanh cuộn (scroll bar), nút bấm (button), hộp chọn (check box).... Việc tương tác thực hiện nhờ các thiết bị chỉ định vị trí trên màn hình như chuột, bàn cảm ứng.... | 5 |
Giấy phép sử dụng phần mềm | Quy định về những điều kiện cần tuân thủ đề được sử dụng phần mềm | 17 | |
H | Hệ điều hành | Phần mềm hệ thống có chức năng quản lí, điều hành, phối hợp hoạt động tất cả phần cứng và phần mềm của hệ thống máy tính. Có vai trò trung gian cung cấp giao diện làm việc cho người dùng để tối ưu hoá hiệu suất sử dụng máy tính. | 5 |
N | Ngôn ngữ truy vấn cơ sở dữ liệu | Ngôn ngữ máy tính dùng để yêu cầu cập nhật, truy xuất dữ liệu,... trong một hệ QTCSDL. Ngôn ngữ truy vấn chuẩn mực và được sử dụng rộng rãi nhất là ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc SQL (Structured Query Language). | 69 |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn