Bài 4: Nhiệt dung riêng | Vật Lí 12 | CHƯƠNG I: VẬT LÍ NHIỆT - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Vật Lí 12 - Chương I - Bài 4


(Trang 20)

Khởi động

Nhiệt lượng cần để làm nóng 1 kg nước lên thêm 1 °C khác với nhiệt lượng cần để làm nóng 1 kg rượu lên thêm 1 °C. Đại lượng vật lí nào có thể dùng để mô tả sự khác biệt như trên của các chất khác nhau?

I. KHÁI NIỆM NHIỆT DUNG RIÊNG

1. Hệ thức tính nhiệt lượng trong quá trình truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt độ của vật

Các hiện tượng quan sát được hằng ngày cho thấy độ lớn của nhiệt lượng cần cung cấp cho vật để làm tăng nhiệt độ của nó phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Khối lượng của vật;

- Độ tăng nhiệt độ của vật;

- Tính chất của chất làm vật.

Bảng 4.1. Giá trị gần đúng nhiệt dung riêng của một số chất

Chất Nhiệt dung riêng (J/kg.K)
Nước 4 200
Nước đá 2 100
Không khí 1 000 
Thuỷ tinh 840
Đất
800
Sắt
440
Đồng
380
Thuỷ ngân 140
Chì 130

? Hãy tìm ví dụ trong đời sống để minh hoạ cho nội dung trên.

Các thí nghiệm chứng tỏ rằng nhiệt lượng Q cần cung cấp cho vật để làm nó nóng lên tỉ lệ thuận với khối lượng m và độ tăng nhiệt độ Δt của vật nên:

hinh-anh-bai-4-nhiet-dung-rieng-13560-0

= hằng số (4.1)

Trong đó: Q là nhiệt lượng cần truyền cho vật (J);

                m là khối lượng vật (kg);

                ΔT là độ tăng nhiệt độ của vật (K).

Với mỗi chất, hằng số trong hệ thức trên có độ lớn riêng. Hằng số này gọi là nhiệt dung riêng của chất làm vật, kí hiệu là c, có giá trị là hinh-anh-bai-4-nhiet-dung-rieng-13560-1 (4.2), đơn vị là J/kg.K.

Do đó, hệ thức tính nhiệt lượng trong quá trình truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt độ của vật là:

Q = mcΔT (4.3)

2. Định nghĩa nhiệt dung riêng

hinh-anh-bai-4-nhiet-dung-rieng-13560-2 nên có thể định nghĩa nhiệt dung riêng của một chất như sau:

(Trang 21)

Nhiệt dung riêng của một chất là nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 1 °C.

Nhiệt dung riêng là thông tin quan trọng thường được dùng khi thiết kế các hệ thống làm mát, sưởi ấm,...

Hoạt động

1. Biết nhiệt dung riêng của nước lớn gấp hơn hai lần của dầu, tại sao trong bộ tản nhiệt (làm mát) của máy biến thế, người ta lại dùng dầu mà không dùng nước như trong bộ tản nhiệt của động cơ nhiệt?

2. Hãy dựa vào giá trị của nhiệt dung riêng của nước và của đất trong Bảng 4.1 để giải thích tại sao ban ngày có gió mát thổi từ biển vào đất liền, ban đêm có gió ấm thổi từ đất liền ra biển.

3. Một thùng đựng 20 lít nước ở nhiệt độ 20 °C. Cho khối lượng riêng của nước là 1 000 kg/m3.

a)  Tính nhiệt lượng cần truyền cho nước trong thùng để nhiệt độ của nó tăng lên tới 70 °C.

b)  Tính thời gian truyền nhiệt lượng cần thiết nếu dùng một thiết bị điện có công suất 2,5 kW để đun lượng nước trên. Biết chỉ có 80% điện năng tiêu thụ được dùng để làm nóng nước.

II. THỰC HÀNH ĐO NHIỆT DUNG RIÊNG CỦA NƯỚC

1. Mục đích thí nghiệm

Xác định nhiệt dung riêng của nước.

2. Dụng cụ thí nghiệm

- Biến thế nguồn (1).

- Bộ đo công suất nguồn điện (oát kế) có tích hợp chức năng đo thời gian (2).

- Nhiệt kế điện tử hoặc cảm biến nhiệt độ có thang đo từ −20 °C đến 110 °C và độ phân giải (∗) nhiệt độ ± 0,1 °C (3).

- Nhiệt lượng kế bằng nhựa có vỏ xốp, kèm dây điện trở (gắn ở mặt trong của nắp bình) (4).

- Cân điện tử (5) (hoặc bình đong).

- Các dây nối.

hinh-anh-bai-4-nhiet-dung-rieng-13560-3

Hình 4.1. Bộ thí nghiệm thực hành đo nhiệt dung riêng của nước

3. Thiết kế phương án thí nghiệm

Hoạt động

Hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Từ hệ thức (4.3), cho biết cần đo đại lượng nào để xác định nhiệt dung riêng của nước?

- Nhiệt lượng mà nước trong bình nhiệt lượng kế thu được lấy từ đâu?

- Xác định nhiệt lượng mà nước thu được bằng cách nào?

- Mô tả các bước tiến hành thí nghiệm.

(∗) Độ phân giải là sự thay đổi nhỏ nhất của đại lượng cần đo mà cảm biến có thể phát hiện được.

(Trang 22)

4. Tiến hành thí nghiệm

- Đổ một lượng nước vào bình nhiệt lượng kế, sao cho toàn bộ dây điện trở chìm trong nước, xác định khối lượng nước này.

- Cắm đầu đo của nhiệt kế vào nhiệt lượng kế.

- Nối oát kế với nhiệt lượng kế và nguồn điện.

- Bật nguồn điện.

- Khuấy liên tục để nước nóng đều. Cứ sau mỗi khoảng thời gian 1 phút, đọc công suất dòng điện từ oát kế, nhiệt độ từ nhiệt kế rồi điền kết quả vào vở theo mẫu tương tự Bảng 4.2.

- Tắt nguồn điện.

Bảng 4.2. Ví dụ về kết quả thí nghiệm đo nhiệt dung riêng của nước.

Khối lượng nước m = 0,15 kg

Nhiệt độ t (°C) Thời gian τ (s) Công suất P (W)
25,2 60 15,04
25,4 120 15,07
27,0 180 15,03
28,7 240 15,94
31,2
300 15,84
32,3
360 15,94
33,8 420 15,94

5. Kết quả thí nghiệm

Hoạt động

- Vẽ đồ thị nhiệt độ t theo thời gian τ và vẽ đường thẳng đi gần nhất các điểm thực nghiệm (tham khảo Hình 4.2).

- Chọn hai điểm M, N trên đồ thị, xác định các giá trị thời gian τM, τN và nhiệt độ tM, tN tương ứng.

hinh-anh-bai-4-nhiet-dung-rieng-13560-4

Hình 4.2. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước trong bình nhiệt lượng kế được vẽ từ Bảng 4.2

(Trang 23)

Từ kết quả thí nghiệm thu được, thực hiện yêu cầu sau:

- Tính giá trị trung bình của công suất dòng điện.

- Tính nhiệt dung riêng của nước theo hệ thức:

hinh-anh-bai-4-nhiet-dung-rieng-13560-5

- Xác định sai số của phép đo nhiệt dung riêng của nước.

- So sánh kết quả đo với nhiệt dung riêng của nước ở Bảng 4.1 và giải thích tại sao có sự sai khác (nếu có).

EM ĐÃ HỌC

◾ Nhiệt dung riêng của một chất là nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 1 °C. Đơn vị của nhiệt dung riêng là: J/kg.K.

◾ Hệ thức tính nhiệt lượng trong quá trình truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt độ của vật: Q=mcΔT.

◾ Cách xác định nhiệt dung riêng của nước.

EM CÓ THỂ

◾ Xác định nhiệt dung riêng của một chất.

◾ Dùng khái niệm nhiệt dung riêng để giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan.

EM CÓ BIẾT

Nhiệt dung riêng của nước

Nước là chất có nhiệt dung riêng lớn hơn nhiều so với các chất lỏng thông thường khác. Nhờ đó, nước có vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Khoảng 70% bề mặt của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Nhờ có nhiệt dung riêng lớn nên lượng nước này có thể hấp thụ lượng nhiệt khổng lồ của năng lượng mặt trời mà vẫn giữ cho nhiệt độ của bề mặt Trái Đất tăng không nhanh và không nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống của con người và các sinh vật khác. Cũng nhờ có nhiệt dung riêng lớn mà nước biển nóng lên và nguội đi chậm hơn các vùng đất xung quanh. Do sự ổn định này mà nhiệt độ nước biển mà các đảo và các vùng đất ven biển có khí hậu tương đối ôn hoà, thích hợp với con người.

Cũng nhờ có nhiệt dung riêng lớn mà nước thường được dùng trong các thiết bị làm mát của động cơ nhiệt.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 4: Nhiệt dung riêng | Vật Lí 12 | CHƯƠNG I: VẬT LÍ NHIỆT - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Toán 12 - Tập 1

Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12

Chuyên đề học tập Âm nhạc 12

Toán 12 - Tâp 2

Vật Lí 12

Hóa học 12

Sinh Học 12

Ngữ Văn 12 - Tập 1

Ngữ Văn 12 - Tập Hai

Lịch sử 12

Địa lí 12

Công Nghệ 12 (Công Nghệ Điện - Điện Tử)

Công Nghệ 12 (Lâm Nghiệp - Thủy Sản)

Tin học 12 - Định hướng tin học ứng dụng

Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính

Âm Nhạc 12

Mĩ Thuật 12 (Lí Luận Và Lịch Sử Mĩ Thuật)

Mĩ thuật 12 (Đồ họa_tranh in)

Mĩ Thuật 12 (Điêu Khắc)

Mĩ Thuật 12 (Hội Hoạ)

Mĩ Thuật 12 (Kiến Trúc)

Mĩ thuật 12 (Thiết Kế Công Nghiệp)

Mĩ Thuật 12 (Thiết Kế Đồ Họa)

Mĩ Thuật 12 (Thiết Kế Thời Trang)

Mĩ Thuật 12 (Thiết Kế Mĩ Thuật Đa Phương Tiện)

Mĩ Thuật 12 (Thiết Kế Mĩ Thuật Sân Khấu, Điện Ảnh)

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 12

Giáo Dục Quốc Phòng và An Ninh 12

Giáo dục Kinh Tế và Pháp Luật 12

Giáo Dục Thể Chất 12 (Bóng Chuyền)

Giáo Dục Thể Chất 12 (Bóng Đá)

Giáo Dục Thể Chất 12 (Bóng Rổ)

Giáo Dục Thể Chất 12 (Cầu Lông)

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.