Chính tả: Nghe - viết: Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động | Tiếng Việt 5 -Tập Hai | Tuần 26: Nhớ nguồn - Lớp 5 - Giáo Dục Việt Nam

Nghe - viết cính tả và ôn tập về quy tắc viết hoa (viết tên người, tên địa lí nước ngoài).


1.Nghe - viết:

Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động

Ngày 1-5-1886, công nhân thành phố Chi-ca-gô, nước Mĩ, xuống đường biểu tình đòi làm việc theo chế độ 8 giờ một ngày. Từ Chi-ca-gô, làn sóng bãi công lan nhanh ra các thành phố Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ,... Các cuộc biểu tình bị đàn áp nặng nề. Đặc biệt, ở Chi-ca-gô, cảnh sát đã xả súng vào đoàn người tay không, làm hàng trăm người chết và bị thương. Nhưng cuối cùng, giới chủ phải chấp nhận yêu sách của công nhân. Để ghi nhớ sự kiện này, ngày 1-5 hằng năm đã được chọn làm ngày biểu dương lực lượng của giai cấp công nhân toàn thế giới.

Theo NHỮNG MẨU CHUYỆN LỊCH SỬ THẾ GIỚI

2.Tìm các tên riêng trong câu chuyện sau và cho biết những tên riêng đó được viết như thế nào.

Tác giả bài Quốc tế ca

Ơ-gien Pô-chi-ê sinh trưởng trong một gia đinh công nhân nghèo ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Thuở nhỏ, ông không có điều kiện đi học. Năm 15 tuổi, ông theo cha làm thợ đóng gói, rồi chạy việc cho một hiệu bán giày. Mãi về sau, ông mới học đọc, học viết và làm thợ in hoa trên vải.

Tháng 3-1871, Pô-chi-ê tham gia Công xã Pa-ri, Công xã thất bại, ông bị truy nã gắt gao, phải trốn trong nhà một người bạn. Chính trong giờ phút khó khăn này, nhớ lại những ngày chiến đấu hào hùng, ông đã sáng tác bài thơ Quốc tế ca. Bài thơ được nhạc sĩ Pi-e Đơ-gây-tê phổ nhạc năm 1888, nhanh chóng truyền đi khắp nơi và trở thành bài ca của giai cấp công nhân thế giới.

Vùng lên, hỡi các nô lệ ở thế gian!

Vùng lên, hỡi ai cực khổ, bần hàn!

Lời ca hùng tráng vang lên trong các cuộc đấu tranh sục sôi của người lao động có sức mạnh kì lạ, lay động hàng triệu con tim, thôi thúc những người bị áp bức, bóc lột siết chặt hàng ngũ phấn đấu cho một ngày mai tươi sáng, môt thế giới công bằng.

NGUYỄN HOÀNG

Chú thích

Công xã Pa-ri: cuộc cách mạng của công nhân và nhân dân lao động Pháp, diễn ra từ ngày 18-3 đến ngày 27-5-1871.

Tin tức mới


Đánh giá

Chính tả: Nghe - viết: Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động | Tiếng Việt 5 -Tập Hai | Tuần 26: Nhớ nguồn - Lớp 5 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tiếng Việt 5 -Tập Hai

  1. Tuần 19: Người công dân
  2. Tuần 20: Người công dân
  3. Tuần 21: Người công dân
  4. Tuần 22: Vì cuộc sống thanh bình
  5. Tuần 23: Vì cuộc sống thanh bình
  6. Tuần 24: Vì cuộc sống thanh bình
  7. Tuần 25: Nhớ nguồn
  8. Tuần 26: Nhớ nguồn
  9. Tuần 27: Nhớ nguồn
  10. Ôn tập giữa học kì 2
  11. Tuần 29: Nam và nữ
  12. Tuần 30: Nam và nữ
  13. Tuần 31: Nam và nữ
  14. Tuần 32: Những chủ nhân tương lai
  15. Tuần 33: Những chủ nhân tương lai
  16. Tuần 34: Những chủ nhân tương lai
  17. Ôn tập cuối học kì 2

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.