Nội Dung Chính
Khám phá (trang 91)
Hình tam giác
- Tớ gấp thuyền có hai cánh buồm này.
- Cánh buồm bên trái có hai cạnh vuông góc với nhau. Cánh buồm bên phải có ba góc nhọn.
- Cánh buồm bên trái có dạng hình tam giác vuông cánh buồm bên phải có dạng hình tam giác nhọn đấy!
a) Hình tam giác
Hình tam giác có 3 góc nhọn gọi là hình tam giác nhọn. |
Hình tam giác có một góc vuông gọi là hình tam giác vuông. |
Hình tam giác có một góc tù gọi là hình tam giác tù. |
• Hình tam giác có ba cạnh bằng nhau gọi là hình tam giác đều. • Hình tam giác đều có ba góc bằng nhau và cùng bằng 60°. |
b) Đáy là đường cao của hình tam giác
AH vuông góc với BC. BC là đáy AH, là đường cao. Độ dài AH là chiều cao. | AH là đường cao ứng với đáy BC. | AB là đường cao ứng với đáy BC. |
Hoạt động (trang 92)
1. Mỗi đồ vật dưới đây có dạng hình tam giác gì?
2. Hãy chỉ ra đáy và đường cao tương ứng được vẽ trong mỗi hình tam giác dưới đây.
3. Trong bức tranh bên, em hãy tìm các hình tam giác và cho biết mỗi hình tam giác đó có dạng hình tam giác gì.
Khám phá (trang 93)
Vẽ đường cao của hình tam giác
- Tớ muốn cắt tờ giấy này thành hai hình tam giác vuông để làm hai cánh buồm.
- Mai hãy vẽ một đường cao của tờ giấy hình tam giác và cắt theo đường cao đó nhé!
a) Vẽ đường cao của hình tam giác có hai góc nhọn ở đáy.
Qua đỉnh A, vẽ đường thẳng vuông góc với cạnh BC, cắt BC tại điểm H; AH là đường cao ứng với đáy BC của hình tam giác ABC.
b) Vẽ đường cao của hình tam giác có một góc tù ở đáy.
• Kéo dài cạnh BC.
• Qua đỉnh A, vẽ đường thẳng vuông góc với đường thẳng BC, cắt BC tại điểm H; AH là đường cao tương ứng với đáy BC của hình tam giác ABC.
Hoạt động (trang 94)
1. a) Vẽ hình tam giác DEG, IKL trên giấy kẻ ô vuông như hình bên rồi vẽ đường cao ứng với đáy GE, KI của các hình tam giác đó.
b) Vẽ hình tam giác DEG, IKL trên giấy kẻ ô vuông như hình bên rồi vẽ đường cao ứng với đáy GE, IL của các hình tam giác đó.
2. Vẽ hình (theo mẫu), biết rằng:
• AH là đường cao ứng với đáy BC của hình tam giác ABC
• HN là đường cao ứng với đáy AB của hình tam giác HAB;
• HM là đường cao ứng với đáy AC của hình tam giác HAC.
3. Em hãy vẽ một vì kèo vào vở.
Đây là dạng một vì kèo.
Khám phá (trang 95)
Diện tích hình tam giác
a)
- Mỗi mặt bên của kim tự tháp có dạng hình tam giác với diện tích khoảng 3 000 mét vuông.
- Nhưng làm thế nào để tính được diện tích hình tam giác ạ?
- Con có thể dựa vào độ dài đáy và chiều cao.
b) Cách tính diện tích hình tam giác
• Cho hai tấm bìa hình tam giác (xanh và trắng) có kích thước giống nhau.
• Cắt theo đường cao của tấm bìa trắng để thành hai mảnh hình tam giác 1 và 2.
• Ghép hai mảnh 1 và 2 vào tấm bìa xanh để được tấm bìa hình chữ nhật NMCB (hình bên dưới).
Hình chữ nhật NMCB có chiều dài bằng độ dài đáy BC của hình tam giác ABC, có chiều rộng bằng chiều cao AH của hình tam giác ABC.
Diện tích hình chữ nhật NMCB là: BC x NB = BC x AH.
• Diện tích hình chữ nhật NMCB gấp 2 lần diện tích hình tam giác ABC.
Vậy diện tích hình tam giác ABC là: .
Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.
Trong đó: S là diện tích, a là độ dài đáy,
h là chiều cao.
Hoạt động (trang 96)
1. Tính diện tích của hình tam giác, biết:
a) Độ dài đáy là 4 cm và chiều cao là 3 cm.
b) Độ dài đáy là 5 dm và chiều cao là 8 dm.
2. Chọn câu trả lời đúng.
Diện tích của hình tam giác có độ dài của đáy 10 cm và chiều cao 8 cm là:
A. 80 (cm²) B. 40 cm C. 40 cm² D. 80 cm
3. Tính diện tích của tấm kính có dạng hình tam giác vuông như hình dưới đây.
Luyện tập (trang 96)
1. a) Hoàn thành bảng sau.
Độ dài đáy | 6 cm | 10 dm | 4 m | 20 cm |
Chiều cao | 5 cm | 5 dm | 4 m | 10 cm |
Diện tích hình tam giác | 15 cm² | ? | ? | ? |
b) Chọn câu trả lời đúng.
Diện tích của hình tam giác có độ dài đáy 2 dm và chiều cao 20 cm là:
A. 20 dm² B. 20 dm² C. 2 dm² D. 2 dm²
2. Vẽ các hình tam giác sau vào vở, sau đó vẽ đường cao ứng với đáy BC của mỗi hình tam giác đó.
3. Chọn câu trả lời đúng.
Mai tô màu một tờ giấy hình vuông cạnh 12 cm như hình 1 rồi cắt theo các vạch chia. Từ các mảnh giấy thu được, Mai ghép thành con cá như hình 2.
Hình 1
Hình 2
Biết M là trung điểm của BC và N là trung điểm của CD. Diện tích hình tam giác là đuôi con cá bằng:
A. 28 cm² B. 27 cm² C. 36 cm² D. 18 cm²
4. Số?
Diện tích cây thông trong hình vẽ bên là ? cm².
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn