Nội Dung Chính
Trang 15
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1
Thánh Gióng(1)
1 Chuẩn bị
- Xem lại khái niệm truyện truyền thuyết ở phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này. Đọc trước truyện Thánh Gióng.
- Khi đọc truyện truyền thuyết, các em cần chú ý:
+ Truyện xảy ra thời nào? Kể về chuyện gì? Nhân vật nào nổi bật?
(1) Thánh Gióng: ông Thánh làng Gióng.
Trang 16
+ Truyện liên quan đến sự thật lịch sử nào? Đâu là chi tiết tưởng tượng hoang đường, kì ảo?
+ Truyện muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? Điều ấy có liên quan như thế nào đến cuộc sống hiện nay và với bản thân em?
2 Đọc hiểu
1* Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng(1) có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức (2). Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai(3) và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô (4). Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
Chú ý các chi tiết khác thường ở phần 1.(**) |
2 Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả(5) đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt(6), ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.
Câu nói đầu tiên của chú bé là gì? |
Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.
Những ai góp phần nuôi chú bé? |
(*) Ở các văn bản, để học sinh tiện theo dõi, người biên soạn sách thường đánh số thứ tự dòng thơ hoặc chia phần các văn bản.
(**) Các câu gợi ý ở bên phải văn bản chỉ để học sinh theo dõi thêm về nội dung, nghệ thuật,... trong khi đọc, không cần trả lời.
(1) Làng Gióng: tức làng Phù Đổng, nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội.
(2) Phúc đức: làm những điều tốt lành cho người khác.
(3) Thụ thai: có thai.
(4) Khôi ngô: (vẻ mặt) sáng sủa, thông minh (thường nói về nam giới còn trẻ tuổi).
(5) Sứ giả: người vâng mệnh trên (ở đây là vua) đi làm việc ở các địa phương trong nước hoặc nước ngoài. (6) Áo giáp: áo được làm bằng chất liệu đặc biệt (da thú hoặc sắt,...) nhằm chống đỡ binh khí, bảo vệ cơ thể.
Trang 17
Chú ý các chi tiết làm nổi bật phẩm chất nhân vật. |
3 Giặc đã đến chân núi Trâu(1). Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ (2) mình cao hơn trượng(3), oai phong lẫm liệt(4). Tráng sĩ bước lên, vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng, đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như ngả rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân(5) giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc(6) (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà Phù Đông Thiên Vương (7)
Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng Tư, làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng, những bụi tre đằng ngà (8) ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng
Chi tiết kết thúc truyện ở phần 4 có gì đáng chú ý? |
(1) Núi Trâu: xưa thuộc đất Vũ Ninh, nay thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
(2) Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.
(3) Trượng: đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét).
(4) Oai phong lẫm liệt: có dáng vẻ thể hiện một uy lực mạnh mẽ, khiến người khác phải kính nể.
(5) Tàn quân: quân bại trận còn sống sót.
(6) Núi Sóc: nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
(7) Phù Đổng Thiên Vương: vị tướng nhà trời ở làng Phù Đổng (thiên: trời; vương: ở đây chỉ sự tôn quý, có sức mạnh, quyền lực).
(8) Tre đằng ngà: giống tre có thân ngoài trơn, bóng, màu vàng.
Trang 18
óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những ao hồ liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy (1).
Theo LÊ TRÍ VIỄN
(In trong sách Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
? 1. Hãy nêu một số sự kiện chính của truyện Thánh Gióng. 2. Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất nào? Tên truyện Thánh Gióng gợi cho em suy nghĩ gì về thái độ của người kể đối với nhân vật Gióng? 3. Tìm các chi tiết cho thấy truyện có liên quan đến lịch sử. 4. Tìm những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng. Những chi tiết đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung? 5. Theo em, truyện đã phản ánh được hiện thực và ước mơ gì của cha ông ta? 6. Vì sao Đại hội Thể dục Thể thao dành cho học sinh phổ thông Việt Nam được lấy tên là Hội khoẻ Phù Đổng? |
HỘI KHỎE PHÙ ĐỔNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ IX NĂM 2018
Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc năm 2016 (Ảnh: nhandan.com.vn)
(*) NXB: viết tắt của Nhà xuất bản.
(1) Làng Cháy: một làng ở cạnh làng Phù Đổng, nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Trang 19
2
Thạch Sanh
1 Chuẩn bị
- Xem lại khái niệm truyện cổ tích ở phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này. Đọc trước truyện Thạch Sanh.
- Khi đọc hiểu truyện cổ tích, các em cần chú ý:
+ Truyện kể về việc gì? Xác định những sự kiện chính trong truyện.
+ Truyện kể về ai? Ai là nhân vật nổi bật? Kết thúc truyện, số phận các nhân vật như thế nào?
+ Qua diễn biến và kết thúc của truyện, tác giả dân gian muốn ca ngợi, phê phán hay nói lên ước mơ gì? Điều đó có liên quan như thế nào đến cuộc sống hiện nay?
+ Những chi tiết nào trong truyện là chi tiết hoang đường, kì ảo? Những chỉ tiết này có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của truyện?
2 Đọc hiểu
1 Ngày xưa, ở quận Cao Bình(1) có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hàng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng(2) bèn sai thái tử(3) xuống đầu thai(4) làm con. Từ đó, người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.
Nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh có gì đặc biệt? |
Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài(5) chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần (6) xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khoẻ như voi. Nó về ở cùng thì lợi
(1) Cao Bình: xưa thuộc huyện Thạch Lâm, nay thuộc huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng.
(2) Ngọc Hoàng: trong truyện dân gian là nhà vua cai quản triều đình trên trời.
(3) Thái tử con trai vua, người được chọn sẵn đề sau nối ngôi vua.
(4) Đầu thai: linh hồn nhập vào một cái thai để sinh ra thành kiếp khác (theo quan niệm tôn giáo).
(5) Gia tài: của cải riêng của một người, một gia đình.
(6) Thiên thần: thần trên trời.
Trang 19
biết bao nhiêu". Lý Thông lân la gọi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân(1) , nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời. Chàng từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lý Thông.
② Bấy giờ, trong vùng có con chần tỉnh có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người. Quan quân đã nhiều lần đến bồ vây định diệt trừ nhưng không thể làm gì được. Dân phải lập cho nó miếu thờ, hằng năm nộp một mạng người cho chần tỉnh ăn thịt để nó đỡ phá phách.
Năm ấy, đến lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh chết thay. Chiều hôm đó, chờ Thạch Sanh kiếm củi về, Lý Thông dọn một mâm rượu thịt ê hề mời ăn, rồi bảo:
– Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.
Thạch Sanh thật thà nhận lời đi ngay.
Nửa đêm, Thạch Sanh đang lim dim mắt thì chần tinh sau miếu hiện ra, nhe nanh, giơ vuốt định về lấy chàng. Thạch Sanh với lấy búa đánh lại. Chần tinh hoá phép, thoắt biến thoắt hiện. Thạch Sanh không nao núng, dùng nhiều võ thuật đánh con quái vật. Chỉ một lúc, lưỡi búa của chàng đã xẻ xác nó làm hai. Chần tinh hiện nguyên hình thành một con trăn khổng lồ, nó chết để lại bên mình bộ cung tên bằng vàng. Thạch Sanh chặt đầu quái vật và nhặt bộ cung tên xách về. Mẹ con Lý Thông đang ngủ, bỗng nghe tiếng gọi cửa. Ngỡ là hồn oan của Thạch Sanh hiện về, mẹ con hắn hoảng sợ, van lạy rối rít. Khi Thạch Sanh vào nhà kể cho nghe chuyện giết chằn tinh(2), chúng mới hoàn hồn. Nhưng Lý Thông bỗng này ra kế khác. Hắn nói:
Tính cách nào của Thạch Sanh được tác giả dân gian tập trung thể hiện trong phần 2? Hãy tìm một từ được lặp lại hai lần trong phần này để nói về tính cách ấy. |
– Con trăn(3) ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng, em hãy trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.
Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng vội vã từ giã mẹ con Lý Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh đô nộp cho nhà vua. Hắn được vua khen, phong làm Quận công (4).
(1) Tứ cố vô thân (thành ngữ): không có ai là người thân thích; nghĩa gốc: nhìn bốn phía không có người thân.
(2) Chẳn tỉnh: một loại yêu quái trong truyện thần thoại, cổ tích.
(3) Trăn: rắn lớn, không có nọc độc, có thể bắt ăn thịt cả những con thú lớn.
(4) Quận công: một tước hiệu thời phong kiến, do vua ban cho công thần hoặc người thân, ở dưới tước Quốc công và trên tước Hầu.
Trang 21
Thạch Sanh đã có những hành động dũng cảm nào trong phần 3? |
3 Vua có cô công chúa vừa đến tuổi lấy chồng, hoàng từ nhiều nước sai sứ đến hỏi công chúa làm vợ, nhưng không ai vừa ý nàng. Nhà vua phải mở hội lớn cho hoàng từ các nước và con trai trong thiên hạ tới dự, để công chúa trên lầu cao ném quả cầu may: hễ quả cầu rơi trúng người nào, công chúa sẽ lấy người ấy làm chồng. Khi công chúa sắp sửa ném quả cầu, bỗng nàng bị một con đại bàng(1) khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh. Trông thấy nó, Thạch Sanh liền dùng cung tên vàng bắn theo. Mũi tên trúng vào cánh đại bàng. Nó bị thương nhưng gắng sức bay về hang trong lũng(2) sâu. Thạch Sanh lần theo vết máu, tìm được chỗ nó ở.
Từ ngày công chúa bị mất tích, nhà vua vô cùng đau đớn. Vua sai Lý Thông đi tìm, hứa sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho. Vừa mừng vừa sợ, Lý Thông không biết làm thế nào. Cuối cùng, hắn truyền cho dân mở hội hát xướng (3) mười ngày để nghe ngóng. Tám, chín ngày trôi qua, hắn vẫn chẳng biết tin gì. Đến ngày thứ mười, hắn bỗng gặp Thạch Sanh đi xem hội. Nghe tên Lý Thông nói việc tìm công chúa, Thạch Sanh thật thà kể chuyện đã bắn đại bàng bị thương và biết hang ổ của đại bàng. Lý Thông mừng rỡ, liền nhờ chàng dẫn đường đến hang quái vật.
Đến nơi, Thạch Sanh xin xuống hang cứu công chúa. Quân sĩ lấy dây dài buộc vào lưng chàng rồi dòng xuống hang.
Đại bàng nguyên là một con yêu tỉnh ở trên núi, có nhiều phép lạ. Tuy bị thương nặng nhưng khi thấy Thạch Sanh, nó vùng ngay dậy, vung cánh, chĩa vuốt lao đến.
Em thử dự đoán khi Thạch Sanh xuống hang, Lý Thông sẽ làm gì? |
(1) Đại bàng: chim ăn thịt, cỡ lớn, cánh dài và rộng, chân có lông đến tận ngón, sống trên núi cao.
(2) Lũng: dạng địa hình lõm tương đối rộng, xung quanh có sườn dốc bao bọc, thường gặp ở miền núi đá vôi.
(3) Hát xướng: (từ cũ) ca hát.
Trang 22
Thạch Sanh dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt, vung búa chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đôi đầu con quái vật. Rồi chàng lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho quân Lý Thông kéo lên. Chàng đang chờ dây dòng xuống, không ngờ sau khi đưa được công chúa lên, Lý Thông liền ra lệnh cho quân sĩ vẫn những tảng đá lớn lấp kín cửa hang lại.
Biết Lý Thông hại mình, Thạch Sanh cố tìm lối lên. Đến cuối hang, chàng thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong cũi sắt; đó chính là thái tử, con vua Thuỷ Tề, Thạch Sanh dùng cung vàng bắn tan cũi sắt, cứu thái tử ra. Thái tử thoát nạn, hết lời cảm tạ chàng, mời chàng xuống chơi thuỷ cung. Vua Thuỷ Tề (1) sung sướng được gặp lại con, đãi Thạch Sanh rất hậu. Khi chàng về, vua biếu nhiều vàng ngọc nhưng Thạch Sanh không nhận, chỉ xin một cây đàn. Chàng lại trở về gốc đa.
Khi xin cây đàn, Thạch Sanh có biết đó là cây đàn thần không? |
Hồn chẳn tỉnh và đại bàng lang thang, một hôm gặp nhau bàn cách báo thù Thạch Sanh. Chúng vào kho của nhà vua ăn trộm của cải mang tới giấu vào gốc đa để vu vạ cho Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.
④ Lại nói nàng công chúa bất hạnh, từ khi được cứu thoát về cung thì bị câm. Suốt ngày, nàng chẳng nói, chẳng cười, mặt buồn rười rượi. Vua đành hoãn việc cưới xin,
sai Lý Thông mời thầy thuốc về chữa. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi được mời đến nhưng không ai chữa cho công chúa khỏi được.
Một hôm, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, đem đàn của vua Thuỷ Tề cho ra gảy. Tiếng đàn vằng đến hoàng cung, lọt vào tai công chúa. Vừa nghe tiếng đàn, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nàng xin vua cha cho gọi người đánh đàn vào cung.
Nhà vua lấy làm lạ, cho gọi Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lý Thông đến chuyện chém chẳn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lý Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hoá kiếp thành bọ hung.
Thạch Sanh đã cư xử với mẹ con Lý Thông như thế nào? Kết cục của mẹ con Lý Thông ra sao? |
(1) Vua Thuỷ Tề: vua ở dưới nước, theo tín ngưỡng dân gian.
Trang 23
(5) Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy, hoàng từ các nước chư hầu (1) trước kia bị công chúa từ hôn (2) lấy làm tức giận, họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh(3). Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì binh sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng từ phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước.
Thạch Sanh đã làm gì khiến cho quân chư hẩu không còn nghĩ đến chuyện đánh nhau và phải cúi đầu lạy tạ? |
Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh.
Theo NGUYỄN ĐỔNG CHI và VŨ NGỌC PHAN
(In trong sách Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
? 1. Theo em, Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào (nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch)? 2. Truyện cổ tích Thạch Sanh có những sự kiện chính nào? Em thích sự kiện nào nhất? 3. Theo em, Thạch Sanh là người có tính cách gì? Tìm một số chi tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy của em. 4. Hãy chỉ ra các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện. Những chi tiết này có tác dụng gì trong việc khắc hoạ nhân vật Thạch Sanh? 5. Các chi tiết kết thúc truyện: "Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế." và "Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh.” cho thấy nhân dân ta muốn thể hiện ước mơ gì? |
(1) Nước chư hầu: nước phụ thuộc và chịu sự chi phối của một nước lớn.
(2) Từ hôn: từ chối kết duyên hoặc huỷ bỏ một cuộc hôn nhân đã đính ước.
(3) Đông binh: huy đông quân đội chuẩn bị chiến tranh.
Trang 24
6. Đoạn thơ sau đã nhấn mạnh thêm ý nghĩa nào của truyện Thạch Sanh?
Đàn kêu: Ai chém chần tinh
Cho mày (1) vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?
(Truyện thơ Nôm Thạch Sanh)
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn