(Trang 50)
Yêu cầu cần đạt:- Biết được đặc điểm cơ bản trong tranh cổ động với các đề tài xã hội và vẽ được tranh cổ động mức độ đơn giản; - Vận dụng được tính chất lặp lại của hình ảnh, chữ,… vào thiết kế tranh cổ động, từ đó mở rộng và hiểu biết đúng về lĩnh vực mĩ thuật trong cuộc sống; - Cảm nhận được vẻ đẹp của kiến trúc nhà ở trong tranh cổ động và có ý thức xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp. |
QUAN SÁT
Tìm hiểu về tranh cổ động
- Hình ảnh trong tranh cổ động được thể hiện như thế nào?
- Màu sắc trong tranh cổ động có đặc điểm nào?
- Chữ trong tranh cổ động có nội dung gì? Nội dung chữ và hình có mỗi liên hệ như thế nào?
1. Hà Huy Chương, Hà Nội - thành phố hòa bình, 2000
2. Nguyên Thanh, Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, 1982
3. Quốc Thái, Vẻ đẹp mới, 1982
4. Đặng Thị Dương, 300 năm thành phố Sài Gòn, 2000
5. Trần Mai, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, 1996
THỂ HIỆN
Các bước gợi ý vẽ tranh cổ động
1. Tìm hiểu nội dung và mục đích của tranh cổ động để tìm hình tượng thực hiện. Xác định cụ thể hình ảnh cần thể hiện, nội dung chữ và phác hình, mảng chính cho tranh.
2. Vẽ phác phần hình và vị trí đặt chữ để xây dựng bố cục.
3. Thể hiện phần hình, màu có sắc độ mạnh để tạo điểm nhấn trong tranh.
4. Kẻ chữ và thể hiện đúng nội dung cần thể hiện.
5. Hoàn thiện sản phẩm.
Em có biết:
Tranh cổ động (áp phích) là tranh có tính tuyên truyền, sử dụng kết hợp hình ảnh và chữ với hình thức đơn giản, rõ ràng, có tính tượng trưng cao. Ngày nay, tranh cổ động có thể được thể hiện kết hợp giữa ảnh chụp, hình vẽ và chữ. Những đặc điểm cơ bản của tranh cổ động: - Hình ảnh có tính tượng trưng cao, tạo ấn tượng mạnh cho người xem. - Nội dung thông tin ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Kiểu chữ đơn giản, dễ đọc. |
Vẽ tranh cổ động về đề tài tuyên truyền bảo vệ môi trường
THẢO LUẬN
Trưng bày sản phẩm mĩ thuật và thực hiện các nội dung sau:
- Các hình ảnh được thể hiện thế nào trong tranh cổ động của bạn?
- Sắp xếp hình, chữ trong tranh cổ động của bạn như thế nào? Đâu là hình ảnh chính?
- Hãy trao đổi về ý tưởng và cách thể hiện tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ môi trường của bạn với các thành viên trong nhóm.
- Tìm hiểu cách sắp xếp hình và chữ trong những tranh cổ động sau:
+ Hình ảnh trong tranh cổ động có tính tượng trưng như thế nào?
+ Màu sắc trong tranh có điểm gì khác với hội họa?
+ Nội dung chữ trong tranh có ý nghĩa gì?
Sản phẩm mĩ thuật của học sinh
1. Lê Ngọc Anh (Hà Nội), tranh cổ động
Vì môi trường xanh, sạch, đẹp
2. Nguyễn Nhã Khánh (Nghệ An), tranh cổ động
Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
VẬN DỤNG
Cùng nhóm bạn vẽ tranh cổ động về đề tài tuyên truyền bỏ rác đúng nơi quy định.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn