Bài 9: Đất Nước Buổi Đầu Độc Lập (939 - 967) | Lịch Sử Và Địa Lí 7 | Chương 4: Đất Nước Dưới Các Vương Triều Ngô - Đinh - Tiền Lê (939 - 1009) - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lịch sử và địa lý 7 - Phần lịch sử - Bài 9

Nội Dung Chính


Bài 9

ĐẤT NƯỚC BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP (939 – 967)

Học xong bài này, em sẽ:

• Nêu được những nét chính về tổ chức chính quyền, đời sống xã hội và văn hoá dưới thời Ngô.

• Trình bày được công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ của phong kiến phương Bắc hơn một nghìn năm, mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc. Ngô Quyền đã làm gì để xây dựng chính quyền độc lập mà sau này nhà sử học Lê Văn Hưu (thời Trần) đã nhận xét: “Chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã được nối lại"?

7 Ngô Quyền dụng nền độc lập

Năm 939, sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền bỏ chức tiết độ sứ, xưng vương và đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội).

Chính quyền mới được thiết lập do vua là người đứng đầu, có quyền quyết định mọi việc, dưới có các quan văn, võ phụ trách từng công việc. Ở địa phương, vua giao các tướng lĩnh trấn giữ các châu quan trọng.

Đất nước được yên bình, văn hoá dân tộc được chú ý khôi phục.

Em có biết?

Ngô Quyền cử Ngô Xương Ngập cai quản vùng Đông Bắc, Đinh Công Trứ cai quản châu Hoan (Nghệ An - Hà Tĩnh), Kiều Công Hãn cai quản châu Phong (Phú Thọ)....

Từ đây, nền độc lập dân tộc được khẳng định, tạo ra nền tảng căn bản cho công cuộc phát triển đất nước sau này.

1. “Tiền Ngô [Vương] nổi lên không chỉ có công chiến thắng mà thôi, việc đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục, có thể thấy được quy mô của bậc đế vương.” (Theo Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1,

NXB Khoa học xã hội, 1993, tr.205)

21. Em hãy trình bày những nét chính về tổ chức chính quyền, đời sống xã hội và văn hoá thời Ngô.

2. Quyết định bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập chính quyền độc lập của Ngô Quyền có ý nghĩa như thế nào?

2 Công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh

Năm 944, Ngô Quyền mất, chính quyền nhà Ngô suy yếu nhanh chóng. Nhân cơ hội đó, các thế lực hào trưởng địa phương nồi lên, mỗi người chiếm cứ một vùng. Đến năm 965, chính quyền nhà Ngô tan rã, đất nước lâm vào tình trạng cát cứ của 12 sứ quân.

5. Hồng

HỒI HỒ (Kiều Thuận)

PHONG CHÂU (Kiều Công Hãn)

ĐƯỜNG LẤM (Ngô Nhật Khánh)

TAM ĐÁI (Nguyễn Khoan)

S. Thương

S. Lục Nam

Cầu

5 Dương

TIÊN DU (Nguyễn Thủ Tiệp)

ĐỒ ĐỘNG GIANG (Đỗ Cảnh Thạc)

TÂY PHÙ LIỆT (Nguyễn Siêu)

SIÊU LOẠI (Lý Khuê)

TÉ GIANG (Lữ Đường)

S. Đá Bạo

S. Thái Bình

S. Dày

KẾT NỐI TRỊ TH VỚI CUỘC SỐN

ĐÀNG CHÂU (Phạm Bạch Hồ)

BỘ HẢI KHÂU (Trân Lâm)

S. Mã

của Bồ

G

BIÊN ĐÔNG

Thủ phủ của các sử quân

TÊ GIANG

Vùng đất các sứ quân chiếm cứ

(Lý Khuê)

Tên sứ quân

– BÌNH KIỀU (Ngô Xương Xi)

cửa Đại An

cửa Thần Đầu

Hình 1. Lược đồ cát cứ của 12 sứ quân

Trong hoàn cảnh đó, tại đất Hoa Lư (Ninh Bình) xuất hiện nhân vật Đinh Bộ Lĩnh.

Với tài năng của mình, lại được nhân dân ủng hộ, Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu thắng đó, được tôn là Vạn Thắng Vương. Trong 2 năm (966 – 967), bằng các biện pháp vừa mềm dẻo vừa cứng rắn, ông đã lần lượt dẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước và sau đó lập ra nhà Đình.

Em có biết?

Đinh Bộ Lĩnh là người động Hoa Lư (Gia Viễn, Ninh Bình), con trai Đinh Công Trứ (Thứ sử Hoan Châu). Hồi nhỏ, ông thường cùng trẻ con trong vùng chăn trâu, chơi trò tập trận, khiêng kiệu, lấy bông lau làm cờ.

2. Nhà sử học Lê Văn Hưu nhận xét: "Tiên Hoàng nhờ có tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, đương lúc nước Việt ta không có chủ, các hùng trưởng cát cứ, một phen cất quân mà mười hai sứ quân phục hết".

(Theo Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, Sđd, tr.211)

VỚI CUỘC SỐNG

Hình 2. Đền thờ Đinh Tiên Hoàng thuộc Quần thể di tích danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận Di sản văn hoá thế giới năm 2014

? 1. Em hãy nêu tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất.

2. Hãy trình bày công cuộc thống nhất đất nước và thành lập nhà Đinh của Đinh Bộ Lĩnh.

Luyện tập – Vận dụng

1. Em hãy đánh giá công lao của Ngô Quyền trong buổi đầu độc lập.

2. Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc?

3. Có ý kiến cho rằng: Ngô Quyền quyết định về đóng đô ở Cổ Loa là đề tiếp nối truyền thống cha ông. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 9: Đất Nước Buổi Đầu Độc Lập (939 - 967) | Lịch Sử Và Địa Lí 7 | Chương 4: Đất Nước Dưới Các Vương Triều Ngô - Đinh - Tiền Lê (939 - 1009) - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Lịch Sử Và Địa Lí 7

  1. Chương 1: Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI - Phần Lịch Sử
  2. Chương 1:  Châu Âu - Phần Địa lí
  3. Chương 2: Trung quốc và Ấn Độ thời trung đại - Phần Lịch sử
  4. Chương 2:  Châu Á - Phần Địa lí
  5. Chương 3: Đông Nam Á Từ Nửa Sau Thế Kỉ X Đến Nửa Đầu Thế Kỉ XVI
  6. Chương 4: Đất Nước Dưới Các Vương Triều Ngô - Đinh - Tiền Lê (939 - 1009)
  7. Chương 5: Đại Việt Thời Lý - Trần - Hồ (1009 - 1407)
  8. Chương 6: Khởi Nghĩa Lam Sơn Và Đại Việt Thời Lê Sơ (1418 - 1527)
  9. Chương 7: Vùng Đất Phía Nam Việt Nam Từ Đầu Thế Kỉ X Đến Đầu Thế Kỉ XVI

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 7

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.