Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ | Lịch Sử Và Địa Lí 7 | Chương 1: Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI - Phần Lịch Sử - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Quá trình hình thành và phát triển của chế độ


Học xong bài này, em sẽ:

• Kể lại được những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu

• Trình bày được đặc điểm của lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu.

• Mô tả được sơ lược sự ra đời của Thiên Chúa giáo.

• Phân tích được vai trò của thành thị trung đại.

 

hinh-anh-bai-1-qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-che-do-5942-0

Hình 1. Tượng Hoàng đế Sác-lơ-ma-nh (742-814) ở thành phố Hăm-buốc (Đức)

Trên lãnh thổ nhiều nước châu Âu ngày nay đã xây dựng tượng đài để tưởng niệm vị Hoàng để Sác-lơ-ma-nhơ. Ông đã có công lao gì mà được tôn vinh như thế? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về vị hoàng đề này cũng như về sự hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu từ thế kì V đến thế kỉ XVI

1.  Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu

Tử thế kì III, đế quốc La Mã lâm vào tình trạng khủng hoàng. Các cuộc đấu tranh của nô lệ dẫn đến tình trạng sản xuất sút kém, xã hội ngày càng rồi ren. Đến nửa cuối thế kỉ V, các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm lãnh thổ, đưa đến sự diệt vong của đế quốc La Mã (476). Chế độ phong kiến từng bước được hình thành ở Tây Âu.

Khi tràn vào lãnh thổ La Mã, người Giéc-man đã thủ tiêu bộ máy nhà nước của chủ nô La Mã, thành lập nhiều vương quốc mới như: Vương quốc của người Ảng-glô Xác-xông, Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Tây Gốt, Vương quốc Đông Gốt.... Trong đó, Vương quốc Phơ-răng thông qua các cuộc chiến tranh chính phục của Hoàng đề Sác-lơ-ma-nhơ đã trở thành một để quốc rộng lớn, tồn tại lâu dài và giữ vai trò quan trọng trong lịch sử Tây Âu thời kì này.

Quá trình phong kiến hoá diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc ở Vương quốc Phơ-răng với sự hình thành của các giai cấp mới – lãnh chúa phong kiến và nông nô.

Em có biết?

Các tộc người Giéc-man có nguồn gốc từ Bắc Âu, đến sinh sống ở ngoài cương giới của đế quốc La Mã, thương liên minh với nhau để xâm chiếm đất đai của người La Mã. Trước thể ki V, họ đang trong thời kì xã hội nguyên thuỷ nên người La Mã gọi họ là "man tộc".

hinh-anh-bai-1-qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-che-do-5942-1

Hình 2. Sơ đồ về sự hình thành các giai cấp chính trong xã hội phong kiến ở Vương quốc Phơ-răng

Sau khi Sác-lơ-ma-nhơ mất, Vương quốc Phơ-răng bị phân chia thứ ba vương quốc (về sau trở thành các nước Pháp, Đức và I-ta-li-a) mà chế độ phong kiến hoàn toàn ngự trị ở đây.

?

1. Quan sát hình 2, em hãy cho biết lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào.

2. Trình bày những nét chính về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu.

2 Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến

Đến thế kỉ IX, những vùng đất đai rộng lớn nhanh chóng bị các quý tộc biển thành khu đất riêng của mình, gọi là lãnh địa phong kiến và họ trở thành lãnh chúa. Mỗi lãnh chúa như "ông vua cai quản lãnh địa của mình. Đây là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản ở Tây Âu thời kì này.

hinh-anh-bai-1-qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-che-do-5942-2

Hình 3. Khu đất của lãnh chúa trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu (tranh minh hoa)

Lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đắt khẩu phân

Đất khẩu phần ở xung quanh lâu đài được lãnh chúa giao cho nóng nó cày cấy và thu tô, thuế Lãnh chúa lập ra quân đội, luật pháp, toà án, chế độ thuế khoa, tiền tệ và hệ thẳng đo lường riêng. Thậm chí, nhà vua cũng không được can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa (gọi là quyền miễn trừ")

Kinh tế lãnh địa mang tính chất tự cấp tự túc, trong đó nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Nông nô tự sản xuất ra lương thực, thực phẩm và mọi thứ đồ dùng để phục vụ nhu cầu trong lãnh địa. Chỉ những thứ không sản xuất được mới phải mua từ bên ngoài: sắt, muối và một số hàng xa xỉ (lua, hương liệu.... từ các nước phương Đông).

Trong xã hội phong kiến, lãnh chùa sống bằng việc bóc lột sức lao động của nông nô. Nông nó là lực lượng sản xuất chính, nhận ruộng đất của lãnh chùa đề cây cấy, phải nộp tô và nhiều loại thuế khác cho lãnh chúa như: thuế cưới xin, thuế ma chay.....

hinh-anh-bai-1-qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-che-do-5942-3

Hình 4. Tranh vẽ mô tả đời sống nông nô và lãnh chúa trong lãnh địa phong kiến

? 1. Quan sát hình 3 và đọc thông tin trong mục, em hãy trình bày đặc điểm của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu.

2. Khai thác sơ đồ hình 2 và thông tin trong mục, hãy trình bày mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nó trong xã hội phong kiến.

3. Sự ra đời của Thiên Chúa giáo

Thiên Chúa giáo ra đời vào đầu Công nguyên ở vùng Giê-ru-sa-lem (thuộc Pa-le-xtin ngày nay). Ban đầu, đó là tôn giáo của những người nghèo khổ, bị áp bức, nhưng về sau đã trở thành công cụ cai trị về mặt tinh thần của giai cấp thống trị. Đến thế KÌ IV, Thiên Chúa giáo được công nhận là quốc giáo của đế quốc La Mã.

hinh-anh-bai-1-qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-che-do-5942-4

Hình 5. Chúa Giê-su - người sáng lập ra Thiên Chúa giáo

Thời phong kiến, Giáo hội Thiên Chúa có thể lực rất lớn ở Tây Âu, cả về chính trị, kinh tế, văn hoá, tư tưởng.

? Hãy trình bày sự ra đời của Thiên Chúa giáo.

4 Sự xuất hiện và vai trò của thành thị trung đại

Từ cuối thế kỉ XI, thủ công nghiệp phát triển, hàng hoá sản xuất ra ngày càng nhiều đã thúc đầy nhu cầu trao đổi. Một số thơ thủ công tìm cách bỏ trốn khỏi lãnh địa hoặc dùng tiền chuộc lại thân phận tự do. Họ đến những nơi có đồng người qua lại đề lập các xưởng sản xuất và bán hàng hoá. Từ đó, các thị trấn xuất hiện, sau trở thành thành phố, gọi là thành thị trung đại. Ngoài ra còn có những thành ghi do các lãnh chúa lập ra hoặc được phục hồi từ những thành thị cổ đại. Cư dân sống trong các thành thị chủ yếu là thương nhân và thợ thủ công.

hinh-anh-bai-1-qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-che-do-5942-5

Hình 6. Thành phố Phi-ren-xê (ta-a-a) hình thành từ thời trung đại

Sự ra đời của các thành thị trung đại có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu. C. Mác nhận xét Thành thị giống như những bông hoa rực rỡ nhất của châu Âu thời trung đại.

hinh-anh-bai-1-qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-che-do-5942-6

Em có biết?

Ra đời năm 1088, Trường Đại học Bô-lô-na là trường đại học lâu đời nhất trên thế giới. Nhiệm vụ ban đầu của ngôi trường này là dạy Kinh thánh và luật pháp. Sau đó, Bô-lô-na trở thành trung tâm về giáo dục cao học của sta-li-a nói riêng và châu Âu nói chung. Đến nay, ngôi trường này đã thu hút hàng trăm nghìn sinh viên từ nhiều nơi trên thế giới đến học tập

hinh-anh-bai-1-qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-che-do-5942-7

 Hình 7. Một góc Trường Đại học Bô-lô-na (I-ta-li-a) - một trong những trường đại học nổi tiếng được thành lập từ thời trung đại

?

1. Thành thị trung đại ra đời thế nào?

2. Em hãy phân tích vai trò của các thành thị đối với châu Âu thời trung đại.

Luyện tập - Vận dụng

1. Em hãy lập và hoàn thành bàng theo mẫu dưới đây.

Nội dung Lãnh địa phong kiến  Thành thị trung đại
Thời gian xuất hiện    
Hoạt động kinh tế chủ yếu    
Thành phần cư dân chủ yếu    

2. "Thành thị giống như những bông hoa rực rỡ nhất của châu Âu thời trung đại. Em hãy tìm những dẫn chứng trong bài học để chứng minh cho ý kiến trên

3. Tìm hiểu và cho biết một số dấu ấn tiêu biểu của thành thị trung đại (các thành phố cổ, trường đại học,...) còn được bảo tồn, gìn giữ và phát triển đến ngày nay.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ | Lịch Sử Và Địa Lí 7 | Chương 1: Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI - Phần Lịch Sử - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Lịch Sử Và Địa Lí 7

  1. Chương 1: Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI - Phần Lịch Sử
  2. Chương 2: Trung quốc và Ấn Độ thời trung đại - Phần Lịch sử
  3. Chương 3: Đông Nam Á Từ Nửa Sau Thế Kỉ X Đến Nửa Đầu Thế Kỉ XVI - Phần Lịch Sử
  4. Chương 4: Đất Nước Dưới Các Vương Triều Ngô - Đinh - Tiền Lê (939 - 1009) - Phần lịch sử
  5. Chương 5: Đại Việt Thời Lý - Trần - Hồ (1009 - 1407) - Phần lịch sử
  6. Chương 6: Khởi Nghĩa Lam Sơn Và Đại Việt Thời Lê Sơ (1418 - 1527) - Phần lịch sử
  7. Chương 7: Vùng Đất Phía Nam Việt Nam Từ Đầu Thế Kỉ X Đến Đầu Thế Kỉ XVI - Phần lịch sử
  8. Chương 1:  Châu Âu - Phần Địa lí
  9. Chương 2:  Châu Á - Phần Địa lí
  10. Chương 3: Châu Phi - Phần Địa Lý
  11. Chương 4: Châu Mỹ - Phần Địa Lý
  12. Chương 5: Châu Đại Dương Và Châu Nam Cực - Phần Địa Lý
  13. Chủ Đề Chung

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 7

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.