BÀI 4: TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX | Lịch Sử Và Địa Lí 7 | Chương 2: Trung quốc và Ấn Độ thời trung đại - Phần Lịch sử - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX


 Học xong bài này, em sẽ:

  • Lập được sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (các thời Đường, Tóng, Nguyên, Minh, Thanh).
  • Nêu được những nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường
  • Mô tả được sự phát triển kinh tế dưới thời Minh – Thanh.
  • Giới thiệu và nhận xét được những thành tựu chủ yếu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (Nho giáo, Sử học, kiến trúc).

Hình dưới đây là di tích Từ Cẩm Thành – một cung điện lớn và là một trong những biểu tượng của Trung Quốc thời phong kiến. Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Trung Quốc tiếp tục phát triển như thế nào trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội

hinh-anh-bai-4-trung-quoc-tu-the-ki-vii-den-giua-the-ki-xix-5946-0

Hình 1. Di tích Tử Cấm Thành ở Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc)

1. Tiến trình phát triển của lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Sau khi nhà Tuy sụp đổ, lịch sử Trung Quốc tiếp tục trải qua các triều đại. Đường (618-907), thời kì Ngô đại (907 - 1960), Tổng (960-1279), Nguyên (1271-1368), Minh (1368-1644) và nhà Thanh (1644-1911) - triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc.

?. Từ thế kỉ VII đồn giữa thế kỉ XIX, lịch sử Trung Quốc trải qua các triều đại phong kiến nào? Hãy thể hiện tiến trình lịch sử đô trên trục thời gian theo ý tưởng của em.

2. Trung Quốc dưới thời Dương

• Về chính trị:

Thời Đường, đặc biệt là giai đoạn trị vì của Đường Thái Tông, bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh. Các hoàng để cử người thân tin cai quân các địa phương, đặt các khoa thị để tuyển chọn người đỗ đạt ra làm quan...

Các hoàng để thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược, mở rộng lãnh thổ như: lần chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng có chế độ cai trị ở An Nam đô hộ phủ (lãnh thổ Việt Nam thời bấy giờ)

• Về kinh tế:

Nhà nước thực hiện chính sách giảm thuế, thy ruông công và ruồng bỏ hoang chia cho nông dân, gọi là chế độ quân điền. Nhiều Kĩ thuật canh tác mới như chọn giống, xác định thời vụ,... được áp dụng. Nhờ vậy, nông nghiệp có bước phát triển,

''Dưới thời Đường Thái Tông, cổng ngoài mấy tháng không đồng, ngựa bỏ đấy đồng, khách đi đường máy nghìn dặm không cần mang theo lương thực''

(Theo Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Huy Quý, Lịch sử Trung Quốc, NXB Giáo Lực, 2003, tr.177)

Nhiều xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền..... với hàng chục người làm việc xuất hiện. Nhiều thành thị ngày càng phồn thịnh như Trường An, Lạc Dương.... Nhà Đường có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á.

Từ những tuyến đường giao thông truyền thống nối các châu lục được hình thành từ các thế kỉ trước, đến thời Đường trở thành "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử

? Hãy trình bày những biểu hiện chính về sự thịnh vương của Trung Quốc dưới thời Đường

Em có biết?

Đường Thái Tông là vị vua có những nhận thức tiến bộ Vì dụ: "Thuyền vì như vua, nước vì như dân, nước có thể chở thuyền, cũng có thể lật thuyên".

 

Kết nối với ngày nay

"Con đường to lua là những tuyến đường giao. thương kết nối phương Đông và phương Tây trong nhiều thế kỉ. Tơ lụa Trung Quốc là mặt hàng giao thương chính và đầu tiên trên con đường này. Con đường này còn là một hành trình văn hoá, tôn giáo, kết nối Á - Âu, để lại nhiều di sản quý cho đến ngày nay

3 Sự phát triển kinh tế thời Minh - Thanh

Thời Minh - Thanh, nông nghiệp có những bước tiến về kĩ thuật gieo trồng, diện tích trồng trọt vượt xa thời kì trước, sản lượng lương thực tăng nhiều....

Về thủ công nghiệp, đã hình thành những xưởng thủ công tương đối lớn, thuê nhiều nhân công và sản phẩm rất đa dạng.

Nghề làm đồ sử đạt đến độ tinh xảo, với những sản phẩm nỗi tiếng (đồ sứ Giang Tây,...). Nhiều xường dệt lớn, chuyên môn hoá cao xuất hiện ở Tô Châu, Tùng Giang.... Các xưởng đóng tàu đã đóng được những loại thuyền lớn.

Em có biết?

Thời Minh, trần Cành Đức được mệnh danh là kinh đồ đồ sử của Trung Quốc. Trong đó, nổi tiếng nhất là đồ sứ trắng với khoảng hơn 3.000 loại sản phẩm khác nhau, được miêu tả là "tráng như ngọc, sáng như gương, mông như giấy và vang như chuông".

hinh-anh-bai-4-trung-quoc-tu-the-ki-vii-den-giua-the-ki-xix-5946-1

Hình 2. Đồ gốm men xanh thời Minh

Về thương nghiệp, nhiều thành thị trở nên phồn thịnh như Bắc Kinh, Nam Kinh,.....

Nhiều thương cảng lớn như Quảng Châu, Phúc Kiến,... đã trở thành những trung tâm buôn bán sầm uất – nơi giao thương với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư,...

Như thế, đến thời Minh – Thanh, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện nhưng còn nhỏ bé, chưa đủ sức chi phối mạnh mẽ đối với nền kinh tế - xã hội Trung Quốc.

hinh-anh-bai-4-trung-quoc-tu-the-ki-vii-den-giua-the-ki-xix-5946-2

Hình 3. Bức tranh nổi tiếng Thanh minh thương hà đồ miêu tả sự phát triển sầm uất của các thành thị ở Trung Quốc

? 1. Nêu những biểu hiện nổi bật về sự phát triển kinh tế thời Minh – Thanh.

2. Theo em, thành tựu nào là nổi bật nhất? Vì sao?

4 Những thành tựu chủ yếu của ván hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

a) Tư tưởng - tôn giáo

Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc.

Phật giáo tiếp tục phát triển, thịnh hành nhất dưới thời Đường. Nhiều vị vua tôn súng Phật giáo, cho xây chúa, đúc tượng, in kinh,...

Em có biết?

Kinh Kim Cương là một văn bản của Phật giáo ghi chép lại những lời giảng, giáo lí tôn giáo của Đức Phật. Một bản sao của nó được tìm thấy trong hang Mạc Cao ở Trung Quốc. Đây là cuốn sách in hoàn chình lâu đời nhất thế giới (năm 868).

hinh-anh-bai-4-trung-quoc-tu-the-ki-vii-den-giua-the-ki-xix-5946-3

Hình 4. Một trang trong Kinh Kim Cương

b) Sử học, văn học

Từ thời Đường, cơ quan ghi chép sử được thành lập. Nhiều bộ sử lớn được biên soạn như Mình sử, Thanh thực lục, Tứ khố toàn thư,....

Thời Đường xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.

Từ thời Nguyên đến thời Thanh, xuất hiện nhiều tiểu thuyết đồ sộ, có ảnh hưởng sâu sắc đến văn học các nước khác như: Thuỷ hử (Thi Nại Am), Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Tây du kí (Ngô Thừa Ân), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần)....

- Kết nối với văn hoá Bốn biểu quyết kế bên được

xếp vào Tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc, là nguồn cảm hứng vô tận cho nền điện ảnh Trung Quốc ngày nay.

 

Em có biết?

Tử Cấm Thành một công trình biểu tượng của Trung Quốc nhưng lại gần với tên tuổi của một người Việt là Nguyễn An (quê ở Hà Nội). Vốn là người có tài năng, ông đã từng tham gia xây dựng nhiều công trình kiến trúc trong cùng của nhà Trần. Năm 1407, ông bị nhà Mình bắt đưa về Trung Quốc. Bây giờ, vua Mình thấy thánh Bắc Kình quá nhỏ hẹp nên giao cho quan Thái giảm Nguyễn An làm tổng đốc công (được vị như tổng công trình sư) xây dựng lại thành.

c) Kiến trúc, điêu khắc

Các triều đại phong kiến đã xây dựng nhiều cung điện có kính, nổi tiếng với phong cách đặc sắc như. Cổ Cung, Viên Minh Viên, Tử Cấm Thành.

Những bức hoạ đạt tới đỉnh cao, những bức tượng Phật tỉnh xảo, sinh động,... đã chứng tỏ sự tài hoa và sáng tạo của nghệ nhân Trung Quốc.

hinh-anh-bai-4-trung-quoc-tu-the-ki-vii-den-giua-the-ki-xix-5946-4

Hình 5. Tượng Phật tạc trên đã ở hang Mạc Cao (Đôn Hoàng)

? 1. Hãy giới thiệu những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỉ XIX.

2. Em hãy nêu nhận xét về g thành tựu văn hoà của Trung Quốc. nêu nhận xét và không thành tựu văn hóa

Luyện tập - Vận dụng

1. Tại sao nói thời Đường là thời kì thịnh vượng của chế độ phong kiến Trung Quốc?

2. Kinh tế dưới thời Minh – Thanh có điểm gì mới so với thời Đường?

3. Trong những thành tựu văn hoà tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?

4. Liên hệ với lịch sử Việt Nam, em hãy tìm hiểu thêm và chia sẻ: Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, triều đại phong kiến Trung Quốc nào đã xâm lược nước ta?

Tin tức mới


Đánh giá

BÀI 4: TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX | Lịch Sử Và Địa Lí 7 | Chương 2: Trung quốc và Ấn Độ thời trung đại - Phần Lịch sử - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 1.0 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 7

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.