(Trang 175)
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ PHẦN LỊCH SỬ
CCác cứ (46, 47, 85): chia các lãnh thổ để chiếm giữ và thành lập chính quyền riêng không phục tùng chính quyền trung ương. Cừu ăn thịt người (16): là hiện tượng các quý tộc phong kiến cướp đất ruộng đất của nông nô, sau đó cải tạo thành các đồng cỏ để chăn nuôi cừu lấy lông - loại hàng hóa vốn đang rất có giá trị trên thị trường châu Âu thời hậu kì trung đại. Chế độ quân chủ (75, 77): là một thể chế chính quyền mà trong đó người đứng đầu nhà nước là một vị vua. DDân binh (64, 69, 70): lực lượng vũ trang không chính quy thời xưa ở địa phương không thoát li sản xuất, do một cá nhân hay một số người tập hợp lại. Lực lượng này tham gia những cuộc khởi nghĩa ở địa phương hoặc các cuộc chiến tranh chống xâm lược. Đ Đại Cồ Việt (43, 44, 48, 49, 58): tên nước ta thời Đinh - Tiền Lê và đầu thời Lý. Địa chủ phong kiến (57, 65, 86): người chiếm hữu nhiều ruộng đất, không trực tiếp cày cấy, cho người khác (không có hay thiếu ruộng đất) cày thuê và bóc lột tô người thuê ruộng. Điền trang (64, 65): ruộng đất tư của quý tộc, vương hầu thời Trần do khai hoang mà có. Đồn điền(16, 17, 18, 85): - Đất hoang được khai khẩn thời phong kiến, do nhà nước tổ chức khai hoang và trực tiếp quản lí ruộng đất khai hoang. Người đi khai hoang thường là quân lính, tù binh hay dân nghèo. - Khu vực đất đai rộng lớn bị bọn địa chủ hay tư bản chiếm, kinh doanh sản xuất dựa trên sự bóc lột triệt để sức lao động của người làm thuê. | Đồn điền sứ (64): chức quan phụ trách công việc khai hoang thời phong kiến. G Giáo hội (2, 20, 21): hệ thống tổ chức riêng của các tăng lữ và tín đồ đạo Thiên Chúa, đứng đầu là giáo hoàng ở Rô-ma. Giáo lí (19, 21, 27): hệ thống lí luận, học thuyết, các quan niệm, quy định,... của một tôn giáo. Giám mục (21): là chức sắc được tấn phong trong một xã hội thuộc cộng đồng Ki-tô giáo, nắm giữ các vị trí quan trọng trong Giáo hội. HHà đê sứ (5, 85): chức quan của nhà nước phong kiến thời Trần phụ trách công việc đê điều (đắp đê, bảo vệ, tu bổ đê,...). Hạn điền (chính sách) (75): hạn chế số ruộng đất theo quy định của nhà nước phong kiến. Hào kiệt (79): người có tài cao, chí lớn hơn hẳn người thường, có tiếng tăm và uy tín trong nhân dân. Hịch (67, 69, 89): bài văn kêu gọi mọi người đứng lên làm việc nghĩa cao cả, to lớn (Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn). Hoàng đế (9, 25, 29, 48, 83): vua một nước lớn, thường được nhiều nước xung quanh thần phục. KKhuyến nông sứ (65, 85): chức quan của nhà nước phong kiến phụ trách công việc khuyến khích phát triển nghề nông. LLãnh chúa (9, 10, 11): chúa phong kiến ở châu Âu, chiếm cứ một vùng nào đó và biến thành lãnh địa riêng của mình. Lãnh chúa có toàn quyền trong lãnh địa như một ông "vua con". |
(Trang 176)
Lãnh địa (9, 10, 11): vùng đất (ở Tây Âu) của lãnh chúa, được ví như một quốc gia nhỏ hoàn chỉnh về mặt kinh tế (tự cấp tự túc), độc lập về mặt chính trị. MMường (39, 40, 63): - Đơn vị hành chính cấp cơ sở của người Lào. - Đơn vị hành chính ở một số vùng dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam, tương đương với làng, xã hay huyện (xưa là phạm vi cai quản của một chúa đất). NNô lệ (9, 10, 16): tầng lớp bị trị dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, gồm những người bị tước mất hết tư liệu sản xuất và mọi quyền tự do, bị lao động cưỡng bức, bị chủ đem trao tặng, mua bán,... Nô tì (50, 57, 65, 74, 86): người đầy tớ phục dịch trong nhà hay trong điền trang thái ấp, bị bóc lột nặng nề trong các gia đình quý tộc, quan lại thời phong kiến. Ở Việt Nam, chế độ nô tì phát triển vào thời Lý - Trần. Nông nô (1, 9, 10, 16, 65): nông dân trong lãnh địa phong kiến châu Âu, mà cuộc sống bị gắn chặt vào ruộng đất của lãnh chúa và phải nộp tô, thuế nặng nề cho lãnh chúa. Họ có thể bị lãnh chúa đem bán, tặng hoặc chuyển nhượng cùng với ruộng đất mà họ canh tác. PPhong kiến phân thuộc quyền (12): chế độ phong kiến mà trong đó nhà vua chỉ có danh chứ không có thực quyền cai trị toàn quốc; quyền lực vì phân tán cho các lãnh chúa ở các địa phương. Phong kiến tập quyền (12): chế độ phong kiến trong đó tập trung mọi quyền hành vào tay nhà vua. Phường hội (7): hình thức tổ chức sản xuất của thợ thủ công trong các thành thị châu Âu thời phong kiến, bao gồm những thợ có cùng nghề nghiệp để giữ độc quyền sản xuất bảo vệ quyền lợi, chống lại sự áp bức sách nhiễu của lãnh chúa. Phường hội đặt ra những quy chế riêng. Trong phường hội có thợ cả, thợ bạn, thợ học nghề; quan hệ mang tính chất gia trưởng. | SSát thát (69): hai chữ Hán mà binh sĩ thời Trần thích vào cánh tay mình để thể hiện quyết tâm giết giặc Mông Cổ (Thát hay Thát Đát là phiên âm chữ Tác-ta vốn là bộ lạc người Tuyếc ở Mông Cổ. Quân Mông Cổ phần nhiều là người Tác-ta). Sở hữu (quyền) (64, 75): quyền quyền sử dụng bán cho người khác một vật nào đó (Quyền sở hữu ruộng đất). Suy tàn (22): suy yếu và tàn lụi dần, đi đến sụp đổ. Sứ quân (6, 47): tên gọi do người đời sau dùng để chỉ các nhân vật, tướng lĩnh hay quý tộc có thế lực nổi dậy các cứ một địa phương trong thời kì loạn lạc cuối thời Ngô ở Việt Nam. TTôn Thất (63): người thuộc dòng dõi hoàng tộc. Thái ấp (63, 65): số ruộng đất của quý tộc, vương hầu, quan lại được nhà vua cấp hẳn làm bổng lộc, thuộc quyền sở hữu của người được cấp. Thái sư (50, 57, 69): viên quan đứng đầu các quan lại trong triều đình (Thái Sư Trần Thủ Độ thời Trần). Thái Thượng hoàng (63): nhà vua sau khi đã nhường ngôi cho con, nhưng vẫn cùng vua con trông coi chính sự. Thương hội (177): tổ chức của thương nhân thời trung đại nhằm giữ độc quyền buôn bán những mặt hàng nhất định và khống chế giá cả, chống lại sự sách nhiễu của lãnh chúa phong kiến, bảo vệ quyền lợi của thương nhân,... Tư liệu sản xuất (16): là nguyên liệu công cụ lao động,... dùng để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị kinh tế. Vương triều (33, 44, 64, 73, 74, 77, 90, 91): triều đại hoặc triều đình phong kiến. |
(Trang 177)
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ PHẦN ĐỊA LÍ
BBán đảo (96): bộ phận đất liền nhô ra biển hoặc đại dương có ba mặt tiếp giáp với nước, còn một mặt gắn với lục địa. Bảo vệ môi trường (104): tập hợp các biện pháp giữ gìn, sử dụng hoặc phục hồi một cách hợp lí sinh giới (vi sinh vật, thực vật, động vật) và môi sinh (đất, nước, không khí lòng đất khí hậu nghiên cứu thử nghiệm thiết bị sử dụng tài nguyên, thiên nhiên áp dụng công nghệ ít có hoặc không có phế liệu nhằm tạo ra một không gian tối ưu cho cuộc sống của con người. Bồn địa (110): địa hình trũng, thấp, dạng lòng chảo hình thành do kết quả của nhiều quá trình địa chất như sự sụt lún của một bộ phận vỏ Trái Đất, sự bào mòn của băng hà,... CCảnh quan (theo nghĩa rộng) (113): toàn cảnh của một vùng một khu vực trên bề mặt Trái Đất có những đặc điểm nhất định về thiên nhiên, động vật, thực vật, khí hậu, thủy văn, thổ nhượng, môi trường,... Châu lục (96): bộ phận của thế giới bao gồm nhiều quốc gia nằm trên các đại lục và các đảo phụ thuộc. Chủng tộc (115): một quần thể hay những nhóm người hình thành trong lịch sử trên một lãnh thổ nhất định cùng chung về một số đặc điểm mang tính di truyền (màu da, tóc, mũi,...) liên quan đến nguồn gốc, môi trường sống, phong tục tập quán,... Cơ cấu dân cư (cơ cấu dân số) (101): sự phân chia tổng số dân của một nước hay một vùng thành các nhóm, các bộ phận theo mục tiêu chí đặc trưng nhất định gọi là cơ cấu dân số. | DDân cư (101): tất cả những người dân sinh sống trên một lãnh thổ. Di dân (hay chuyển cư) (134): di chuyển dân cư trong nội bộ quốc gia (từ nông thôn ra thành thị và ngược lại, hoặc từ vùng này sang vùng khác), từ nước này sang nước khác (di dân quốc tế). ĐĐài nguyên (đồng rêu) (100): cảnh quan ở những vùng gần cực hay trên đỉnh của những dãy núi cao. Thực vật chủ yếu là rêu, địa y và cây bụi thấp. Ấn độ giáo (đạo Hindu) (116): tôn giáo chính, cổ xưa nhất của người Ấn Độ. Đạo Hindu không có người sáng lập, không có giáo chủ, không có giáo điều mà chỉ là sự tổng hợp của hệ tín ngưỡng triết học được hoàn thiện dần dần trong lịch sử của Ấn Độ. Đô thị hóa (102): quá trình phát triển các thành phố trong một quốc gia hoặc quá trình làm cho các điểm quần cư có tính chất đô thị. Đô thị hóa tự phát (152): sự phát triển thành phố do tăng quá mức dân cư đô thị và cho dân di cư từ các vùng khác đến, đặc biệt là từ nông thôn, dẫn tới nạn thất nghiệp, thiếu nhà ở, dịch bệnh,... Đô thị hóa tự phát thường xảy ra ở nước chậm phát triển, ở những nơi có mức sống quá chênh lệch giữa thành thị và nông thôn. Eo đất (139): dải đất hẹp phân cách hai biển và nối hai vùng đất rộng hoặc hai lục địa với nhau. |
(Trang 178)
GGấu túi (159): loài thú đặc trưng chỉ sống ở Ô-xtrây-li-a, có bộ lông mềm, màu xám, dưới bụng có một túi ấp để nuôi con. Gió mùa (111): gió thay đổi hướng theo mùa, hướng gió thịnh hành thay đổi mạnh từ mùa đông sang mùa hè và gần như ngược chiều nhau. Gió mùa có đặc trưng là thổi theo một hướng khác ổn định trong mỗi mùa. HHoang mạc (132): quá trình và hiện tượng đất bị khô cằn, cây cỏ tự nhiên không mọc lại được, cây trồng không trồng lại được. KKitô giáo (116): tôn giáo xuất hiện vào đầu Công nguyên. Từ thế kỉ III trở thành quốc giáo của La Mã và là một trong những tôn giáo có nhiều tín đồ nhất trên thế giới. LLục địa (96): khối đất liền lớn trên bề mặt Trái đất, xung quanh có biển và đại dương bao bọc. MMật độ dân số (116): số dân trung bình sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ (đơn vị người/ km²). NNhập cư (103): sự di chuyển nơi cư trú của những người từ nơi khác đến một lãnh thổ nào đó hoặc của những người nước ngoài không có quốc tịch của một nước nào đó đến để định cư vì các lí do khác nhau như kinh tế, chính trị, tôn giáo, chủng tộc. Nhập cư có thể hợp pháp hoặc trái phép. Núi già (98): được hình thành từ thời cổ đại. Các khối núi này đã bị bào mòn, hạ thấp độ cao và có hình dáng mềm mại. Núi trẻ (98): được hình thành trong thời gian gần đây các núi trẻ ít bị bào mòn, hình dáng núi còn sắc sảo với các đỉnh cao và nhọn. | ÔÔ-liu (137): một loài cây thân gỗ, mọc ở vùng Địa Trung Hải, hạt dùng để ép lấy dầu ăn. PPhát kiến địa lí (139): thuật ngữ dùng có tính quy ước ước để chỉ những phát hiện mới về địa lí của các nhà thám hiểm châu Âu ở thế kỉ XV - XVI trong việc tìm đường mới sang phương Đông để tìm châu báu, hương liệu,... RRừng lá cứng (100): rừng phát triển ở vùng cận nhiệt đới có mùa đông mưa nhiều và mùa hè khô nóng, với thành phần thực vật là loài cây có lá thường xanh, cứng, có lớp sáp che phủ. Rừng lá kim (rừng tai-ga) (99): rừng của môi trường ôn đới lạnh, gồm các cây có lá hình kim. Rừng hỗn hợp (Rừng hỗn hợp giao) (99): rừng của môi trường ôn đới, vừa có cây lá rộng, vừa có cây lá kim, xanh quanh năm. Rừng lá rộng (99): rừng của môi trường ôn đới gồm các cây có lá rộng bản, rụng lá về mùa đông. TThảo nguyên (100): đồng cỏ vùng ôn đới, có khí hậu hanh khô, ít mưa. Tây Á (121): theo phân chia của Liên hợp quốc, Tây Á bao gồm các nước A-rập Xê-út, I-rắc, Ca-ta, Các Tiểu Vương quốc A-rập Thống nhất (UAE), Ba-ranh, Cô-oét, Ô-men, Y-ê-men, Xi-ri, Li-băng, Gio óc-đa-ni, Pa-le-xtin, Thổ Nhĩ Kỳ, Ác-mê-ni-a, A-déc-bai-gian, Gru-đi-a. Trước đây, Tây Á còn gọi là Tây Nam Á. Vành đai xanh (137): tên một dự án trồng hàng triệu cây xanh tạo thành bức tường tự nhiên dài hơn 8 000 km chạy từ đông sang tây của lục địa Phi, được khởi động từ năm 2007. Dự án này nhằm mục đích ngăn chặn sự nở rộng của hoang mạc Xa-ha-ra. |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn