Bài 11 PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở CHÂU PHI | Lịch Sử Và Địa Lí 7 | Chương 3: Châu Phi - Phần Địa Lý - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 11 PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở CHÂU PHI


Trang 135

Học xong bài này, em sẽ:

Trình bày được cách thức người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau.

Thiên nhiên châu Phi phân hoá thành các môi trường tự nhiên khác nhau. Mỗi môi trường tự nhiên có đặc điểm riêng về khí hậu, đất, nguồn nước, sinh vật,...

Người dân châu Phi sinh sống ở các môi trường đã khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên như thế nào?

Em có biết?

Rừng mưa nhiệt đới ở Trung Phi cung cấp các loại gỗ chất lượng tốt (gụ, mun, tếch,...), là sản phẩm xuất khẩu có giá trị. Tuy nhiên, ngành công nghiệp khai thác gỗ lại tàn phá các khu rừng trong khi phải mất rất nhiều năm chúng mới có thể tái sinh. Hầu hết, các công ty khai thác và chế biến gỗ thuộc sở hữu và mang lại lợi nhuận cho nước ngoài.

1. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo

Nhiệt độ và độ ẩm cao ở môi trường xích đạo giúp cho cây trồng phát triển quanh năm, tạo điều kiện trồng gối vụ, xen canh nhiều loại cây. ở đây đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp (cọ dầu, ca cao,...) theo quy mô lớn nhằm mục đích xuất khẩu hoặc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

Tầng mùn trong đất ở môi trường xích đạo không dày, lớp phủ thực vật lại bị tàn phá nhiều nên mùn dễ bị nước mưa rửa trôi (đặc biệt là ở các sườn dốc của đồi, núi). Vì vậy, việc bảo vệ rừng và trồng rừng là hết sức cần thiết.

? Đọc thông tin trong mục và quan sát hình 4 (trang 131), hãy:

- Xác định phạm vi môi trường xích đạo ở châu Phi.

- Trình bày cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo.

hinh-anh-bai-11-phuong-thuc-con-nguoi-khai-thac-su-dung-va-bao-ve-thien-nhien-o-chau-phi-9223-0

Hình 1. Cọ dầu được trồng nhiều ở Ni-giê-ri-a

Trang 136

2. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới

Tại những khu vực khô hạn như vùng xa van ở Nam Xa-ha-ra, làm nương rẫy vẫn là hình thức canh tác phổ biến, cây trồng chính là lạc, bông, kê,...; chăn nuôi dê, cừu,... theo hình thức chăn thả.

Ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm như Đông Nam Phi, đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả (chuối,...) và cây công nghiệp (mía, chè, thuốc lá, bông, cà phê,...) với mục đích xuất khẩu.

Hoạt động khai thác và xuất khẩu khoáng sản (vàng, đồng, chỉ, dầu mỏ, khí tự nhiên,...) có vai trò hết sức quan trọng. Một số nước cũng phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cây nông nghiệp và sản phẩm chăn nuôi.

Ở môi trường nhiệt đới, cần chú ý xây dựng các công trình thuỷ lợi để đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong mùa khô.

Một số quốc gia châu Phi (Kê-ni-a, Tan-da-ni-a,...) đã thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên vừa đề bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, vừa phát triển du lịch sinh thái.

? Đọc thông tin trong mục 2 và quan sát hình 4 (trang 131), hãy:

- Xác định phạm vi môi trường nhiệt đới ở châu Phi.

- Trình bày cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới.

Em có biết?

Châu Phi là quê hương của cây cà phê. Giống cà phê A-ra-bi-ca của châu Phi nổi tiếng thế giới về hương vị thom ngon. Châu Phi cũng là thị trường xuất khẩu cà phê A-ra-bi-ca lón của thế giới.

hinh-anh-bai-11-phuong-thuc-con-nguoi-khai-thac-su-dung-va-bao-ve-thien-nhien-o-chau-phi-9223-1

Hình 2. Trang trại chuối ở Ê-ti-ô-pi-a

3. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc

Tại các ốc đảo, nơi có nguồn nước lộ ra, người dân trồng cây ăn quả (cam, chanh và đặc biệt là cây chà là) và một số cây lương thực (lúa mạch,...) trên những mành ruộng nhỏ. Do nguồn nước và thức ăn khan hiếm, đàn gia súc (dê, lạc đà,...) được di chuyển từ nơi này đến nơi khác (chăn nuôi du mục). Để vận chuyển hàng hoá và buôn bán xuyên hoang mạc, người ta dùng sức của lạc đà.

Nhờ tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu, nhiều mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm được phát hiện; do đó, nhiều vùng hoang mạc đã thay đồi. Hoạt động du lịch cũng đem lại nguồn thu lớn cho người dân nơi đây.

hinh-anh-bai-11-phuong-thuc-con-nguoi-khai-thac-su-dung-va-bao-ve-thien-nhien-o-chau-phi-9223-2

Hình 3. Một ốc đảo ở phía bắc Ma-rốc

Trang 137

Tuy vậy, biến đổi khí hậu và việc khai thác thiên nhiên không hợp lí của con người đã khiến diện tích hoang mạc ở châu Phi ngày càng mở rộng. Các nước trong khu vực đã có nhiều biện pháp như hợp tác để thành lập "vành đai xanh" chống lại tỉnh trạng hoang mạc hoá,...

? Đọc thông tin trong mục 3 và quan sát hình 4 (trang 131), hãy:

- Xác định phạm vi môi trường hoang mạc ở châu Phi.

- Trình bày cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc.

hinh-anh-bai-11-phuong-thuc-con-nguoi-khai-thac-su-dung-va-bao-ve-thien-nhien-o-chau-phi-9223-3

Hình 4. Một khu vực khai thác dầu mỏ trong hoang mạc Xa-ha-ra (An-giê-ri)

4. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt

Tận dụng lợi thế khí hậu ở môi trường cận nhiệt, các nước đã trồng các loài cây ăn quả (nho, cam, chanh, ô liu,...) có giá trị xuất khẩu và một số cây lương thực (lúa mì, ngô). Gia súc chính là cửu.

Hoạt động khai thác khoáng sản rất phát triển, khu vực là một trung tâm lớn của thế giới về khai thác dầu (An-giê-ri), đồng thời phát triển công nghiệp khai thác vàng, kim cương (Cộng hoà Nam Phi).

Môi trường cận nhiệt cũng thuận lợi đề phát triền các hoạt động lịch.

hinh-anh-bai-11-phuong-thuc-con-nguoi-khai-thac-su-dung-va-bao-ve-thien-nhien-o-chau-phi-9223-4

Hình 5. Bãi biển ở Kép-tao, Cộng hoà Nam Phi

Vấn đề môi trường được các nước trong khu vực quan tâm là chống khô hạn và hoang mạc hoá.

? Đọc thông tin trong mục 4 và quan sát hình 4 (trang 131), hãy:

- Xác định phạm vi môi trường cận nhiệt ở châu Phi.

- Trình bày cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt.

Luyện tập – Vận dụng

Hãy lập bảng so sánh cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường xích đạo và môi trường nhiệt đới châu Phi.

Tim hiểu về hoang mạc Xa-ha-ra.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 11 PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở CHÂU PHI | Lịch Sử Và Địa Lí 7 | Chương 3: Châu Phi - Phần Địa Lý - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Lịch Sử Và Địa Lí 7

  1. Chương 1: Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI - Phần Lịch Sử
  2. Chương 2: Trung quốc và Ấn Độ thời trung đại - Phần Lịch sử
  3. Chương 3: Đông Nam Á Từ Nửa Sau Thế Kỉ X Đến Nửa Đầu Thế Kỉ XVI - Phần Lịch Sử
  4. Chương 4: Đất Nước Dưới Các Vương Triều Ngô - Đinh - Tiền Lê (939 - 1009) - Phần lịch sử
  5. Chương 5: Đại Việt Thời Lý - Trần - Hồ (1009 - 1407) - Phần lịch sử
  6. Chương 6: Khởi Nghĩa Lam Sơn Và Đại Việt Thời Lê Sơ (1418 - 1527) - Phần lịch sử
  7. Chương 7: Vùng Đất Phía Nam Việt Nam Từ Đầu Thế Kỉ X Đến Đầu Thế Kỉ XVI - Phần lịch sử
  8. Chương 1:  Châu Âu - Phần Địa lí
  9. Chương 2:  Châu Á - Phần Địa lí
  10. Chương 3: Châu Phi - Phần Địa Lý
  11. Chương 4: Châu Mỹ - Phần Địa Lý
  12. Chương 5: Châu Đại Dương Và Châu Nam Cực - Phần Địa Lý
  13. Chủ Đề Chung

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 7

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.