BÀI 5: ẤN ĐỘ TỪ THẾ KỈ IV ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX | Lịch Sử Và Địa Lí 7 | Chương 2: Trung quốc và Ấn Độ thời trung đại - Phần Lịch sử - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

ẤN ĐỘ TỪ THẾ KỈ IV ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX


Học xong bài này, em sẽ:

Nêu được nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ,

Trình bày khái quát được sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ dưới thời các vương triều Gúp-ta, Đê-li và Mô-gôn.

Giới thiệu và nhận xét được về một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX.

Nền văn hoá của Ấn Độ được ví như một dòng sông dài bắt nguồn từ dãy núi Hi-ma-lay-a, vượt qua những dải rừng, vùng đất hoang vụ, làng xóm và thành phố, tiếp nhận thêm nhiều chi lưu,... Do vậy, trong dòng chảy văn hoá Ấn Độ có sự thống nhất trong đa dạng, có cả sự tiếp nối lẫn sự thay đổi. Từ thế kÌ IV đến giữa thế kỉ XIX, lịch sử Ấn Độ trải qua nhiều vương triều, đã hoà nhập nhiều yếu tố văn hoá từ các nguồn gốc khác nhau, nhưng không đứt đoạn và vẫn giữ được bản sắc Ấn Độ. Em biết gì về đất nước Ấn Độ thời phong kiến? Hãy chia sẻ một vài thành tựu văn hoá tiêu biểu của Ấn Độ thời kì này mà em biết.

hinh-anh-bai-5-an-do-tu-the-ki-iv-den-giua-the-ki-xix-5947-0

Hình 1. Lăng Hoàng để A-co-ba được xây dựng năm 1569

1 Ấn Độ dưới thời các triều đại phong kiến

Ấn Độ là một bán đào lớn ở Nam Á. Phía bắc bị ngăn cách với bên ngoài bởi dây Hi-ma-lay-a hùng vĩ, ba mặt còn lại giáp biển khiến Ấn Độ được vị như một "tiều lục địa". Địa hình chủ yếu là đồng bằng Ân – Hàng ở miền Bắc, cao nguyên Đê-can rộng lớn ở miền Tây Nam,... Khi hậu Ấn Độ rất đa dạng. Đó là những điều kiện tự nhiên nổi bật tác động tới sự phát triển kinh tế của Ấn Độ thời phong kiến.

a) Vương triều Gúp-ta

Đầu thế kỉ V, San-đra Gúp-ta I lên ngôi, thống nhất được đất nước, lập ra Vương triều Gúp-ta. Lãnh thổ Ấn Độ được mở rộng hầu khắp lưu vực sông Hằng và đền đầu thế kỉ V, đã thống nhất được phần lớn bán đảo Ấn Độ.

Thời kì này, kinh tế Ấn Độ có những tiến bộ vượt bậc. Trong nông nghiệp, công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi, nhiều công trình thuỷ lợi lớn được xây dựng. Buôn bán trong nước được đầy mạnh. Ấn Độ đã có quan hệ thương mại với nhiều nước Ả Rập và Đông Nam Á.

hinh-anh-bai-5-an-do-tu-the-ki-iv-den-giua-the-ki-xix-5947-1

Hình 2. Cột sắt không gi được đúc vào thế kỉ V

Đời sống người dân được ổn định, sung túc hơn tất cả các thời trước đó, vì vậy thời kì này được gọi là thời hoàng kim.

1. Cuốn sách "Phật quốc kĩ" của nhà sư Pháp Hiền (Trung Quốc) đã ghi chép về Ấn Độ thể kì V, ca ngợi sự khoan hoà của pháp luật, đời sống sung túc và tự do của dân chúng, ca tụng về nguy nga, tráng lệ của thành phố và các lâu đài sự quan tâm của nhà vua đối với dân chúng qua việc lập các nhà an dưỡng bệnh xá,...

(Theo Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Lịch sử Ấn Độ, NXB Giáo dục, 1995, tr.47)

? Hãy trình bày khái quát sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời Vương triều Gúp-ta.

b) Vương triều Hồi giáo Đê-li

Từ cuối thế kỉ XII, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm nhập, chiếm miền Bắc Ấn Độ và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206).

Nhà vua có quyền lực cao nhất Ấn Độ được chia thành nhiều khu vực hành chính do các tướng lĩnh Hồi giáo cai quản, còn các tin đồ Hin-đu giáo chỉ được giữ các chức vụ không quan trọng. Nhà vua Hồi giáo tiến hành xâm chiếm các tiểu quốc ở Nam Ấn với hì vọng thành lập đế quốc Hồi giáo.

Trong nông nghiệp, nghề nông trồng lúa vẫn giữ vai trò quan trọng và được nhà nước khuyến khích phát triển.

2. Ba-ran - một người dân Ấn Độ thời kì đó đã nhận xét: "Các vùng trở nên phồn thịnh. Ruộng đồng nối với ruộng đồng, vườn tược nối với vườn tược, làng ấp nối liền với làng ấp". (Theo Lịch sử thế giới trung đại, Sđd, tr.354)

Thủ công nghiệp và thương nghiệp tiếp tục phát triển. Nhiều thành thị mới xuất hiện, một số hài càng được xây dựng để đầy mạnh buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, phương Tây và Ả Rập.

Mặc dù các ông vua đã cố gắng thực thi nhiều chính sách mềm mông để giữ yên và phát triển đất nước, nhưng sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo không thể làm tan đi nỗi bất bình trong nhân dân. Mâu thuẫn dân tộc gay gắt làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại triều đình.

? Hãy trình bày những nét chính về sự ra đời, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Ấn Độ thời Vương triều Đê-li

c) Vương triều Mô-gôn

Đầu thế kỉ XVI, người Hồi giáo tự nhận là dòng dõi Mông Cổ ở Ấn Độ đã lật đồ Vương triều Đê-li, lập ra Vương triều Mô-gôn.

Các vị vua đã ra sức cùng có vương triều theo hướng không phân biệt nguồn gốc và xây dựng đất nước. Ấn Độ đạt được bước phát triển mới dưới sự trị vì của vua A-co-ba. Ông đã thi hành nhiều chinh sách tích cực làm cho xã hội ổn định, đất nước thịnh vượng, kinh tế và văn hoá đạt nhiều thành tựu mới.

hinh-anh-bai-5-an-do-tu-the-ki-iv-den-giua-the-ki-xix-5947-2

Hình 3. A-co-ba (1566-1605)- vị vua kiệt xuất của Ấn Độ

Chính trị

Cải cách bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương, chia đất nước thành 15 tỉnh. Thực hiện chế độ chuyên chế, vua trực tiếp bố các cấp. VIC Tiến hành sửa đổi luật pháp. SONG nhiệm quan lại

Kinh tế

• Nhà nước thì hành các chính sách như: đo đạc lại ruộng đất, định mức thuế hợp lí, thống nhất lại hệ thống đo lường.... Trong nông nghiệp, ngoài cây lương thực, nhiều loại cây mới được đưa vào trồng trọt (chàm, mía, hồ tiêu,...). Các nghề thủ công truyền thống (nghề dệt vải bông....) và một số nghề khác khá phát triển. Tại các thành phố hải cảng, thương mại là hoạt động kinh tế chính....

Xã hội

Xây dựng khối hoà hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo; có biện pháp ngăn chặn sự bóc lột nặng nề của quý tộc đối với người dân. Khuyến khích và ủng hộ các hoạt động sáng tạo văn hoá, nghệ thuật.

Từ sau thời kì trị vì của A-cơ-ba, tình trạng chia rẽ và khủng hoàng ở Ấn Độ xuất hiện trở lại. Vương triều Mô-gôn tồn tại đến giữa thế kỉ XIX, khi thực dân Anh xâm lược Ấn Độ.

? Trình bày khái quát sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Ấn Độ thời Vương triều Mô-gôn.

2. Thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

a) Tôn giáo

Dưới thời Vương triều Gúp-ta, đạo Bà La Môn phát triển thành đạo Hin-đu – tôn giáo thịnh hành ở Ấn Độ cho đến ngày nay. Đạo Phật có sự phân hoá thành hai giáo phái và tiếp tục được phát triển mạnh trong thời Gúp-ta. Đạo Hồi cũng được du nhập và phát triển thành một tôn giáo lớn từ thời Vương triều Đê-li

Kết nối với văn học

Đại văn hào Đức Giô-han Göt đã ca ngợi về tác phẩm So-kun-to-la:

Nếu muốn có một tiếng ôm ấp được cả hoa mùa xuân và quả mùa thu

Một tiếng làm đầm say, nuôi dưỡng và thoả mãn được tâm hồn

Nếu muốn có một tiếng bao gồm được cả trời đất

Thì tôi gọi So-kun-to-la

Tiếng đó nói lên tất cả!

b) Chữ viết – văn học

Chữ Phạn đạt đến mức hoàn chỉnh, trở thành ngôn ngữ - văn tự đề sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca, đồng thời là nguồn gốc của chữ viết Hin-đi ngày nay.

Văn học Ấn Độ hết sức phong phú, đa dạng (thơ ca lịch sử, kịch thơ, truyện thần thoại,...) với nội dung thể hiện chủ nghĩa nhân đạo, đề cao tư tưởng tự do, ca ngợi tình yêu lứa đôi và trong chừng mực nhất định đã chống lại quan niệm về sự phân biệt đẳng cấp. Nổi tiếng nhất là Ka-li-đa-sa – tác giả của nhiều tác phẩm văn học và sân khấu, trong đó có vở kịch Sơ-kun-to-la

c) Kiến trúc, điêu khắc

Kiến trúc Ấn Độ chịu ảnh hưởng sâu sắc của ba tôn giáo lớn: Phật giáo, Hin-đu giáo và Hồi giáo.

hinh-anh-bai-5-an-do-tu-the-ki-iv-den-giua-the-ki-xix-5947-3

Hình 4. Đền Kha-giu-ra hô - ngôi đền Hin-đu giáo ở Ấn Độ

Em có biết?

Chùa hang A-gian-ta có 31 hang động, chủ yếu được xây dựng từ thế kỉ IV đền thế kỉ VIII. Từ một dải núi đà khổng lồ, người Ấn Độ đã tạo nên những công trình kiến trúc kì vĩ nhưng ti ml, tinh tế trong từng chi tiết. Năm 1983, quần thể này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.

hinh-anh-bai-5-an-do-tu-the-ki-iv-den-giua-the-ki-xix-5947-4

 Hình 5. Tượng Phật được tạc trên vách đá trong chùa hang A-gian-ta

Thời kì này, các thành tựu văn hoà Ấn Độ tiếp tục ảnh hưởng, được truyền bá ra bên ngoài, nhất là khu vực Đông Nam Á.

? Em hãy giới thiệu và nêu nhận xét về một số thành tựu văn hoa tiêu biểu của Ấn Độ thời phong kiến.

Luyện tập - Vận dụng

1. Em hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây.

  Vương triều Gup-ta Vương triều Đê-li Vương triều Mô-gôn
Thời gian thành lập      
Tình hình chính trị      
Tình hình kinh tế      
Tình hình xã hội      

2. Hãy tìm hiểu thêm và kể tên một số thành tựu văn hoà của các quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ thời phong kiến.

3. Tìm kiếm thông tin và hình ảnh từ sách, báo và internet, hãy viết đoạn văn ngắn giới thiệu về một công trình kiến trúc của Ấn Độ thời phong kiến mà em ấn tượng nhất.

Tin tức mới


Đánh giá

BÀI 5: ẤN ĐỘ TỪ THẾ KỈ IV ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX | Lịch Sử Và Địa Lí 7 | Chương 2: Trung quốc và Ấn Độ thời trung đại - Phần Lịch sử - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: trong 2 đánh giá
Xếp hạng: / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Lịch Sử Và Địa Lí 7

  1. Chương 1: Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI - Phần Lịch Sử
  2. Chương 2: Trung quốc và Ấn Độ thời trung đại - Phần Lịch sử
  3. Chương 3: Đông Nam Á Từ Nửa Sau Thế Kỉ X Đến Nửa Đầu Thế Kỉ XVI - Phần Lịch Sử
  4. Chương 4: Đất Nước Dưới Các Vương Triều Ngô - Đinh - Tiền Lê (939 - 1009) - Phần lịch sử
  5. Chương 5: Đại Việt Thời Lý - Trần - Hồ (1009 - 1407) - Phần lịch sử
  6. Chương 6: Khởi Nghĩa Lam Sơn Và Đại Việt Thời Lê Sơ (1418 - 1527) - Phần lịch sử
  7. Chương 7: Vùng Đất Phía Nam Việt Nam Từ Đầu Thế Kỉ X Đến Đầu Thế Kỉ XVI - Phần lịch sử
  8. Chương 1:  Châu Âu - Phần Địa lí
  9. Chương 2:  Châu Á - Phần Địa lí
  10. Chương 3: Châu Phi - Phần Địa Lý
  11. Chương 4: Châu Mỹ - Phần Địa Lý
  12. Chương 5: Châu Đại Dương Và Châu Nam Cực - Phần Địa Lý
  13. Chủ Đề Chung

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 7

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.