Nội Dung Chính
- Học xong bài này, em sẽ: • Giới thiệu được sự biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI. • Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hoá Phục hưng • Nhận biết được ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hoá Phục hưng đối với xã hội Tây Âu. • Nêu và giải thích được nguyên nhân của phong trào Cải cách tôn giáo. • Mô tả khái quát được nội dung cơ bản và tác động của các cuộc Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu. |
Cùng với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản là sự xuất hiện một nền văn hoá mới, đồi lập gay gắt với hệ tư tưởng, văn hoá phong kiến. Đó được coi là một cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại nhất mà loài người chưa từng thấy, một thời đại đã đề ra những con người khổng lồ, khổng lồ về tư tưởng,... về tài năng mọi mặt và sự hiểu biết sâu rộng của họ", Theo em, "cuộc cách mạng" đó là sự kiện nào? Vì sao sự kiện đó lại được đánh giá cao như vậy?
Hình 1. Bịch hoạ của Mi-ken-lăng-giờ trên vòm nhà thờ Xích-đin (Va-ti-căng) - một kiệt tác đương thời
1 Những biến đối về kinh tế - xã hội Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI
Từ cuối thế kỉ XIII, tình hình kinh tế – xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi. Các công trường thủ công, công ti thương mại, các đồn điền ra đời và ngày càng được mở rộng quy mô. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện.
Giai cấp tư sản ra đời, có thể lực về kinh tế song lại chưa có địa vị xã hội tương xứng. Họ không chấp nhận những giáo là lỗi thời, muốn xây dựng một nền văn hoà mới đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học - kĩ thuật,... để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
? Hãy chỉ ra những biến đổi quan trọng nhất về kinh tế - xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI
2 Phong trào Văn hoà Phục hưng
Phong trào Văn hoá Phục hưng diễn ra đầu tiên ở I-ta-li-a (thế kỉ XIV), sau đó lan nhanh sang các nước Tây Âu và trở thành một trào lưu rộng lớn.
a) Những thành tựu tiêu biểu
Thời kì này chứng kiến sự phát triển đến đỉnh cao của văn học, sự nở rộ của các tài năng nghệ thuật với các gương mặt tiêu biểu như: M. Xéc-van-tét, W. Séch-xpia, Lê-ô-na đơ Vanh-xi.....
Hình 2. Tượng Đan-tô (ở I-ta-li-a) - người mở đầu phong trào Văn hoá Phục hưng
M. Xéo-van-tét là một nhà văn lớn của Tây Ban Nha với tác phẩm nổi tiếng là Đôn Ki-hô-tê,
Nhà viết kịch vĩ đại thời Phục hưng là W. Sếch-xpia (người Anh) với nhiều vở kịch nổi tiếng như: Rô-mê-ô và Giu-đét, Hamlet, O-ten-lo
Lê-ô-na do Vanh-xi (người l-ta-li-a) là một hoạ sĩ thiên tài, để lại nhiều kiệt tác cho nhân loại như: Bùa tiệc cuối cùng. Nàng La Giô-công-đo
1. Kết nối với văn học Thông qua hình ảnh chàng hiệp sĩ lời thôi Đôn Ki-hô-tê Xéo-van-tet đã khắc hoạ bức tranh chân thực về xã hội Tây Ban Nha thế kỉ XVI, đồng thời châm biếm toàn bộ xã hội phong kiến, thể hiện khát vọng mãnh liệt về sự công bằng và bác ái. Đôn Ki-hô-tê được dịch ra hầu hết các thứ tiếng và xếp vào hàng kiệt tác, |
Kết nối với nghệ thuật Để hoàn thành bức tranh trên vòm nhà thờ Xích-xtin, Mi-ken-lang-giờ đã phải trèo lên một giàn giáo rất cao, ngừa có, còng lưng, thậm chỉ nằm ngừa đề về liên tục trong 4 năm 3 tháng.... Bức tranh có diện tích 540m² với 343 nhân vật |
Miken-lăng giờ là một danh hoạ, một nhà điêu khắc, kiến trúc sư nổi tiếng người I-ta-li-a với những tác phẩm tiêu biểu Sáng tạo thế giới, Cuộc phán xét cuối cùng, Tương Đa-vít,...
Hình 3. Nàng La Giô-công-đơ - một kiệt tác của Lê-ô-na do Vanh-xi
Thời Phục hưng đã xuất hiện nhiều nhà khoa học dũng cảm chống lại những quan điểm sai lầm, bảo thủ. Tiêu biểu là N. Cô-péc-ních (người Ba Lan), G. Bru-no và G. Ga-li-lê (người I-ta-li-a).
Cô-péc-ních là nhà thiên văn họ đầu tiên chúng mình ràng Trái Đất quay quanh trục của nó và quay xung quanh Mặt Trời. Tuy nhiên, học thuyết của Cô-péc-ních bị Giáo hội cầm lưu truyền. Ga-li-lê vì công bố học thuyết Trái Đất quay mà bị bỏ tù khi đã 70 tuổi. Ông nổi tiếng với câu nói khi bị kết án: "Dù sao thì Trái Đất vẫn quay
? 1. Hãy trình bày một số thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hoá Phục hưng.
2. Em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?
b) Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hoá Phục hưng đối với xã hội Tây Âu
Bằng những tác phầm của mình, các nhà Văn hoá Phục hưng đã lên án gay gắt Giáo hội Thiên Chúa giáo và đả phá trật tự phong kiến.
Văn hoá Phục hưng đề cao giá trị con người và tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc, đồng thời có nhiều đóng góp quan trọng đối với kho tàng văn hoá nhân loại.
1. "Dòng dõi thì chẳng qua là lưu truyền, còn việc làm tốt đẹp thì do tự mình mà có. Đạo đức tự nó có giá trị gấp bao lần dòng đồi (Lời của Đôn Ki-hô-tê trong tác phẩm Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-tét). (Theo Nguyễn Gia Phu... Lịch sử thế giới trung đại, NXB Giáo dục, 2006, tr. 115) 2. 2. Trong đời sống của mỗi người, cái nghĩa vụ vĩ đại là đối với Tổ quốc (Ma-ki-a-ve-1). (Theo Nguyễn Gia Phu... Lịch sử thế giới trung đại, Sód, tr. 116) |
Phong trào Văn hoá Phục hưng là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến lỗi thời, mở đường cho văn hoà Tây Âu phát triển trong những thế kỉ sau.
? 1. Tư liệu 1, 2 phản ánh quan điểm của các nhà Văn hoá Phục hưng về vấn đề gì?
2. Phong trào Văn hoá Phục hưng có ý nghĩa và tác động đến xã hội Tây Âu như thế nào?
2 Phong trào Cải cách tôn giáo
a) Nguyên nhân bùng nổ
Thời trung đại, Thiên Chúa giáo là chỗ dựa vững chắc nhất của chế độ phong kiến, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu.
Đến đầu thế kỉ XVI, Giáo hội Thiên Chúa giáo ngày càng có xu hướng cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản, nhiều giáo hoàng và giám mục quá quan tâm đến quyền lực và đặt ra những lễ nghỉ tốn kém.
Do đó, phong trào Cải cách tôn giáo đã bùng nổ khắp các nước Tây Âu, khởi đầu là Đức, Thuy Sĩ, sau đó lan sang Bỉ, Hà Lan, Anh, Pháp. Tiêu biểu nhất là tư tưởng cải cách của Mác-tin Lu-thơ (Đức) và Giăng Can-vanh (Thuy ST).
Em có biết? Mác-tin Lu-thơ là một tu sĩ đồng thời là Giáo sư ở Trường Đại học Vit-ten-béc (Đức). Lu-thơ căm ghét việc giáo sĩ được phép bán thê miễn tội. Năm 1517, ông đã ghim lên cánh cửa nhà thờ bản luận văn chỉ trích Giáo hội. Sau đó, ông bị buộc tối dị giáo (ái ngược lại với đức tin của Giáo hội) và bị trừng phạt. |
Hình 4. Mác-tin Lu-thơ (1483-1546)
? Hãy giải thích vì sao xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo.
b) Nội dung cơ bản
Hình 5. Một số nội dung cơ bản của phong trào Cài cách tôn giáo ☑ Hãy trình bày những nội dung chình của phong trào Cải cách tôn giáo.
c) Tác động
Cải cách tôn giáo được đông đảo nhân dân ủng hộ, đã lan rộng khắp Tây Âu trong thế kỉ XVI. Do tác động của Cải cách tôn giáo, Thiên Chúa giáo phân hoá thành hai giáo phái: Cựu giáo (Thiên Chúa giáo) và Tân giáo (Anh giáo, Tin Lành,... là những tôn giáo cải cách).
Phong trào Cải cách tôn giáo còn làm búng lên một cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức, thường gọi là cuộc Chiến tranh nông dân Đức.
Cùng với Văn hoá Phục hưng, Cài cách tôn giáo là một trong những cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá – tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến đã suy tàn, mở đường cho nền văn hoá châu Âu phát triển cao hơn.
? Trình bày tác động của phong trào Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu.
Luyện tập - Vận dụng
1. Hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây.
Các nhà Văn hoá phục hưng | Lĩnh vực | Tác phẩm/ Công trình tiêu biểu |
M. Xéc-van-tét | ||
W. Sếch-xpia | ||
Lê-ô-na đơ | ||
N. Cô-péc-ních | ||
G. Ga-li-lê |
2. Vẽ sơ đồ tư duy (hoặc lập bảng hệ thống) thể hiện những nét chính của phong trào Cải cách tôn giáo (nguyên nhân, nội dung, tác động).
3. Sưu tầm tư liệu từ internet và sách, báo để giới thiệu (theo cách của em) về một công trình tác phẩm/nhà văn hoá thời Phục hưng mà em ấn tượng nhất
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn