Nội Dung Chính
I - ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tô Hiến Thành - Một tấm gương về chí công vô tư
Tô Hiến Thành là một vị quan trụ cột của nhà Lý vào thời Lý Cao Tông. Ông giữ chức Tể tướng, tính tình trung thực, khảng khái, được mọi người kính phục.
Khi ông bị bệnh nặng, vũ Tần Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh rất chu đáo, còn Trần TRung Tá thì mải việc chống giặc nơi biên cương, không có điều kiện gần gũi ông. Một hôm, Thái hậu đến thăm Tô Hiên Thành và hỏi :
- Nếu chẳng may ông mất thì ai là người sẽ thay ông gánh vác công việc của Triều đình ?
Ông đáp :
- Tâu Thái hậu, quan Giám nghị đại phu Trần Trung Tá có thể thay tôi !
Thái hậu ngạc nhiên hỏi tiếp :
- Sao ông không cử ông Vũ Tán Đường là người ngày đêm hầu hạ ông ?
Tô Hiến Thành chậm rãi trả lời :
- Nếu Thái hậu hỏi ai là người hầu hạ vua tận tình nhất thì tôi xin tiến cử Vũ Tán Đường. Còn hỏi người thay thế tôi lo việc nước thì phải cử Trần Trung Tá.
(Phỏng theo Cuộc sống và sự nghiệp - tập III và Những vì sao đất nước, tập IV, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1976)
2. Điều mong muốn của Bác Hồ
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương trong sáng tuyệt vời về sự phấn đấu cho những lí tưởng đạo đức cao cả. Hoài bão lớn nhất của Người là Tổ quốc được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc, ấm no. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói : "Cả đời tôi chỉ một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi dân tộc và hạnh phúc của nhân dân"(1) ; và "Bấc kì bao giờ, bất kì ở đâu tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích là làm cho ích quốc, lợi dân"(2).
Lúc còn sống, Người đã dành tất cả tình thương yêu cho đồng bào, già trẻ, gái trai... Khi sắp phải từ biết thế giới này, Người cũng chỉ "tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa" và Người đã "để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các chấu thanh niên và di đồng"(3).
Chú thích
(1), (2) Hồ Chí Minh - Những sự kiện, NXB Thông tin, Hà Nội, 1987.
(3) Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Gợi ý
a) Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc ? Qua đó, em hiểu gì về Tô hiến Thành ?
b) Em có suy nghĩ gì về cuộc đời sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ? Theo em, điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta với Bác ?
c) Em hiểu thế nào về chí công vô tư và tác dụng của nó đối với đời sống cộng đồng ?
II - NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Chí công vô tư là phẩn chất đạo đức của con người, thể hiện sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
2. Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và công đồng xã hội, góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy và kính trọng.
3. Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư, học sinh cần thái độ ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư, đồng thời dám phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết mọi công việc.
- Danh ngôn :
"Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà".
Hồ Chí Minh
III - BÀI TẬP
1. Trong những hành vi sau đây, theo em, hành vi nào thê hiện phẩm chất chí công vô tư hoặc không chí công vô tư ? Vì sao ?
a) Mai là học sinh giỏi của lớp 9A, nhưng Mai không muốn tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân ;
b) Là lớp trường, Quân thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình ;
c) Là cán bộ lãnh đạo nhà máy, ông Lợi cho rằng chỉ nên đề bạt những người luôn ủng hộ và bảo vệ ông trong công việc ;
d) Trong đợt bình xét thi đua cuối năm, Lan cho rằng chỉ nên bầu những bạn có đủ tiêu chuẩn đã đề ra ;
đ) Để chấn chỉnh nền nếp kỉ luật trong xí nghiệp, theo ông Đĩnh cần phải xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm của cán bộ cấp dưới ;
e) Nhà bà Nga ở mặt phố, rất thuận lợi cho công việc kinh doanh, nhưng khi Nhà nước chủ trương về giải phóng mặt bằng để mở đường, bà Nga vui vẻ chấp hành.
2. Em tán thành hay không tán thành với những quản điểm nào sau đây ? Vì sao ?
a) Chỉ những người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư ;
b) Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình ;
c) Học sinh còn nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện được phẩm chất chí công vô tư ;
d) Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp của công dân ;
đ) Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm.
3. Em sẽ làm gì trong mỗi trường sau đây (Im lặng, phản đối hay đồng tình) và giải thích vì sao em lại làm như vậy ?
a) Em biết ông Ba làm nhiều việc sai trái, nhưng ông Ba lại là ân nhân của gia đình em.
b) Em biết ý kiến của bạn Trung là đúng, song ý kiến đó lại đa số các bạn trong lớp phản đối.
c) Khi đề cử đại biểu tham dự Đại hội "Cháu ngoan Bác Hồ" của thành phố, một số bạn biết Trang hoàn toàn xứng đáng, song lại không đồng ý cử Trang vì Trang hay phê bình mỗi khi các bạn đó có khuyết điểm.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn