Nội Dung Chính
(Trang 44)
Hình 6.1. Chế biến thức ăn có | Sau bài học này, em sẽ:
|
Quan sát Hình 6.1 và cho biết cách chế biến món ăn được thể hiện trong hình. Nhiệt độ có tác dụng gì trong chế biến thực phẩm? Ở gia đình em thường chế biến món ăn theo cách nào?
I. PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM BẰNG NƯỚC NÓNG
1. Luộc
KHÁM PHÁ
- Đọc nội dung mục I.1 và quan sát Hình 6.2, trình bày hiểu biết của em về món luộc. Lượng nước trong món luộc nên lưu ý như thế nào?
- Kể tên một vài món luộc mà gia đình em hay dùng và nêu cách làm. Từ đó, hãy rút ra quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món luộc.
– Quy trình thực hiện:
Bước 1 | Sơ chế nguyên liệu Làm sạch thực phẩm, cắt thái phù hợp. |
Hình 6.2. Rau luộc |
Bước 2 | Chế biến Cho thực phẩm vào nước luộc với thời gian vừa đủ. | |
Bước 3 | Trình bày món ăn Bày món ăn vào đĩa, ăn kèm với nước chấm hoặc gia vị thích hợp (có thể sử dụng nước luộc) |
– Yêu cầu kĩ thuật
+ Nước luộc trong.
+ Thực phẩm có nguồn gốc động vật chín mềm, không dai, không nhừ nát, ...
+ Thực phẩm có nguồn gốc thực vật: rau lá chín tới có màu xanh, rau củ có bột chín bở hoặc chín dẻo,...
(Trang 45)
THỰC HÀNH
Thực hành chế biến món luộc Món rau củ luộc * Chuẩn bị – Nguyên liệu: 2 cây súp lơ, 1 củ cà rốt, muối, mì chính (bột ngọt), nước mắm. – Dụng cụ: dao thái, nồi, bếp đun, đũa, đĩa đựng. | Hình 6.3. Rau củ luộc |
* Các bước tiến hành
Bước 1 | Sơ chế nguyên liệu • Súp lơ: rửa sạch, thái miếng vừa ăn. • Cà rốt: rửa sạch, nạo vỏ, thái miếng vừa ăn. |
Bước 2 | Chế biến • Cho vào nồi 1,5 L nước, cho thêm một chút muối, đun sôi. • Cho súp lơ và cà rốt đã thái vào nước. Luộc đến khi chín tới vừa ăn. |
Bước 3 | Trình bày món ăn Cho ra đĩa, có thể ăn kèm nước chấm. |
* Thực hiện
Học sinh thực hành theo nhóm.
* Đánh giá
Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình và nhóm khác theo hướng dẫn của giáo viên. Có thể đánh giá theo các tiêu chí như Bảng 6.1.
Bảng 6.1. Bảng tiêu chí đánh giá thực hành chế biến thực phẩm
STT | Tiêu chí đánh giá | Thang điểm đánh giá | ||
1 | Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ. | 1 | 2 | 3 |
Không chuẩn bị hoặc có chuẩn bị nhưng còn thiếu nhiều nguyên liệu và dụng cụ | Chuẩn bị được hầu hết các nguyên liệu và dụng cụ. | Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và dụng cụ. |
(Trang 46)
2 | Quy trình thực hiện và thao tác thực hành
| Không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng theo quy trình đưa ra.
| Thực hiện đúng phần lớn các bước trong quy trình thực hiện. Chưa thành thạo cách sử dụng các dụng cụ, thiết bị nhà bếp. | – Thiện hiện chính xác và nhanh chóng toàn bộ các bước trong quy trình. – Thao tác sử dụng các dụng cụ, thiết bị nhà bếp khéo léo, thành thạo. |
3 | Chất lượng sản phẩm ( trạng thái, màu sắc, mùi vị của thực phẩm; hình thức trình bày món ăn. | – Trạng thái (độ chín, hình dạng,...), màu sắc, mùi vị của món ăn chưa đạt tiêu chuẩn. –Trình bày không đẹp. | –Trạng thái (độ chín, hình dạng,...) màu sắc, mùi vị của món ăn gần đạt tiêu chuẩn; có thể thiếu sót ở một trong số các tiêu chí chất lượng. – Trình bày đẹp. | – Trạng thái (độ chín, hình dạng,...) màu sắc, mùi vị đạt tiêu chuẩn đặc trưng của món ăn. Mùi vị thơm ngon, màu sắc hấp dẫn. – Trình bày đẹp, bắt mắt. |
4 | Thời gian hoàn thành và sáng tạo trong công việc.
| Không hoàn thiện đúng thời gian đã đề ra.
| Hoàn thiện đúng hoặc nhanh hơn thời gian đã đề ra mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm nhưng chưa có sự sáng tạo.
| – Hoàn thiện đúng hoặc nhanh hơn thời gian đã đề ra mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. – Có sáng tạo khiến thời gian chế biến nhanh hơn, khắc phục được hạn chế của thực phẩm,... |
5 | Thái độ, ý thức học tập | Một số thành viên không hoàn thành nhiệm vụ do nhóm phân công | Không có sự phối hợp khi thực hành giữa các thành viên trong nhóm. | Mọi thành viên hoàn thành nhiệm vụ do nhóm phân công. |
6 | An toàn lao động | Có đổ, vỡ trong quá trình thực hành. | Chưa biết cách sử dụng đúng các thiết bị, dụng cụ nhà bếp. | Sử dụng đúng, an toàn các thiết bị, dụng cụ nhà bếp trong quá trình thực hành. |
(Trang 47)
7 | An toàn vệ sinh thực phẩm
| Sản phẩm chưa được đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chưa rửa, dọn sạch sẽ sau khi thực hành: bảo quản các thiết bị, dụng cụ nhà bếp không đúng cách. | Sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhưng chưa rửa, dọn sạch sẽ sau khi thực hành; bảo quản các thiết bị, dụng cụ nhà bếp không đúng cách. | – Sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. – Chưa rửa, dọn sạch sẽ sau khi thực hành.Bảo quản các thiết bị, dụng cụ nhà bếp đúng cách. |
Ghi chú: Đánh giá mỗi tiêu chí theo thang điểm từ 1 đến 3 với 3 là cao nhất.
2. Nấu
KHÁM PHÁ
Đọc nội dung mục I.2 và quan sát Hình 6.4, trình bày hiểu biết của em về món nấu. Kể tên một vài món nấu mà gia đình em hay dùng và nêu cách làm. Từ đó, em hãy rút ra quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món nấu.
– Quy trình thực hiện:
Bước 1 | Sơ chế nguyên liệu Làm sạch thực phẩm, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị. | Hình 6.4 Canh gà nấu rau củ |
Bước 2 | Chế biến Nấu nguyên liệu có nguồn gốc động vật trước, sau đó mới tới thực vật; nêm gia vị vừa ăn. | |
Bước 3 | Trình bày món ăn Trình bày tuỳ theo đặc trưng mỗi món. |
– Yêu cầu kĩ thuật: Thực phẩm chín mềm, không dai, không nát; hương vị thơm ngon, vừa ăn; màu sắc hấp dẫn.
KẾT NỐI NĂNG LỰC
So sánh phương pháp chế biến thực phẩm trong nước giữa món luộc và món nấu.
Trong thực tế, quá trình chế biến thực phẩm thường xảy ra hiện tượng biến đổi màu tự nhiên của rau, quả xanh khi nấu, luộc. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự tác động tương hỗ giữa chlorophyll với các acid chứa trong dịch tế bào. Trong rau, quả tươi, acid trong dịch tế bào không bị khuyếch tán; khi gặp nhiệt độ cao, protein ở tế bào chất bị biến tính, mất tính bán thấm dẫn đến acid có thể khuyếch tán ra ngoài và phản ứng với chlorophyll để tạo thành pheophytin có màu xanh nâu.
(Trang 48)
THỰC HÀNH
Thực hành chế biến món nấu Món súp gà ngô nấm * Chuẩn bị – Nguyên liệu: 300g đầu, chân gà (hoặc xương lợn); 150 g thịt gà; 2 quả trứng gà; 1 hộp ngô (bắp) hoặc 2 bắp (quả) ngô non; cà rốt, nấm hương;50– 100g bột đao(bộtnăng); hạt tiêu (xay nhỏ), ớt, rau mùi (ngò); bột ngọt (mì chính); muối, nước mắm. – Dụng cụ: Dao thái, thớt, nồi, thìa, đũa, rổ, rây lọc, bát to (tô) hay bát nhỏ (cho từng người), bếp đun, găng tay chuyên dụng. | Hình 6.5 Súp gà ngô nấm |
* Các bước tiến hành
Bước 1 | Sơ chế nguyên liệu
|
Bước 2 | Chế biến
|
Bước 3 | Trình bày món ăn Múc súp ra bát to (tô) hoặc bát nhỏ cho từng người (Hình 6.5), trên rắc hạt tiêu + rau mùi thái nhỏ, ăn nóng; có thể trang trí thêm trứng luộc, ớt hoặc cà rốt, cà chua tỉa hoa (tuỳ ý). |
* Thực hiện
Học sinh thực hành theo nhóm.
* Đánh giá
Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình và nhóm khác theo hướng dẫn của giáo viên. Có thể đánh giá dựa trên các tiêu chí như Bảng 6.1.
(Trang 49)
3. Kho
KHÁM PHÁ
- Đọc nội dung mục I.3 và quan sát Hình 6.6, nêu hiểu biết về phương pháp kho làm chín thực phẩm.
- Qua quá trình quan sát việc chế biến thực phẩm của gia đình, em hãy trình bày cách làm một món kho. Từ đó, hãy rút ra quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món kho.
– Quy trình thực hiện:
Bước 1 | Sơ chế nguyên liệu Làm sạch thực phẩm, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị. | Hình 6.6. Thịt lợn kho |
Bước 2 | Chế biến Nấu thực phẩm với lượng nước ít, có nêm nếm gia vị. Thường sử dụng lửa nhỏ đến khi thực phẩm chín mềm, một số món sẽ cạn hoặc còn ít nước. Nếu kết hợp kho nguyên liệu động vật với thực vật, thường cần kho nguyên liệu động vật trước, sau đó mới tới thực vật. | |
Bước 3 | Trình bày món ăn Trình bày tuỳ theo đặc trưng mỗi món. |
– Yêu cầu kĩ thuật: Thực phẩm mềm nhừ, không nát, ít nước, hơi sánh, thơm ngon vị mặn; màu vàng nâu.
So sánh phương pháp chế biến thực phẩm trong nước giữa món nấu và món kho.
THỰC HÀNH
Thực hành chế biến món kho Món thịt kho trứng * Chuẩn bị – Nguyên liệu: 500 g thịt ba chỉ, 5 quả trứng gà, 500 mL nước dừa, hành khô, hạt tiêu (xay nhỏ), đường, nước mắm, hạt nêm. | Hình 6.7. Thịt kho trứng |
(Trang 50)
* Các bước tiến hành
Bước 1 | Sơ chế nguyên liệu
|
Bước 2 | Chế biến
|
Bước 3 | Trình bày món ăn Múc thịt ra bát tô hoặc đĩa sâu lòng (Hình 6.7), trang trí tuỳ ý, có thể thêm hành chẻ, rau mùi, ...; ăn nóng với cơm hoặc xôi. |
* Thực hiện
Học sinh thực hành theo nhóm.
* Đánh giá
Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình và nhóm khác theo hướng dẫn của giáo viên. Có thể đánh giá theo các tiêu chí như Bảng 6.1.
II. PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM BẰNG HƠI NƯỚC NÓNG (HẤP)
KHÁM PHÁ
Gia đình em thường làm món ăn gì bằng phương pháp hấp (đồ)? Hãy mô tả cách đồ xôi ở gia đình em. Từ đó, kết hợp với nội dung mục II, hãy rút ra quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món hấp (đồ).
– Quy trình thực hiện:
Bước 1 | Sơ chế nguyên liệu Làm sạch thực phẩm, cắt thái và sơ chế tuỳ theo đặc trưng của từng món, tẩm ướp gia vị phù hợp. |
Bước 2 | Chế biến Đặt nguyên liệu vào chảo hoặc khay, giá, đĩa,..., duy trì lửa to để hơi nước bốc lên đủ nhiều liên tục cho tới khi chín. |
Bước 3 | Trình bày món ăn Trình bày tuỳ theo đặc trưng mỗi món. |
(Trang 51)
– Yêu cầu kĩ thuật: Thực phẩm chín mềm; ráo, không có hoặc rất ít nước; hương vị thơm ngon; màu sắc đặc trưng của món.
| Hình 6.8. Tôm hấp |
THỰC HÀNH
Thực hành chế biến món hấp Món cá hấp xì dầu * Chuẩn bị – Nguyên liệu: 1 con cá khoảng 2 kg, gừng, hành tây, hành lá, xì dầu, nước mắm, dầu hào, đường, mì chính (bột ngọt), tiêu (xay nhỏ). – Dụng cụ: dao, thớt, nồi hấp, đũa, rổ, đĩa sâu lòng, bếp đun. | Hình 6.9. Cá hấp xì dầu |
* Các bước tiến hành
Bước 1 | Sơ chế nguyên liệu
|
Bước 2 | Chế biến
|
Bước 3 | Trình bày món ăn Sau khi cá chín, lấy đĩa cá ra khỏi nồi (Hình 6.9), rắc tiêu lên rồi thưởng thức ngay khi còn nóng. |
* Thực hiện
Học sinh thực hành theo nhóm.
* Đánh giá
Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình và nhóm khác theo hướng dẫn của giáo viên. Có thể đánh giá theo các tiêu chí như Bảng 6.1.
(Trang 52)
III. PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM BẰNG KHÔNG KHÍ NÓNG (NƯỚNG)
Đọc nội dung mục III và quan sát Hình 6.10, trình bày hiểu biết của em về món nướng. Kể tên một vài món nướng mà em đã được ăn và cho biết nhận xét về trạng thái, hương vị, màu sắc. Từ đó, hãy rút ra quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món nướng.
– Quy trình thực hiện:
Bước 1 | Sơ chế nguyên liệu Làm sạch thực phẩm, để nguyên hoặc cắt thái phù hợp, có thể khứa nhẹ trên bề mặt thực phẩm để nhanh chín và hạn chế nứt bề mặt khi thực phẩm chín; tẩm ướp gia vị. | Hình 6.10. Gà nướng |
Bước 2 | Chế biến Có thể chọn đặt thực phẩm lên vỉ nướng, xiên vào que hoặc bọc giấy bạc; khi nướng lưu ý lật đảo các mặt (nếu cần) để thực phẩm chín đều. | |
Bước 3 | Trình bày món ăn Trình bày tuỳ theo đặc trưng mỗi món. |
– Yêu cầu kĩ thuật: Thực phẩm chín đều, không dai; thơm ngon, đậm đà; màu vàng, đẹp mắt.
THỰC HÀNH
Thực hành chế biến món nướng Món bánh đậu xanh nướng * Chuẩn bị – Nguyên liệu: 300 g đậu xanh, 300 g đường cát trắng; 100 g bột gạo; 50 g bột đao (bột năng); nước cốt dừa; 1 thìa súp dầu ăn; 1 ống vani (bột thơm). – Dụng cụ: Dao, thớt, chảo, nồi, cối và chày, khuôn, thìa, đũa, rổ, thau, đĩa, bát, lò nướng, bếp đun, găng tay chuyên dụng. |
Hình 6.11. Bánh đậu xanh nướng |
(Trang 53)
* Các bước tiến hành
Bước 1 | Sơ chế nguyên liệu
|
Bước 2 | Chế biến
|
Bước 3 | Trình bày món ăn Bánh chín lấy ra để nguội; cắt thành miếng tuỳ ý, sắp vào đĩa (Hình 6.11). |
* Thực hiện
Học sinh thực hành theo nhóm.
* Đánh giá
Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình và nhóm khác theo hướng dẫn của giáo viên. Có thể đánh giá theo các tiêu chí như Bảng 6.1.
IV. PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM BẰNG DẦU, MỠ NÓNG
1. Rán (chiên)
KHÁM PHÁ
- Đọc nội dung mục IV. 1 và quan sát Hình 6.12, trình bày hiểu biết của em về món rán (chiên).
- Gia đình em thường chế biến những thực phẩm rán nào? Hãy mô tả cách rán đậu ở gia đình. Từ đó, rút ra quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món rán.
– Quy trình thực hiện:
Bước 1 | Sơ chế nguyên liệu Làm sạch thực phẩm, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị (nếu cần). |
Bước 2 | Chế biến Cho nguyên liệu vào chất béo đang nóng già, lưu ý để nguyên liệu ráo nước để hạn chế chất béo bắn lên tay chế biến, lật mặt thực phẩm khi rán đến khi các mặt vàng đều, chín kĩ. |
Bước 3 | Trình bày món ăn Trình bày tuỳ theo đặc trưng mỗi món. |
(Trang 54)
– Yêu cầu kĩ thuật: Giòn xốp, ráo mỡ, chín kĩ, không cháy sém hay vàng non; hương vị thơm ngon, vừa miệng, có lớp ngoài màu vàng nâu bao quanh thực phẩm.
| Hình 6.12. Cá rán |
THỰC HÀNH
Thực hành chế biến món rán Món nem rán (chả giò) * Chuẩn bị – Nguyên liệu: 500 g thịt lợn nạc, 5 g miến dong, 10 g mộc g nhĩ và nấm hương, 1 củ cà rốt, 2 quả trứng gà, 20 g giá đỗ, hành lá, rau xà lách, rau thơm, ớt, tỏi, dầu ăn, muối, mì chính (bột ngọt), hạt tiêu (xay nhỏ), bánh đa nem (vỏ nem). – Dụng cụ: dao, thớt, chảo, nồi, thìa, đũa, rổ, đĩa, bát, bếp đun, găng tay chuyên dụng. | Hình 6.13. Món nem rán (chả giò) |
* Các bước tiến hành
Bước 1 | Sơ chế nguyên liệu
|
Bước 2 | Chế biến
|
Bước 3 | Trình bày món ăn Xếp nem vào đĩa (nếu cuốn nem to, dài có thể cắt làm đôi) (Hình 6.13); Dọn kèm rau xà lách, rau thơm, rau mùi, giá đỗ,... nước mắm chanh, tỏi, ớt pha loãng + cà rốt ngâm giấm; món nem có thể ăn cùng với bún. |
(Trang 55)
* Thực hiện
Học sinh thực hành theo nhóm.
* Đánh giá
Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình và nhóm khác theo hướng dẫn của giáo viên. Có thể đánh giá theo các tiêu chí như Bảng 6.1.
2. Rang
KHÁM PHÁ
- Đọc nội dung mục IV.2 và quan sát Hình 6.14, cho biết chế biến thực phẩm bằng phương pháp rang là gì.
- Em hãy trình bày cách rang thịt ở gia đình. Từ đó, rút ra quy trình thực hiện và yêu cầu kỹ thuật của món rang.
– Quy trình thực hiện:
Bước 1 | Sơ chế nguyên liệu Làm sạch thực phẩm, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị. | Hình 6.14. Cơm rang rau củ |
Bước 2 | Chế biến Cho vào chảo hoặc nồi một lượng rất ít chất béo, cho nguyên liệu vào và đảo đều liên tục cho đến khi thực phẩm khô, săn chắc đạt yêu cầu. | |
Bước 3 | Trình bày món ăn Trình bày tuỳ theo đặc trưng mỗi món. |
– Yêu cầu kĩ thuật: Món rang phải khô, săn chắc; mùi thơm; màu sắc hấp dẫn.
Phương pháp rang và rán thực phẩm khác nhau như thế nào?
THỰC HÀNH
Thực hành chế biến món rang Món cơm rang rau củ * Chuẩn bị – Nguyên liệu: 300 g cơm chín, 2 quả trứng gà, bắp (quả) ngô non, 20 g đậu que, ¼ củ cà rốt, nấm hương; hành lá, dưa chuột, cà chua; dầu ăn (mỡ), bột ngọt (mì chính), muối, nước mắm. – Dụng cụ: Dao thái, thớt, chảo xào, đũa, đĩa sâu lòng hoặc bát, bếp đun. | Hình 6.15.Cơm rang rau củ |
(Trang 56)
* Các bước tiến hành
Bước 1 | Sơ chế nguyên liệu
|
Bước 2 | Chế biến
|
Bước 3 | Trình bày món ăn Xới cơm ra bát để thưởng thức, ăn cùng dưa chuột thái lát. Có thể trang trí thêm cà chua tỉa hoa, hành chẻ (Hình 6.15) |
* Thực hiện
Học sinh thực hành theo nhóm.
* Đánh giá
Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình và nhóm khác theo hướng dẫn của giáo viên. Có thể đánh giá theo các tiêu chí như Bảng 6.1.
3. Xào
KHÁM PHÁ
- Đọc nội dung mục IV.3 và quan sát Hình 6.16, nêu hiểu biết của em về phương pháp xào.
- Trình bày cách làm một món xào. Từ đó, rút ra quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật của món xào.
– Quy trình thực hiện:
Bước 1 | Sơ chế nguyên liệu Làm sạch thực phẩm |
Bước 2 | Chế biến Cho vào chảo hoặc nồi một lượng chất béo vừa phải, cho nguyên liên tục cho đến khi chín đạt yêu cầu. |
Bước 3 | Trình bày món ăn Trình bày tuỳ theo đặc trưng mỗi món. |
(Trang 57)
– Yêu cầu kĩ thuật: Món ăn chín tới, giữ được độ mềm, ẩm của nguyên liệu, mùi thơm, màu sắc hấp dẫn.
| Hình 6.16. Rau củ xào |
THỰC HÀNH
Thực hành chế biến món xào Món thịt bò xào * Chuẩn bị – Nguyên liệu: 300 g thịt bò, 3 quả ớt chuông, 1 củ hành tây; 1 củ hành khô, 3 – 4 tép tỏi băm nhỏ; dầu hào, hạt tiêu (xay nhỏ), dầu ăn (mỡ), nước mắm, muối, bột ngọt (mì chính), hạt nêm. – Dụng cụ: dao thái, thớt, chảo, bếp đun, đũa, đĩa đựng, | Hình 6.17. Thịt bò xào ớt chuông, hành tây |
* Các bước tiến hành
Bước 1 | Sơ chế nguyên liệu
|
Bước 2 | Chế biến
|
Bước 3 | Trình bày món ăn Cho ra đĩa, có thể rắc thêm hạt tiêu (xay nhỏ) phía trên (Hình 6.17), ăn nóng với cơm. |
(Trang 58)
* Thực hiện
Học sinh thực hành theo nhóm.
* Đánh giá
Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình và nhóm khác theo hướng dẫn của giáo viên. Có thể đánh giá theo các tiêu chí như Bảng 6.1.
- Tại sao phải làm chín thực phẩm? Thế nào là nấu, luộc, kho, rán, rang, xào?
- Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
– Món nào sử dụng phương pháp làm chín thực phẩm trong nước?
A. Kho. B. Nướng. C. Hấp. D. Rang.
– Món nào sử dụng phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước?
A. Nấu. B. Hấp. C. Luộc . D. Kho.
– Phương pháp nào làm chín thực phẩm trong chất béo?
A. Nướng. B. Rang. C. Hấp. D. Luộc.
– Phương pháp nào cần dùng nhiều chất béo?
A. Xào. B. Nướng. C. Rang D. Rán
VẬN DỤNG
Tìm hiểu một số món ăn dùng phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt trong gia đình em và ở địa phương, ghi lại quy trình thực hiện các món đó.
KẾT NỐI NGHỀ NGHIỆP
Chuyên gia dinh dưỡng là tên gọi dành cho những người làm công việc đánh giá, lập kế hoạch và thực hiện các chương trình để tăng cường tác động của thực phẩm và dinh dưỡng đối với sức khoẻ con người. Chuyên gia dinh dưỡng có thể kể đến một số công việc cụ thể như: Chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng, Chuyên gia dinh dưỡng thực phẩm, Nhà dinh dưỡng học.... Từ thông tin trên, hãy tìm hiểu và đánh giá về khả năng, sự phù hợp của bản thân đối với công việc như chuyên gia dinh dưỡng.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn