Nội Dung Chính
(Trang 9)
Bài 2: DỤNG CỤ ĐO ĐIỆN CƠ BẢN
Sau bài học này, em sẽ:
Sử dụng được một số dụng cụ đo điện cơ bản.
Quan sát Hình 2.1 và cho biết: Dụng cụ đo điện đang được sử dụng để đo đại lượng điện nào?
Hình 2.1. Sử dụng dụng cụ đo điện
I. Một số dụng cụ đo điện cơ bản
1. Đồng hồ vạn năng
a) Chức năng
Đồng hồ vạn năng là dụng cụ để đo các thông số điện một chiều hoặc xoay chiều như đo cường độ dòng điện, đo hiệu điện thế, đo điện trở,...
b) Cấu tạo
KHÁM PHÁ
Quan sát Hình 2.2 và cho biết: Đồng hồ vạn năng có những bộ phận cơ bản nào?
Đồng hồ vạn năng thường có bày bộ phận cơ bản như Hình 2.2.
- Nút nguồn
- Màn hình hiển thị
- Vỏ
- Các thang đo
- Núm xoay chọn thang đo
- Giắc cắm que đo
- Que đo
Hình 2.2. Cấu tạo cơ bản của đồng hồ vạn năng
(Trang 10)
2. Ampe kìm (kẹp)
a) Chức năng
Ampe kim là dụng cụ đo dòng điện xoay chiều. Một số loại ampe kìm có tích hợp tính năng giống như đồng hồ vạn năng.
b) Cấu tạo
KHÁM PHÁ
Quan sát Hình 2.3 và cho biết: Ampe kìm có những bộ phận cơ bản nào?
Ampe kìm có cấu tạo gồm tám bộ phận cơ bản như Hình 2.3.
- Hàm kẹp
- Vỏ
- Lẫy mở hàm kẹp
- Thang đo
- Núm xoay chọn thang đo
- Màn hình hiển thị
- Giắc cắm que đo
- Que đo
Hình 2.3. Cấu tạo cơ bản của ampe kim
3. Công tơ điện
a) Chức năng
Công tơ điện là dụng cụ đo lượng điện năng tiêu thụ của một hộ gia đình hoặc doanh nghiệp. Đối với mạng điện trong nhà, công tơ điện được sử dụng là loại công tơ điện 1 pha.
b) Cấu tạo
KHÁM PHÁ
Quan sát Hình 2.4 và cho biết: Công tơ điện có những bộ phận cơ bản nào?
Công tơ điện thường có 3 bộ phận cơ bản như Hình 2.4.
(Trang 11)
- Màn hình hiển thị
- Vỏ
- Các cực nối điện
Hình 2.4. Cấu tạo cơ bản của công tơ điện 1 pha kĩ thuật số
II. Sử dụng một số dụng cụ đo điện cơ bản
THỰC HÀNH
Thực hành sử dụng một số dụng cụ đo điện cơ bản
1. Mục tiêu
Sử dụng được đồng hồ vạn năng và ampe kìm để đo được một số thông số điện cơ bản.
2. Tiêu chí đánh giá
- Đo được một số đại lượng đo bằng đồng hồ vạn năng và ampe kìm theo đúng quy trình.
- Có ý thức học tập, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, nghiêm túc, trách nhiệm trong công việc.
3. Chuẩn bị
- Thiết bị: đồng hồ vạn năng, ampe kìm, mạch điện cần đo, nguồn 220 V.
- Phiếu báo cáo thực hành cá nhân.
4. Các bước tiến hành
Tiến hành sử dụng các dụng cụ đo điện như đồng hồ vạn năng hoặc ampe kìm theo các bước như sau:
Bước 1. Chọn đại lượng đo và thang đo
Bước 2. Tiến hành đo
Bước 3. Đọc kết quả
(Trang 12)
5. Thực hiện
a) Sử dụng đồng hồ vạn năng
Các bước sử dụng đồng hồ vạn năng để đo một số thông số điện:
Bước 1. Chọn đại lượng đo và thang đo:
– Bật đồng hồ bằng nút nguồn và kiểm tra hoạt động của màn hình hiển thị.
– Điều chỉnh núm xoay để lựa chọn đại lượng cần đo với thang đo thích hợp.
– Cắm que đo vào giắc cắm phù hợp
Bước 2. Tiến hành đo
Đặt 2 đầu đo vào 2 điểm cần đo phù hợp để tiến hành đo.
Bước 3. Đọc kết quả:
Đọc kết quả đo trên màn hình hiển thị.
Một số lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng:
– Nối que đo với đúng vị trí cổng giắc cắm: que đo màu đen luôn nối với cổng COM, que đo màu đỏ nối với cổng khác tuỳ thuộc vào thông số đo.
– Chọn chức năng và thang đo phù hợp với đại lượng đo. Khi chưa biết giá trị của đại lượng cần đo phải chọn thang đo cao nhất.
– Khi chuyển đổi thang đo phải ngắt đầu đo ra khỏi điểm đang đo.
– Khi không sử dụng đồng hồ phải tắt nguồn.
Sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện áp một chiều:
– Để đồng hồ ở thang đo V- và chọn mức thang đo lớn hơn nhưng gần giá trị cần đo nhất.
– Nối đầu đo màu đen với cổng chung COM, đầu đo màu đỏ với cổng VIQ.
– Đặt 2 đầu đo vào 2 điểm cần đo. Đầu đo đen vào điểm có điện thế thấp, đầu đo đỏ vào điểm có điện thế cao.
– Kết quả đo đọc trực tiếp trên màn hình hiện giá trị đo.
Sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện áp xoay chiều:
– Để đồng hồ ở thang đo V~ và chọn mức thang đo lớn hơn nhưng gần giá trị cần đo nhất.
– Nối đầu đo màu đen với cổng chung COM, đầu đo màu đỏ với cổng VIQ.
– Đặt 2 đầu đo vào 2 điểm cần đo. Khi đo điện áp xoay chiều, có thể đổi vị trí 2 đầu đo tại các điểm đó.
- Kết quả đo đọc trực tiếp trên màn hình hiện giá trị đo.
Sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở:
- Để đồng hồ ở thang đo điện trở Ω.
(Trang 13)
- Nối đầu đo màu đen với cổng chung COM, đầu đo màu đỏ với cổng V/Ω
- Đặt 2 que đo vào 2 đầu phần tử cần đo điện trở.
- Kết quả đo đọc trực tiếp trên màn hình hiện giá trị đo.
- Chú ý:
+ Ngắt điện trong mạch khi đo điện trở.
+ Không chạm tay vào đầu đo hoặc các phần tử đo để có kết quả đo chính xác.
b) Sử dụng dụng ampe kìm
Các bước sử dụng ampe kìm để đo dòng điện xoay chiều trên một đoạn dây dẫn.
Bước 1. Chọn đại lượng đo và thang đo:
– Xác định đoạn dây dẫn cần đo dòng điện.
– Điều chỉnh núm xoay để lựa chọn thang đo thích hợp.
– Kiểm tra hoạt động của màn hình hiển thị.
Bước 2. Tiến hành đo
Bấm lẫy mở hàm để kẹp vào đoạn dây dẫn cần đo đã xác định trước đó để đo dòng điện xoay chiều (Hình 2.5).
Bước 3. Đọc kết quả:
Đọc kết quả đo trên màn hình hiển thị.
Một số lưu ý khi sử dụng ampe kìm:
– Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ khi làm việc.
– Khi bấm lẫy mở hàm kẹp của ampe kim, cần đảm bảo đoạn dây dẫn cần đo phải thẳng và được đưa hẳn vào bên trong của hàm kẹp.
– Không kẹp cùng một lúc hai đường dây khi thực hiện đo.
– Khi không sử dụng đồng hồ phải tắt nguồn.
– Cách sử dụng ampe kìm để đo điện áp, điện trở như đồng hồ vạn năng.
Hình 2.5. Sử dụng ampe kìm để đo cường độ dòng điện
6. Ghi chép báo cáo và đánh giá kết quả thực hành
- Ghi chép vào vở các nội dung báo cáo thực hành.
- Đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chí đánh giá ở mục 2.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn