Bài 4: Vật liệu, thiết bị và dụng cụ dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà | Công Nghệ 9 (Lắp đặt mạng điện trong nhà) - Lớp 9 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Vật liệu, thiết bị và dụng cụ dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà


(Trang 18)

Bài 4: VẬT LIỆU, THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ DÙNG CHO LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ

Sau bài học này, em sẽ:
Lựa chọn được thiết bị, dụng cụ, vật liệu phù hợp cho mạng điện trong nhà.
Hình 4.1. Vật liệu và thiết bị điện
Quan sát Hình 4.1 và cho biết: Có những vật liệu, thiết bị điện nào được dùng để lắp đặt mạng điện trong nhà?

hinh-anh-bai-4-vat-lieu-thiet-bi-va-dung-cu-dung-cho-lap-dat-mang-dien-trong-nha-5749-0

Hình 4.1. Vật liệu và thiết bị điện

I. Lựa chọn vật liệu

KHÁM PHÁ
Có thể tuỳ ý lựa chọn vật liệu để lắp đặt cho mạng điện được không? Tại sao?

1. Tiêu chí lựa chọn vật liệu

- Lựa chọn dây dẫn: tiết diện dây dẫn được lựa chọn theo yêu cầu về cường độ dòng điện tiêu thụ trong mạch điện.
- Lựa chọn vật liệu cách điện: theo điện áp cách điện và môi trường mà vật liệu đó được sử dụng cách điện.

2. Lựa chọn vật liệu điện

KHÁM PHÁ
Em hãy tìm hiểu một số loại dây dẫn điện, vật liệu cách điện của mạng điện trong nhà và cho biết chúng dùng trong trường hợp nào? Tại sao?

(Trang 19)

a) Lựa chọn dây dẫn điện
Lựa chọn dây dẫn điện với công suất phù hợp cho mạng điện trong nhà không chỉ đảm bảo truyền tải tốt nhất điện năng mà còn giúp tiết kiệm chi phí đầu tư cho công trình.

Tiết diện dây dẫn điện có thể được lựa chọn theo tiêu chuẩn về đặt đường dây điện trong nhà ở và công trình công cộng, được cụ thể hoá bằng Bảng 4.1. Khi lựa chọn với mạng điện phân phối động lực và trục đứng nên nên chọn tiết diện lớn hơn tiết diện tối thiểu để đảm bảo đủ yêu cầu về dòng điện khi bổ sung thêm các thiết bị trong nhà.

hinh-anh-bai-4-vat-lieu-thiet-bi-va-dung-cu-dung-cho-lap-dat-mang-dien-trong-nha-5749-1

Bảng 4.1. Dòng điện định mức của dây dẫn điện bọc nhựa PVC

Dây đôi mềm, ruột đồng
Số lõi Tiết diện (hinh-anh-bai-4-vat-lieu-thiet-bi-va-dung-cu-dung-cho-lap-dat-mang-dien-trong-nha-5749-2) Dây đôi mềm dẹt, mềm xoắn (A) Dây đôi mềm tròn, mềm ovai, mềm oval dẹt (A)
2 0,5 5 7
2 0,75 7 10
2 1,0 10 11
2 1,25 12 13
2 1,5 14 15
2 2.0 16 17
Dây đơn cứng, ruột đồng hoặc nhôm
Tiết diện (hinh-anh-bai-4-vat-lieu-thiet-bi-va-dung-cu-dung-cho-lap-dat-mang-dien-trong-nha-5749-3)

Đường kính sợi (mm)

Ruột đồng (A) Ruột nhôm (A)
1 1,13 17 -
1,13 1,20 19 -
1,5 1,4 23 -
1,0 1,6 27 -
2,5 1,8 30 23
3,0 2,0 35 26

b) Lựa chọn vật liệu cách điện

Vật liệu cách điện dùng cho mạng điện trong nhà thường gồm băng dính cách điện và ống luồn dây điện như Hình 4.2.

hinh-anh-bai-4-vat-lieu-thiet-bi-va-dung-cu-dung-cho-lap-dat-mang-dien-trong-nha-5749-4

a) Băng dính cách điện              b) Ống luồn dây điện

Hình 4.2.

(Trang 20)

Khi lựa chọn vật liệu cách điện dùng cho mạng điện trong nhà, ngoài tiêu chí về điện áp cách điện, môi trường như chịu nhiệt tốt, chống ẩm tốt và có độ bền cơ học cao, cần chú ý:
– Lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng từ các đơn vị sản xuất uy tín.
– Đối với ống luồn dây dẫn lựa chọn đường kính ống theo số lượng dây dẫn điện đi trong ống.
THỰC HÀNH

Cần thiết kế một mạch điện (có điện áp 220V) gồm ba mạch riêng rẽ; một mạch dùng cho mạch đèn chiếu sáng có công suất 200V, một mạch dùng cho ổ cắm điện cấp điện cho nồi cơm điện có công suất 800V; một mạch dùng cho quạt điện có công suất 120W. Hãy lựa chọn dây dẫn cho ba mạch trên theo bảng gợi ý sau đây:

STT Đồ dùng điện Thông số kĩ thuật Dòng điện tiêu thụ Tiết diện dây dẫn
1 Đèn chiếu sáng 220V - 200W ? ?
2 Nồi cơm điện ? ? ?
3 ? ? ? ?

II. Lựa chọn thiết bị điện

1. Tiêu chí lựa chọn thiết bị điện

Tiêu chí lựa chọn thiết bị đóng cắt và lấy điện
– Dòng điện định mức.
– Điện áp định mức.

2. Lựa chọn thiết bị điện

KHÁM PHÁ
Khi lắp đặt mạng điện trong nhà cần lựa chọn những dụng cụ nào?
a) Lựa chọn thiết bị đóng cắt
Thiết bị đóng cắt có thể sử dụng cầu dao kết hợp với cầu chỉ hoặc aptomat và được lựa chọn phù hợp với đồ dùng điện của mạng điện trong nhà.

(Trang 21)

Nguyên tắc: Lựa chọn thiết bị đóng cắt theo dòng điện định mức và điện áp định mức. Dòng điện định mức của thiết bị đóng cắt được tính theo dòng điện định mức của phụ tải và không nhỏ hơn dòng điện tính toán của phụ tải trong mạch và thường được tính bằng 130% dòng điện tính toán đề bù trường hợp thiết bị điện khởi động. Ví dụ: Dòng điện trong mạch tính được là 10 A, chọn aptomat có dòng điện định
mức là 13 A.

b) Lựa chọn thiết bị lấy điện
 - Lựa chọn thiết bị lấy điện trong nhà có thể áp dụng theo TCVN 9206:2012, trong đó:

+ Với đồ dùng chiếu sáng, quạt điện thì chọn thông số thiết bị lấy điện là 5 A.

+ Với các đồ dùng công suất lớn thì chọn thông số thiết bị lấy điện là 40 A.

+ Với ổ cắm lấy điện thì chọn thông số thiết bị là 20 A.
- Để đảm bảo dẫn điện tốt và an toàn từ ổ lấy điện đến đồ dùng điện, phích cắm điện và ổ lấy điện phải tương thích, tuân theo tiêu chuẩn nhất định về hình dáng, kích thước và an toàn điện.
Với mạng điện trong nhà cấp điện cho các phụ tải không quá lớn, có thể sử dụng ở cắm điện và phích cắm điện với dòng điện định mức 6,3 A hoặc 10 A.

THỰC HÀNH

Hãy lựa chọn aptomat, công tắc điện, ổ cắm điện và phích cắm điện có thông số (dòng điện, điệp áp) phù hợp với các đồ dùng điện trong bảng dưới đây:

STT Đồ dùng điện Công suất của đồ dùng điện Aptomat Công tắc điện Ổ cắm điện Phích cắm điện
1 Đèn chiếu sáng 200 W ? ? ? ?
2 Nồi cơm điện 800 W ? ? ? ?
3 Quạt điện 120 W ? ? ? ?

(Trang 22)

III. Lựa chọn dụng cụ

KHÁM PHÁ
Để lắp đặt mạng điện trong nhà cần lựa chọn những dụng cụ nào?

1. Tiêu chí lựa chọn dụng cụ

Tiêu chí lựa chọn dụng cụ:
– Đúng chức năng.
– Đảm bảo an toàn điện.

2. Lựa chọn dụng cụ

a) Dụng cụ đo điện
- Công tơ đo đếm điện năng được sử dụng để đo lượng điện tiêu thụ của mạng điện trong nhà.

- Ampe kim (ampe kẹp) được sử dụng để kiểm tra dòng điện tiêu thụ trong mạng điện.

- Đồng hồ vạn năng được sử dụng để kiểm tra điện áp trong mạng điện.
Ngoài ra, để phát hiện vị trí chập mạch hoặc đút trên đường dây có thể sử dụng đồng hồ vạn năng ở chế độ đo điện trở nhưng phải ngắt hoàn toàn ra khỏi nơi có điện áp để tránh xảy ra mất an toàn điện.

b) Dụng cụ lắp đặt mạng điện trong nhà
Lắp đặt và sửa chữa mạng điện trong nhà cần phải sử dụng các dụng cụ đảm bảo an toàn cho thao tác lắp đặt như kìm cách điện, kìm tuốt dây, tua vít.

Các dụng cụ dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà phải đảm bảo an toàn, cách điện tốt. Dụng cụ phải chọn phù hợp với thao tác lắp đặt.

Ví dụ: Để vặn chặt các bu lông thì cần phải chọn kim cách điện để tránh nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với điện, gây nguy hiểm.

Khi cần tuốt vỏ nhựa cách điện dây dẫn, nên sử dụng kìm tuốt dây, đảm bảo thao tác dễ dàng, đúng kĩ thuật và không ảnh hưởng đến lõi dây dẫn.

THỰC HÀNH

Hãy quan sát hình 4.3 và cho biết những dụng cụ nào được dùng để lắp đặt mạng điện trong nhà? Chúng được dùng vào những việc gì? Tại sao?

(Trang 23)

hinh-anh-bai-4-vat-lieu-thiet-bi-va-dung-cu-dung-cho-lap-dat-mang-dien-trong-nha-5749-5

a) Kìm cách điện

b) Tua vít

c) Bút thử điện

d) Kìm tuốt dây điện

Hình 4.3. Một số dụng cụ điện

LUYỆN TẬP

Hãy lựa chọn các thiết bị và dây dẫn điện cho mạng điện trong sơ đồ nguyên lí (Hình 4.4). Trong đó đèn 1 có dòng điện 0,5A, đèn 2 dùng sưởi ấm có dòng điện 4A, sử dụng dây dẫn lõi đồng.

hinh-anh-bai-4-vat-lieu-thiet-bi-va-dung-cu-dung-cho-lap-dat-mang-dien-trong-nha-5749-6

Hình 4.4. Sơ đồ nguyên lí mạng điện

KẾT NỐI NĂNG LỰC

Tại sao để chọn thiết bị điện cho mạng điện trong nhà như aptomat, ổ cắm điện và phích cắm điện, người ta chọn dòng định mức lớn hơn dòng điện tiêu thụ được tính toán cho mạch khoảng 30%?

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 4: Vật liệu, thiết bị và dụng cụ dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà | Công Nghệ 9 (Lắp đặt mạng điện trong nhà) - Lớp 9 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 1 trong 2 đánh giá
Xếp hạng: 1.0 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 9

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.