Nội Dung Chính
- I. Quy trình lắp đặt và tiêu chí đánh giá
- 1. Quy trình lắp đặt
- 2. Tiêu chí đánh giá
- II. Lắp mạch bảng điện
- III. Lắp mạch đèn cầu thang
- IV. Thực hành lắp mạch điều khiển 2 đèn sáng luân phiên
- (Trang 35)
V. Đánh giá thực hành - 1. Nội dung đánh gía
- 2. Hình thức và công cụ đánh giá
- V. Thu dọn, vệ sinh sau khi thực hành
(Trang 29)
Hình 6.1 Vật liệu và dụng cụ lắp đặt mạng điện trong nhà | Sau bài học này, em sẽ:
Hãy kể tên các vật liệu, thiết bị và dụng cụ lắp đặt mạng điện trong Hình 6.1. |
I. Quy trình lắp đặt và tiêu chí đánh giá
1. Quy trình lắp đặt
Mạng điện trong nhà gồm có nhiều mạch điện như: mạch bảng điện; mạch đèn cầu thang; mạch điều khiển hai đèn sáng luân phiên,...
Lắp đặt mạng điện trong nhà có 5 bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí
Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí mạng điện xác định được liên hệ giữa các thiết bị và đồ dùng điện trong mạng điện.
Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí mạng điện xác định được liên hệ giữa các thiết bị và đồ dùng điện trong mạng điện.
Bước 2: Vẽ sơ đồ lắp đặt
– Xác định vị trí thực tế của thiết bị, dụng cụ điện.
– Vẽ sơ đồ lắp đặt mạng điện.
Bước 3: Dự trù vật liệu, dụng cụ, thiết bị cho lắp đặt
Căn cứ vào số lượng, chủng loại thiết bị, đồ dùng điện trong sơ đồ lắp đặt, dự trù vật liệu, dụng cụ, thiết bị cho lắp đặt, bao gồm dụng cụ cơ khí, dụng cụ điện, dây dẫn điện, ống dẫn cách điện, thiết bị điện cần lắp đặt và thiết bị an toàn.
Bước 4: Lắp đặt mạng điện
– Lắp đặt dây dẫn điện.
– Lắp đặt các thiết bị điện.
Bước 5: Kiểm tra, thử nghiệm hoạt động của mạng điện
– Kiểm tra độ chắc chắn của các mối nối dây dẫn và thiết bị điện.
– Kiểm tra cách điện tại các mối nối dây dẫn và thiết bị, đảm bảo không gây nguy hiểm khi đóng điện cho mạng hoạt động.
(Trang 30)
– Sử dụng dụng cụ phù hợp để kiểm tra mạng điện lắp đặt, đảm bảo không có sự cố đứt mạch hoặc ngắn mạch.
– Kiểm tra tất cả các mạch điện để đảm bảo hoạt động đúng cách và an toàn.
2. Tiêu chí đánh giá
Kết quả thực hành lắp đặt mạng điện được đánh giá theo các tiêu chí sau:
– Tiến hành đúng trình tự: tuân thủ đúng và đủ các bước trong quy trình lắp đặt.
– Đấu nối đúng sơ đồ, chắc chắn, an toàn.
– Mạch hoạt động đúng chức năng.
– Thực hiện an toàn, vệ sinh lao động, nghiêm túc, trách nhiệm trong quá trình thực hành.
II. Lắp mạch bảng điện
THỰC HÀNH
Lắp mạch bảng điện gồm: nguồn điện, 1 cầu chì, 1 ổ cắm điện, 1 công tắc bật tắt đèn.
Bước 1: Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí (Hình 6.2)
Hình 6.2. Sơ đồ nguyên lí mạch bằng điện nhánh
Trong sơ đồ nguyên lí, cầu chì nối tiếp với nhánh ổ cắm và nhánh công tắc nối tiếp đèn.
Bước 2: Vẽ sơ đồ lắp đặt (Hình 6.3) – Vẽ cầu chì, công tắc, ổ cắm điện trên bảng điện và đèn. – Vẽ đường dây nối các thiết bị và đồ dùng điện.
| Hình 6.3. Sơ đồ lắp đặt mạch bảng điện nhánh |
(Trang 31)
Bước 3: Dự trù vật liệu, thiết bị và dụng cụ cho lắp đặt
Vật liệu, thiết bị và dụng cụ cho thực hành lắp đặt mạch bảng điện được liệt kê trong Bảng 6.1.
Bảng 6.1. Vật liệu, thiết bị và dụng cụ lắp đặt mạch bảng điện
STT | Vật liệu, thiết bị và dụng cụ | Đơn vị | Số lượng |
1 | Bảng nhựa 13 x 18 cm | Cái | 1 |
2 | Cầu chì | Cái | 1 |
3 | Công tắc | Cái | 1 |
4 | Ổ cắm điện | Cái | 1 |
5 | Bóng đèn và đui đèn | Cái | 1 |
6 | Phích cắm điện | Cái | 1 |
7 | Dây dẫn điện mềm | m | 10 |
8 | Ốc vít | Cái | 10 |
9 | Tua vít | Cái | 1 |
10 | Kìm tuốt dây | Cái | 1 |
11 | Kìm tuốt dây | Cái | 1 |
Bước 4: Thực hành lắp đặt (Hình 6.4)
– Đánh dấu vị trí của các phần tử trên bảng điện như aptomat, công tắc, ổ cắm lấy điện đồng thời đánh dấu các lỗ luồn dây điện từ phía sau bảng nhựa lên mặt trước kết nối với các phần tử. – Tạo các lỗ để luồn dây dẫn điện từ mặt sau bảng điện, chú ý các lỗ khoan phải có đường kính lớn hơn dây dẫn điện. – Cắt dây dẫn điện theo độ dài phù hợp với vị trí thiết bị. Tại các đầu dây cần nối, tuốt bỏ phần vỏ. – Lắp thiết bị vào bảng điện và đấu nối dây dẫn điện vào các thiết bị trên bảng điện. | Hình 6.4. Đánh dấu vị trí các thiết bị trên bảng điện |
Bước 5: Kiểm tra, thử nghiệm hoạt động của mạng điện
– Lắp đặt thiết bị và đi dây dẫn theo đúng sơ đồ lắp đặt.
– Các mối nối chắc chắn và được cách điện tốt.
– Bố trí đẹp mắt, gọn gàng.
– Kết nối nguồn, kiểm tra mạch điên bằng bút thử điện.
– Vận hành thử mạch điện.
(Trang 32)
III. Lắp mạch đèn cầu thang
THỰC HÀNH
Lắp mạch đèn cầu thang gồm: nguồn điện, cầu chì, 2 công tắc ba cực và đèn. Bước 1: Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí Trong sơ đồ nguyên lí (Hình 6.5), 2 công tắc ba cực nối tiếp nhau và nối tiếp với đèn, cầu chì có vai trò bảo vệ mạch điện, nối tiếp với các phần tử. Bước 2: Vẽ sơ đồ lắp đặt (Hình 6.6) – Trên bảng điện thứ nhất vẽ cầu chì và công tắc ba cực. – Trên bảng điện thứ hai vẽ công tắc ba cực. – Vẽ dây dẫn nối các thiết bị và bóng đèn.
| Hình 6.5. Sơ đồ nguyên lí mạch đèn cầu thang
Hình 6.6. Sơ đồ lắp đặt mạch đèn cầu thang |
Bước 3: Dự trù vật liệu, thiết bị và dụng cụ cho lắp đặt
Vật liệu, thiết bị và dụng cụ cho thực hành lắp mạch đèn cầu thang được liệt kê trong Bảng 6.2.
Bảng 6.2. Vật liệu, thiết bị và dụng cụ lắp đặt mạch đèn cầu thang
STT | Vật liệu, thiết bị và dụng cụ | Đơn vị | Số lượng |
1 | Bảng nhựa 13 x 18 cm | Cái | 1 |
2 | Công tắc ba cực | Cái | 2 |
3 | Cầu chì | Cái | 1 |
4 | Bóng đèn và đui đèn | Cái | 1 |
5 | Phích cắm điện | Cái | 1 |
6 | Dây dẫn điện mềm | m | 10 |
7 | Ốc vít | Cái | 10 |
8 | Tua vít | Cái | 1 |
9 | Kìm tuốt dây | Cái | 1 |
10 | Kìm tuốt dây | Cái | 1 |
(Trang 33)
Bước 4: Thực hành lắp đặt (Hình 6.7)
– Đánh dấu vị trí của các phần tử trên bảng điện như cầu chì, công tắc 3 cực đồng thời đánh dấu các lỗ luồn dây điện từ phía sau bảng nhựa lên mặt trước kết nối với các phần tử.
– Tạo các lỗ để luồn dây dẫn điện từ mặt sau bảng điện, chú ý các lỗ khoan phải có đường kính lớn hơn dây dẫn điện.
– Cắt dây dẫn điện theo độ dài phù hợp với vị trí thiết bị. Tại các đầu dây cần nối, tuốt bỏ phần vỏ.
– Lắp thiết bị vào bảng điện và đấu nối dây dẫn điện vào các thiết bị trên bảng điện.
a) Bảng điện 1 |
b) Bảng điện 2 |
Hình 6.7. Đánh dấu vị trí các thiết bị trên bảng điện
Bước 5: Kiểm tra, thử nghiệm hoạt động của mạng điện
– Lắp đặt thiết bị và đi dây theo đúng sơ đồ mạch điện.
– Các mối nối chắc chắn.
– Bố trí đẹp mắt, gọn gàng.
– Kết nối nguồn, kiểm tra mạch điện bằng bút thử điện.
– Vận hành thử mạch điện.
IV. Thực hành lắp mạch điều khiển 2 đèn sáng luân phiên
THỰC HÀNH
Bước 1: Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí (Hình 6.8) Mạch điều khiển 2 đèn sáng luân phiên cần lắp đặt gồm: nguồn điện, cầu chì, công tắc hai cực, công tắc ba cực và hai đèn. Trong sơ đồ nguyên lí công tắc ba cực nối tiếp với mỗi đèn để điều khiển các đèn sáng luân phiên, công tắc hai cực nối với công tắc ba cực để tắt cả hai đèn. Cầu chì bảo vệ mạch điện. | Hình 6.8. Sơ đồ nguyên lí mạch điều khiển hai đèn sáng luân phiên |
(Trang 34)
Bước 2: Vẽ sơ đồ lắp đặt (Hình 6.9) – Trên bảng điện vẽ cầu chì, công tắc hai cực và công tắc ba cực. – Vẽ các bóng đèn. – Vẽ dây dẫn nối các thiết bị.
|
Hình 6.9. Sơ đồ lắp đặt mạch điều khiển hai đèn sáng luân phiên |
Bảng 6.3. Vật liệu lắp mạch điều khiển hai đèn sáng luân phiên
Bước 3: Dự trù vật liệu, thiết bị và dụng cụ cho lắp đặt (Hình 6.10) Vật liệu, thiết bị và dụng cụ cho thực hành lắp mạch điều khiển hai đèn sáng luân phiên được liệt kê trong Bảng 6.3.
|
|
Bước 4: Thực hành lắp đặt
– Đánh dấu vị trí của các phần tử trên bảng điện như aptomat, công tắc, ổ cắm lấy điện đồng thời đánh dấu các lỗ luồn dây điện từ phía sau bảng nhựa lên mặt trước kết nối với các phần tử. – Tạo các lỗ để luồn dây dẫn điện từ mặt sau bảng điện, chú ý các lỗ khoan phải có đường kính lớn hơn dây dẫn điện. – Cắt dây dẫn điện theo độ dài phù hợp với vị trí thiết bị. Tại các đầu dây cần nối, tuốt bỏ phần vỏ. – Lắp thiết bị vào bảng điện và đấu nối dây dẫn điện vào các thiết bị trên bảng điện. | Hình 6.10. Lấy dấu vị trí thiết bị điện |
Bước 5: Kiểm tra, thử nghiệm hoạt động của mạng điện
– Lắp đặt thiết bị và đi dây theo đúng sơ đồ mạch điện.
– Các mối nối chắc chắn.
– Bố trí đẹp mắt, gọn gàng.
– Kết nối nguồn, kiểm tra mạch điện bằng bút thử điện.
– Vận hành thử mạch điện.
(Trang 35)
V. Đánh giá thực hành
1. Nội dung đánh gía
Kết quả thực hành được đánh giá như sau:
– Lắp đặt thiết bị và đi dây theo đúng sơ đồ mạch điện.
– Các mối nối chắc chắn, cách điện.
– Bố trí thiết bị gọn gàng, thẩm mĩ.
– Kết nối nguồn, kiểm tra an toàn bằng bút thử điện.
– Vận hành mạch điện hoạt động đúng yêu cầu.
2. Hình thức và công cụ đánh giá
– Học sinh tự đánh giá.
– Các nhóm đánh giá chéo.
– Giáo viên và chuyên gia đánh giá
V. Thu dọn, vệ sinh sau khi thực hành
– Thu dọn dụng cụ, vật liệu để vào nơi quy định.
– Vệ sinh khu vực thực hành và toàn bộ phòng thực hành.
– Kiểm tra các hệ thống an toàn và cảnh báo.
– Tắt điện của các hệ thống thiết bị trong phòng.
– Tắt aptomat tổng.
– Báo cáo giáo viên hướng dẫn trước khi ra khỏi phòng thực hành.
KẾT NỐI NĂNG LỰC
Trong mạch công tắc ba cực điều khiển hai đèn cần thực hiện mối nối rẽ nhánh trên đường dây trung tính để cấp cho mỗi đèn. Em có thể không thực hiện mối nối rẽ nhánh này mà thực hiện cách nối dây sau; Từ điểm nối dây trung tính của đèn 2 nối tiếp sang dây trung tính đèn 1. Nối dây từ trung tính của nguồn đến đèn 1 (Hình 6.11). Theo em cách nào sẽ tiết kiệm dây dẫn hơn? | Hình 6.11. Nối dây dẫn các bóng đèn |
VẬN DỤNG
Mạch điều khiển 2 đèn sáng luân phiên có thể được dùng để chiếu sáng khu vực sinh hoạt nào trong gia đình ?
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn