Chiếu cầu hiền(Cầu hiền chiếu) - Ngô Thì Nhậm | Ngữ văn 11 (tập một) - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Chiếu cầu hiền(Cầu hiền chiếu) - Ngô Thì Nhậm


Kết quả cần đạt

  • Hiểu được chủ trương chiến lược của vua Quang Trung trong việc tập hợp người hiền tài.
  • Nhận thức đúng đắn vai trò và trách nhiệm của người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước.
  • Nắm vững nghệ thuật lập luận trong bài chiếu và cảm xúc của người viết.

Tiểu dẫn

Ngô Thì Nhậm (1946 - 1803) hiệu là Hi Doãn, người làng Tả Thanh Oai (làng Tô), huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội). Năm 1775, ông đỗ tiến sĩ, từng được chúa Trịnh giao cho giữ chức Đốc đong trấn Kinh Bắc . Năm 1788, khi nhà Lê - Trịnh sụp đỗ Ngô Thì Nhậm đã đi theo phong trào Tây Sơn, được vua Quang Trung phong làm Lại bộ Tả thị lang, sau thăng chức Binh bộ thượng thư. Ông là người có đóng góp tích cực cho triều đại Tây Sơn. Nhiều văn kiện, giấy tờ quan trọng của Tây Sơn do ông soạn thảo.

Viết chiếu cầu hiền tài là một truyền thống văn hóa chính trị phương Đông thời cổ Trung đại. Chiếu cầu hiền cảu vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm viết thay vào khoảng năm 1788 - 1789 nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, tức các trí thức của triều đại cũ (Lê- Trịnh) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.

Văn bản

Từng nghe nói rằng : Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ăt chầu về ngôi Bắc Thần(2), người hiền ắt làm sứ giả cho thiên sứ. Nếu ngư che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy.

Trước đây thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe(3), trốn tránh việc đời(4), những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng 

______________

(1) hiền : người có đức và tài.
(2) Bắc Thần : sao Bắc Đẩu, tượng trưng cho ngôi vua.
(3) Ở ẩn trong ngòi khe : dịch thoát chữ ''khảo bàn''. Khảo bản là yên bài thơ tỏng thiên ''Vệ phong'' (Kinh Thí) nói về những người ở ẩn nơi ngòi khe.
(4) Trốn tránh việc đời : dịch thoát câu ''Dụng củng vu hoàng ngư'' (Gói kĩ trong tấm da bò). Hào Sơ cửu, quẻ Cách trong Kinh Dịch : ''Cũng dụng hoàng ngưu chỉ cách'' (Dùng da bò để bọc cho thật chắc), ý nói ẩn dật trốn tránh việc đời khác nào tấm da bò bọc lấy đồ vật một cách vững chắc.

dè không dám lên tiếng(1). Cũng không có kẻ gõ mõ canh cửa(2), cũng có kẻ ra biển vào xong(3), chết đuối trên cạn(4) mà không biết, dường như muốn lẩn tránh(5) suốt đời.

Nay trẫm đang ghé chiếu(6) lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đứ không đáng để phó tá chăng? Hay đang thời đổ nát(7) chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?

Kìa như, trời còn tăm tối, thì đấng quân tử phải trổ tài. Nay đương ở buổi đầu của nền đại định, công việcvừa mới mở ra. Kỉ cương nơi triều chính còn nhiều khiếm khuyết, công việc ngoài biên cương đương phải lo toan. Dân còn nhọc mệt chưa lại sức, mà đức hóa của trẫm chưa kịp nhuần thấm khắp nơi. Trẫm nơm nớp lo lắng, ngày một ngày hai vạn việc nảy sinh. Nghĩ cho kĩ thì thấy rằng : Một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình. Suy đi tính lại trong vòm trời này, cứ cái ấp mười nhà ắt phải có người trung thành tín nghĩa. Hướng nay trên dải đất văn biến rộng lớn như thế này, há trong đó lại không có lấy một người tài danh nào râ phò giuuos cho chính quyền buổi band đầu của trẫm hay sao?

Chiếu này ban xuống, các bậc quan viên lớn nhỏ, cũng với thứ dân trăm họ, người nào có tài năng học thuật, mưu hay hơn đòi, cho phép được dâng sớ tâ bày sự việc. Lời nói nào có thể chọn dùng được thì cất nhắc không thể thứ bậc ; chỗ nào không dùng được thì gác lại, không vì lời nói sơ suất vu khoát(8) mà bắt tội. Còn người có nghè hay nghiệp giỏi, có thể cống hiến cho đời, thì cho phép các quan văn, quan võ được tiến cử, nhưng vẫn dẫn vào đợi ra mắt, tùy tài lục dụng. Hoặc người nào từ trước đến nay tài năng còn bị che kín, chưa được người đời biết đến, thì cũng phép dâng sớ tự tén cử, chở hiềm vì mưu lợi mà phải bán rao.

______________

(1) Kiêng dè không dám lên tiếng: dịch thoát câu "Giới minh vu trượng mã'' (Ngựa chầu phải kiêng dè tiếng hí) ; ở đây ý nói các quan trong triều đều giữ mình không dám nói thẳng.
(2) Gõ mõ canh cửa : dịch câu ''Kích đạo bãn quan'' xuất xứ ở sách Mạnh Tử ; kích đạc là người đánh mõ canh đêm, bảo quan là người canh cửa, đều là những chức vụ thấp kém.
(3) Ra biển vào sống : ở đây chỉ người đi ở ẩn.
(4) Chết đuối trên cạn : dịch chữ ''lục trầm'', xuất xứ ở sách Trang Tử, ý nói kẻ đi ở ẩn như người chết đuối trên cạn.
(5) Lẩn tránh : dịch chữ ''lục trầm'' , xuất xứ ở quẻ Độn trong Kinh Dịch, nói kẻ đi ở ẩn.
(6) Ghé chiếu : dịch chữ ''trắc dịch'' , xuất cứ ở quẻ Độn trong Kinh Dịch, nói kẻ đi ở ẩn.
(7) Thời đổ nát : dịch từ chữ ''cổ'', cũng là tên một quẻ trong Kinh Dịch, nói thời kì đổ nát lộn xộn. Hào Thượng cửu, quẻ Cổ ghi : ''Bất sự vương hầu, cao thượng kì chi'' (Chẳng chịu phụng sự vương hầu, giữ chí của mình cho cao thượng).
(8) Vu khoát : viển vông, không thiết thực.

Này! Trong khoảng trời đất, hiền tài còn ẩn náu, trước đây thì nên như thế. Nay trời trong sáng, đất thanh bình, chính là lúc người hiền gặp hội gió mây, những ai có tài có đức hãy cùng cố gắng lên, ghi tên tại triều đình, cùng nhau cung kính cùng nhau hưởng phúc lành tôn vinh.

Vậy bố cáo gần xa để mọi người đều biết.

(Theo Ngô Thì Nhậm toàn tập, tập II, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004)

Hướng dẫn học bài 

  1. Anh(chị) hãy cho biết bài chiếu gồm có mấy phần và nội dung của mỗi phần. Từ đó, hãy khái quát nội dung chính của một văn bản ''cầu hiền''.
  2. Hãy cho biết ; Bài chiếu được viết nhằm đối tượng nào? Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là gì? Có phù hợp với đối tượng khồng? Nhận xét về nghệ thuật lập luận của bài chiếu.
  3. Qua bài chiếu, anhh(chị) hãy nhận xét về tư tương và tình cảm của vua Quang Trung.

Ghi nhớ

  • Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.
  • Bài chiếu được viết nghệ thuật thuyết phục đặc sắc và thể hiện tình cảm của tác giả đối với sự nghiệp xây dựng đất nước.

Tin tức mới


Đánh giá

Chiếu cầu hiền(Cầu hiền chiếu) - Ngô Thì Nhậm | Ngữ văn 11 (tập một) - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.