Nội Dung Chính
Kết quả cần đạt
- Hiểu đúng thực chất và ý nghĩa của cách sống có bản lĩnh cá nhân (được gọi là ''ngất ngưởng'') của Nguyễn Công Trứ trong khuôn khổ xã hội phong kiến chuyên chế.
- Nắm được một vài đặc điểm của thể hát nói.
Tiểu dẫn
Nguyễn Công Trứ (1778-1858), tự là Tổn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, xuất thân trong một gia đình Nho học, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Từ nhỏ cho đến năm 1819, ông sống nghèo khổ và chính trong thời gian này, Nguyễn Công Trứ đã có điều kiện tham gia sinh hoạt hát ca trù vốn khá phát triển ở làng Cổ Đạm gần làng ông. Năm 1819, ông đỗ Giai nguyên và được bổ làm quan. Bằng cuộc đời của chính bản thân, ông đã chứng tỏ ông là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, văn hóa, kinh tế đến quân sự. Nhưng con đường làm quan của Nguyễn Công Trứ không bằng phẳng. Ông được thăng chức và bị giáng chức thất thường. Có lúc, Nguyễn Công Trứ được bổ nhiệm làm Tổng đốc Hải An, có lúc lại bị giáng chức làm lính thú ở Quảng Ngãi.
Nguyễn Công Trứ sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm. Thể loại ưa thích của ông là hát nói (hát nói là một điệu của hát trù nên có người gọi chung là hát trù). Hát nói đã khá phổ biến từ các thế kỉ trước, nhất là cuối thế kỉ XVIII, song Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên đã có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó.
Văn bản
Vũ trụ nội mạc phi phận sự(1)
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng(2).
Khi Thủ khoa, khi tham tán, khi Tổng đốc Đông (3),
Gồm thao lược(4) đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây(5), cờ địa tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên(6).
Đô môn giải tổ chi niên(7),
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng(8)
Kìa núi nọ(9) phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đúng đỉnh một đôi dì(10),
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Được mất dương dương người thái thượng(11)
Khen chê phơi phới ngọn đông phong(12).
__________________
(1) Mọi việc trong khoảng trời đất đều là phận sự của ta.
(2) Tài bộ: tài hoa, Vào lồng: làm quan được xem là bị giam hãm trong lồng, mất tự do.
(3) Thủ khoa: đỗ đầu, chỉ việc Nguyễn Công Trứ đỗ giải nguyên kì thi Hương năm 1819. Tham tản: năm 1833, ông làm Tham tán quân vụ; năm 1841, được thăng Tham tán đại thần. Tổng đốc Đông: năm 1835, ông giữ chức Tổng đốc Hải An (Hải Dương và Quảng Yên). Đây là hai tỉnh phía đông Hà Nội. Cả câu ý nói ông có tài năng nhiều mặt, đã hoạt động trên nhiều lĩnh vực.
(4) Thao lược: tài năng quân sự.
(5) Bình Tây: hoạt động quân sự của ông ở miền Tây Nam Bộ trong các năm 1840- 1841.
(6) Phủ doãn: quan đầu tỉnh, nơi có kinh đô; năm 1848, Nguyễn Công Trứ chính thức làm Phủ doãn Thừa Thiên.
(7) Giải tổ: cởi dây đeo ấn. Nghĩa cả câu: năm ở kinh đô cởi trả ấn (của quan lại) để về hưu.
(8) Tương truyền ông về hưu, thường cưỡi bò vàng có đeo nhạc ngựa; lại treo cái mo cau ở phần trên đuôi bò, nói là để che miệng thế gian.
(9) Núi nọ: núi Đại Nại gần thị xã Hà Tĩnh.
(10) Nguyễn Công Trứ thường đưa theo các cô hầu gái lên chùa Thiên Tượng trên núi Hồng. Phan Bội Châu có thơ vịnh việc này: ''Hà như Uy Viễn tướng quân thú- Túy úng hồng nhi thượng pháp môn'' (Sao có được thú của Uy Viễn tướng quân tướng quân - Rượu sau đưa các cô gái trẻ lên chùa).
(11) Người thái thượng: ý nói cũng như người thời thượng cổ, không quan tâm chuyện được mất.
(12) Đông phong: gió mùa xuân. Theo ngũ hành, phương đông ứng với hành Mộc, chủ đề mùa xuân. Ý cả câu: chuyện khen chê bỏ ngoài tai, trước mọi lời khen chê cứ vui phơi phới như trơn gió xuân ấm áo.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng.
Không Phật, không Tiên, không vướng tục,
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú (1),
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung(2).
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!
__________________________________________________________________
(LÊ THƯỚC, Sự nghiệp và thị văn của Uy Viễn tưởng công Nguyễn Công Trứ. Lê Văn Tân xuất bản, 1928)
Hướng dẫn học bài
- Trong Bài ca ngất ngưởng, từ ''ngất ngưởng'' được sử dụng mấy lần? Anh(chị) hãy xác định của từ ''ngất ngưởng'' qua các văn cảnh sử dụng đó.
- Dựa vào văn bản Bài ca ngất ngưỡng, anh (chị) hãy giải thích vì sai Nguyễn Công Trứ biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng vẫn ra làm quan.
- Ở bài hát nói này, Nguyễn Công Trứ tự kể về mình. Vì sao ông cho mình là ngất ngưởng? Ông đánh giá sự ngất ngưởng của mình như thế nào?
- Đọc diễn cảm bài hát nói này. Hãy chỉ ra những nét tự do của thể tài hát nói so với thơ Đường luật và cho biết ý nghĩa của tính chất tự do đó.
Ghi nhớ
- Ngất ngưởng là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống.
- Hát nói là thể loại tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, có tính chất tự do phóng khoáng, thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân.
Luyện tập
Theo anh (chị), so với Bài ca phong cảnh Hương Sơn (bài đọc thêm, tr 50), Bài ca ngất ngưởng có sự khác biệt gì về mặt từ ngữ?
_____________________
(1) Trái Tuần thời Hán và ba người thời Tống: Nhạc Phi, Hàn Kì, Phú Bật - những người nổi tiếng có sự nghiệp hiển hách.
(2) Sơ chung (sơ: bắt đầu; chung: kết thúc): có trước có sau, thủy chung như nhất.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn