Đọc thêm: Vịnh khoa thi hương - Trần Tế Xương | Ngữ văn 11 (tập một) - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Đọc thêm: Vịnh khoa thi hương - Trần Tế Xương


Tiểu dẫn

Vịnh khoa thi Hương (có bản ghi là Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu) là bài thơ thuộc đề tài ''thi cử'' - một đề tài khá đậm nét trong sáng tác Tú Xương (13 bài vừa thơ vừa phủ), đã thể hiện thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường khoa cử của riêng ông. Qua những bài thơ này, tác giả vẽ nên một phần hiện thực nhốn nhào, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, đồng thời nói lên tâm sự của mình trước cảnh đất nước.

Văn bản

Nhà nước ba năm mở một khoa (1)
Trường Nam thi lẫn với trường Hà (2)
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ (3)
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.
Lọng(4) cắm rợp trời quan sứ(5) đến,
Váy lê quét đất mụ đầm ra.
Nhân tài đất Bắc nào ai đó,
Nghoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

__________________________________________________________________

                                                                         (Thơ văn Trần Tế Xương, sđđ)

_______________________________
(1) Nhà nước: bộ máy quản lí quốc gia, ở đây chỉ triều đình phong kiến nhà Nguyễn, Ba năm: theo lệ thường dưới thời phong kiến, cứ ba năm có một khoa thi Hương.
(2) Trường Nam: trường thi ở Nam Định. Trường Hà: trường thi ở Hà Nội. Đó là hai trường thi Hương ở Bắc Kì thời xưa. Thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, trường thi Hà Nội bị bãi bỏ. Từ năm Bính Tuất (1886), các sĩ tử  trường Hà Nội xuống thi chung ở trường Nam Định.
(3) Lọ: lọ đựng nước uống (thí sinh làm bài ở trong lều cả ngày phải mang theo đồ ăn, thức uống.
(4) Lọng: có bản ghi là cờ.
(5) Quan sử: nói đầy đủ là quan Công sứ - viên quan người Pháp đứng đầu bộ máy cai trị của bọn thực dân ở một mình.

Hướng dẫn đọc thêm

  1. Hai câu đầu cho thấy kì thị có gì khác thường? (Chú ý phân tích kĩ từ lẫn)
  2.  Anh (chị) có nhận xét gì về hình ảnh sĩ tử và quan trường? (Chú ý các từ lôi thôi, ậm ọe với biện với biện pháp nghệ thuật đảo ngữ; các hình ảnh vai đeo lọ của sĩ tử, miệng thét loa của quan trọng của quan trường.) Từ hai câu thơ 3 và 4, anh (chị) có cảm nhận như thế nào về cảnh thi cử lúc bấy giờ?
  3.  Phân tích hình ảnh quan sứ, bà đầm và sức mạnh châm biếm, đá kích của biện pháp nghệ thuật đối ở hai câu 5, 6.
  4. Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi. Lời nhắn gọi của Tú Xương ở hai cây thơ cuối có ý nghĩa tư tưởng gì?

 

 

 

Tin tức mới


Đánh giá

Đọc thêm: Vịnh khoa thi hương - Trần Tế Xương | Ngữ văn 11 (tập một) - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.