Đọc thêm: Xin Lập Khoa Luật (Trích Tế cấp bát điều) - Nguyễn Trường Tộ | Ngữ văn 11 (tập một) - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Đọc thêm: Xin Lập Khoa Luật (Trích Tế cấp bát điều) - Nguyễn Trường Tộ


Tiểu dẫn

Nguyễn Trường Tộ (1830-1871) người làng Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông thông thạo cả Hán học và Tây học nên có tri thức rộng rãi , tầm nhìn xã rộng hơn nhiều trí thức nho sĩ đương thời. Ông đã viết nhiều bản điều trần(1) gửi lên triều đình nhà Nguyễn đề nghị thực thi các biện pháp cụ thể đổi mới và phát triển đất nước, để có thực lực đối phó với họa xâm lăng đến từ phương Tây. Những bản điều trần này không chỉ thể hiện kiến thức sâu sắc, uyên bác, mới mẻ về tình hình Việt Nam và thế giới khi ấy mà còn thấm đượm tinh thần yêu nước của tác giả, được viết bằng một văn phong sáng rõ, chặt chẽ. Hiện nay, giới nghiên cứu đã sưu tầm được gần 60 bản di thảo của Nguyễn Trường Tộ. Nhiều đề xuất quan trọng của ông được ghi trong Tế cấp bát điều (Tám việc cần làm gấp). Đáng tiếc là triều đình Tự Đức tuy có tiếp nhận điều trần của Nguyễn Trường Tộ nhưng đã không tích cực thực thi những tư tưởng đổi mới này.

Bài Xin lập khoa luật trích từ bản điều trần số 27 : Tế cấp bát điều, bàn về sự cần thiết của luật pháp đối vơi xã hội nhằm mục đích thuyết phục triều đình cho mở khoa Luật.

Văn bản

Bất luận quan hay dân, mọi người đều phải học luật nước và những luật mới bổ sung thêm từ thời Gia Long(2) đến nay. Ai giỏi luật sẽ được làm quan. Vì luật sẽ được làm quan. Vì luật bao gồm cả kỉ lương(3), uy quyền(4), chính lệnh(5) của quốc gia, trong đó tam cương ngũ thường(6) cho đến việc hành chính của sáu bộ(7) đều đầy đủ. Quan dùng luật để trị; dân theo luật mà giữ gìn. Bất cứ một hình phạt nào trong nước đều không vượt ra ngoài luật. Bởi vậy ở các nước phương Tây, phàm những ai đã

__________________
(1) Điều trần (điều: điều mục ; trần : trình bày) : trình bày theo từng điều, từng mục.
(2) Thời Gia Long : chỉ thời gian từ năm 1802 đến năm 1819. Năm 1802, Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn, lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long. Ông ở ngôi vua đến năm 1819 thì mất. ''Luật nước'' pở đây chỉ Hoàng Việt Luật lệ (vẫn được gọi vắn tắt là Luật Gia Long), bộ luật được soạn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Gia Long, hoàn thành năm 1811.
(3) Kỉ cương : những phép tắc làm nên trật tự của một xã hội.
(4) Uy quyền : quyền lực uy nghiêm.
(5) Chính lệnh : chính sách và pháp lệnh.
(6) Tam cương ngũ thường (tam cương : vua là cương (rường mối) của bề tôi, cha là cương của con chồng là cương của vợ ; ngũ thường : năm phẩm chất phổ biến (thường) là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) : quy phạm đạo đức trong quan hệ giữa người với người do lễ giáo xưa yêu cầu.
(7) Sáu bộ : ngày xưa triều đình có sau bộ là Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Hình, Bộ Binh, Bộ Lễ, Bộ Công.

nhập ngạch Bộ Hình(1) xử đoán các vụ kiện tụng thì chỉ có thăng thật(2) chứ không bao giờ bị biếm truất(3). Du vua, triều đình cũng không giáng chức họ được một bậc. Như vậy là để giúp cho các vị này được thong dong trong việc chấp hành luật pháp không bị một bó buộc nào cả. Phàm những tội ngũ hình(4) đều do các vị này xử. Vua cũng không bị một bó buộc nào cả. Phàm những tội ngũ hình(4) đều do các vị này xử. Vua cũng không được đoán phạt một người nào theo ý mình mà không có chữ kí của các quan trong bộ ấy. Làm thế là để cho dân chúng thấy rõ đạo công bằng. Vả lại vua không dự vào những việc ngũ hình để tỏ đạo nhân ái. Như chế độ xưa vua có ''tam hào''(5). Bởi vì nếu có tội phải giết thì đó là quốc dân giết.

Biết rằng đạo làm người không gì lớn bằng trung hiếu(6), không gì cần thiết bằng lễ nghĩa(7). Nhưng các cách nho chỉ nói suông trên giấy, không làm cũng chằng lễ nghĩa(7). Nhưng các sách nho chỉ nói suông trên giấy, không làm cũng chẳng bị ai phạt, có làm cũng chẳng được ai thưởng. Bởi vậy xưa nay học đã nhiều mà mấy ai đổi được tâm tính, sửa được lỗi lầm? Cho nên Khổng Tử có nói : ''Ta chưa hề thấy ai nhận được lỗi mình mà biết tự trách phạt''.

Từ xưa đến nay các vua chúa nắm quyền thống trị cứu nước giúp đời đều nhờ hiểu luật, còn các sách vở khác cũng chỉ phụ thuộc. Nếu trong nước không có luật, thì dù có vạn quyển sách cũng không thể trị được dân. Điều này quá rõ. Bởi vì sách vở chỉ chép nào là sự tích chính sự chính sự thời xưa của cổ nhân, nào là những bài luận hay ho của người xưa để lại, nào những áng văn chương trau chuốt của chư tử(8), nào những tiểu thuyết sử(9) của những người hiếu sự đặt bày. Trong đó, hay có, dở có, kẻ nói này, người nói khác, xét kĩ những thứ sách vở đó chỉ làm rối trí thêm chẳng bằng thân hành ra làm việc''. Thử xem có những nhà nho suốt đời đọc sách, đáng lẽ cử chỉ của họ phải khuôn thước cho đời, vậy mà tại sao có nhiều người, cuộc đời của họ và sự ứng xử của họ còn tệ hơn những người quê mùa chất phác ?

________________________
(1) Bộ Hình : bộ có chức năng điều, xét xử.
(2) Thăng trật : thăng cấp.
(3) Biếm truất : giáng chức, cách chức.
(4) Ngũ hình : năm hình phạt với các mức độ xử phạt khác nhau. Năm hình phạt này ở mỗi thời đại lại có nội dung khác nhau. Theo Hoàng Việt luật kê, đó là đánh bằng roi(xuy), đánh bằng gậy (trượng), khổ sai (đồ), lưu đày (lưu), tử hình (tứ).
(5) Tam hào: ba lần tha.
(6) Trung hiếu : trung với vua, hiếu với cha mẹ.
(7) Lễ nghĩa (lễ : các quy phạm đạo đức, phép tắc trong ứng xử xã hội ; nghĩa : hành vi và đạo lí đúng đắn, phù hợp với lẽ phải) : đạo đức trong ứng xử xã hội.
(8) Chư tử: các nhà từ tương Trung Quốc thời cổ đại.
(9) Dã sử : lịch sử lưu truyền trong dân gian.

Nếu bảo luật chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi, thế là không biết rằng trái là tội, giữ đúng luật là đức. Nếu tận dụng cái lẽ công bằng ở trong luật mà xử sự thì mọi quyền, pháp đều là đạo đức. Có cái đức nào lớn hơn chí công vô tư không? Chí công vô tư là đức trời. Trong luật cái gì cũng không công bằng hợp với đức trời, như vậy mà không đáng gọi là đạo đức tinh vi sao? Chỉ sợ con người không tận dụng luật mà thôi. Nếu tận dung cũng đủ vẹn đạo làm người rồi, bất tất phải đi tìm cái gì khác.

_______________________________________________________________________________________________
(Theo TRƯƠNG BÁ CẦN, Nguyễn Trường Tộ con người và di thảo
NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1998)

Hướng dẫn đọc thêm

  1. Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm những lĩnh vực nào? Ông đã giới thiệu việc thực hành luật pháp ở các nước phương Tây ra sao?
  2. Tác giả chủ trương vua, quan và dân phải có thái độ như thế nào trước pháp luật ? Vì sao ông lại chủ trương như vậy ?
  3. Theo Nguyễn Trường Tộ, Nho học truyền thống có tôn trọng luật pháp không?
  4. Tác giả quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa đạo đức và luật pháp?
  5. Việc nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm đạo đức, văn chương có tác dụng gì đối với nghệ thuật biện luận trong đoạn trích?

Tin tức mới


Đánh giá

Đọc thêm: Xin Lập Khoa Luật (Trích Tế cấp bát điều) - Nguyễn Trường Tộ | Ngữ văn 11 (tập một) - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.