Bài 1: Khái quát chung về lịch sử mĩ thuật | Mĩ thuật_Lí luận và lịch sử mĩ thuật 10 - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Mĩ thuật_Lí luận và lịch sử mĩ thuật - Bài 1: Khái quát chung về lịch sử mĩ thuật - Khám phá - Nhận biết - Thảo luận - Vận dụng - Biết được một số khái niệm liên quan đến ngành Lịch sử mĩ thuật.


(Trang 5)

Yêu cầu cần đạt

– Biết được một số khái niệm liên quan đến ngành Lịch sử mĩ thuật;

– Hiểu được sự kết nối giữa ngành Lịch sử mĩ thuật và ngành Khảo cổ học trong nghiên cứu mĩ thuật cổ;

– Có kĩ năng và hiểu biết ban đầu về tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử mĩ thuật;

– Yêu thích khám phá di sản, tác phẩm mĩ thuật.

KHÁM PHÁ

Lịch sử mĩ thuật là gì?

   Lịch sử mĩ thuật là ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu các sự kiện xảy ra theo tiến trình thời gian, với mục tiêu khai thác quá trình sáng tạo mĩ thuật với tác giả, tác phẩm từ quá khứ kết nối đến hiện tại, từ đó giúp thẩm định, soi chiếu vào các vấn đề mĩ thuật đang diễn ra ở thời đại hiện nay.

   Lịch sử mĩ thuật nghiên cứu về nguồn gốc, sự ra đời của mĩ thuật theo diễn trình thời gian qua những biểu hiện về sự thay đổi hoặc kế thừa, phát triển từ các giai đoạn chuyển tiếp. Đây được cho là một lĩnh vực có quan hệ chặt chẽ với nhiều ngành khoa học, nghệ thuật khác.

   Ở các nước phương Tây, khi các trào lưu, xu hướng nghệ thuật ra đời với nhiều biểu hiện đa dạng về loại hình nghệ thuật đã xuất hiện các ngành khoa học có cùng đối tượng nghiên cứu lịch sử mĩ thuật như: Lịch sử nghệ thuật (Art History), Lí luận và Lịch sử nghệ thuật (Art Theory and History) hay Lịch sử nghệ thuật, Lí luận và Phê bình (Art History, Theory and Criticism).

hinh-anh-bai-1-khai-quat-chung-ve-lich-su-mi-thuat-12213-0

Hình vẽ trên hang động thời kì tiền sử, Xan-ta Crút (Santa Cruz), Pa-ta-gô-ni-a (Patagonia), Ác-hen-ti-na (Argentina) (1)

---------------------

(1) Nguồn: Buteo

(Trang 6)

Ở Việt Nam, các hoạt động liên quan đến lí luận và lịch sử mĩ thuật đã xuất hiện từ lâu với những bài viết nghiên cứu về mĩ thuật dân gian, truyền thống được đăng tải trên nhiều tạp chí. Ngành nghiên cứu về lịch sử mĩ thuật được gắn liền với các mốc thời gian như:

– Năm 1962, Viện Mĩ thuật Mĩ nghệ được thành lập và hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung làm Viện trưởng.

– Năm 1978, Khoa Lí luận và Lịch sử mĩ thuật được thành lập tại trường Cao đẳng Mĩ thuật Việt Nam và Phó giáo sư Nguyễn Trân làm trưởng khoa.

   Cho đến nay, ngành Lí luận và Lịch sử mĩ thuật được đào tạo một cách bài bản với nhiều thế hệ nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp như: Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Từ Chi, Chu Quang Trứ, Thái Hanh, Thái Bá Vân,...

   Nghiên cứu mĩ thuật là lĩnh vực bao hàm chung cho cả lịch sử mĩ thuật, phê bình và lí luận mĩ thuật, có thể sắp xếp công việc theo trật tự:

   Sự kiện mĩ thuật ⇒ Lí thuyết/ lí luận mĩ thuật ⇒ Bình giải/ bàn luận về mĩ thuật.

hinh-anh-bai-1-khai-quat-chung-ve-lich-su-mi-thuat-12213-1

Lí luận và Lịch sử mĩ thuật

Lịch sử mĩ thuật

(Thực tế khách quan)

Lí luận mĩ thuật

(Lí thuyết chủ quan)

Phê bình mĩ thuật

(Chủ quan cá nhân)

hinh-anh-bai-1-khai-quat-chung-ve-lich-su-mi-thuat-12213-2

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (1)

---------------------

(1) Nguồn: Trịnh Sinh

(Trang 7)

NHẬN BIẾT

Mối liên hệ liên ngành giữa Lịch sử mĩ thuật và Khảo cổ học

   Nghiên cứu lịch sử mĩ thuật gắn bó mật thiết với ngành Khảo cổ học. Một cuộc khảo sát khảo cổ bao gồm nhiều giai đoạn từ khâu quan sát, thăm dò, khai quật, sau khai quật, điện tử và tự động hoá; mỗi giai đoạn áp dụng linh hoạt các phương pháp khác nhau. Bước đầu, có thể tìm kiếm thông tin di tích từ kĩ thuật ảnh vệ tinh trên vùng rộng lớn; sau đó, nhà khảo cổ học tiến hành thăm dò thực địa đề tìm kiếm vị trí xác thực của di tích, khai quật di tích và thu thập các hiện vật tìm được. Từ các phân tích, nghiên cứu, đánh giá, công khai kết quả nghiên cứu cổ vật, nhà khảo cổ học có thể cung cấp nguồn tư liệu cho các sử gia, nhà nghiên cứu mĩ thuật. Trên cơ sở dữ liệu khảo cổ, các nhà nghiên cứu mĩ thuật điều tra di tích, kiểm chứng di vật, để đoán định niên đại, phong cách,...

hinh-anh-bai-1-khai-quat-chung-ve-lich-su-mi-thuat-12213-3

Nghiên cứu hiện vật tại Bảo tàng Chăm, Mỹ Sơn, Quảng Nam (1)

hinh-anh-bai-1-khai-quat-chung-ve-lich-su-mi-thuat-12213-4

Khai quật khảo cổ trong tàn tích của thành phố La Mã Xi-xa-pô (Sisapo), Xiu-đát Rê-an (Ciudad Real), Tây Ban Nha (3)

hinh-anh-bai-1-khai-quat-chung-ve-lich-su-mi-thuat-12213-5

Khai quật khảo cổ học tại đền An Dương Vương, Hà Nội (2)

Tìm hiểu về lịch sử mĩ thuật và khảo cổ có mối quan hệ như thế nào trong nghiên cứu mĩ thuật cổ?

------------------------

(1) Nguồn: Đào Thuý Anh

(2) Nguồn: Trịnh Sinh

(3) Nguồn: Joserpizarro

(Trang 8)

Một số cách tiếp cận trong tìm hiểu lịch sử mĩ thuật

   Di sản mĩ thuật xuất hiện đồng hành với sự phát triển của loài người, từ thời kì tiền sử, cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại và đương đại với rất nhiều công trình, tác phẩm, di vật trên khắp các châu lục có giá trị nghệ thuật cao.

   Bên cạnh việc thu thập chứng cứ khoa học về tiểu sử nghệ sĩ, công trình, nguồn gốc hình thành, phát triển các di sản mĩ thuật diễn ra trong quá khứ,... nhà nghiên cứu mĩ thuật có thể khai thác phong cách nghệ sĩ để tìm hiểu các yếu tố tạo nên sự thành công, hay những ảnh hưởng của nghệ thuật truyền thống đối với nghệ thuật đương đại hoặc tiếp cận nghiên cứu di sản mĩ thuật bằng nhiều hướng khác nhau.

Tiếp cận di sản mĩ thuật theo quan điểm mĩ thuật học

   Với cách tiếp cận này, nhà nghiên cứu mĩ thuật thực hiện quá trình nghiên cứu bằng việc khảo sát, khám phá nghệ thuật của di sản, từ đó đưa ra những luận bàn khoa học về mĩ thuật trên cơ sở ngôn ngữ tạo hình như: đường nét, màu sắc, hình khối, không gian, chất liệu,... qua đó giải mã những di sản truyền thống, góp phần truyền dòng chảy mĩ thuật từ quá khứ đến hiện tại.

hinh-anh-bai-1-khai-quat-chung-ve-lich-su-mi-thuat-12213-6

Khuyết danh, Chân dung bà Minh Nhẫn, 1804, tranh giấy (1)

Tiếp cận mĩ thuật theo quan điểm xã hội học

   Đây là cách tiếp cận trên cơ sở những phát hiện về phong cách và hình thức nghệ thuật theo quy mô lớn đặt trong bối cảnh lịch sử, xã hội. Điều này liên quan đến việc điều tra, phân tích, đánh giá mối liên hệ tác động giữa mĩ thuật và kinh tế xã hội hoặc ngược lại. Trong đó các giá trị cuộc sống và vai trò của nghệ sĩ, cá nhân được tiếp cận trên cơ sở các quan điểm về mối liên quan giữa tác phẩm mĩ thuật và thực tại xã hội.

hinh-anh-bai-1-khai-quat-chung-ve-lich-su-mi-thuat-12213-7

Giới thiệu tranh dân gian tại làng Đông Hồ (2)

-----------------

(1) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam

(2) Nguồn: Trịnh Sinh

(Trang 9)

Tiếp cận mĩ thuật theo quan điểm triết học/ mĩ học

   Cách tiếp cận này xem mĩ thuật là khoa học nghiên cứu về cái đẹp và ý thức thẩm mĩ. Đây là cơ sở cho vấn đề luận giải/ phê bình hay thưởng thức tác phẩm. Cách tiếp cận này dựa trên hệ thống tư tưởng thẩm mĩ của thời đại và mang tính triết học – mĩ thuật, có tính liên ngành trong nghiên cứu khoa học lịch sử mĩ thuật.

hinh-anh-bai-1-khai-quat-chung-ve-lich-su-mi-thuat-12213-8

Bản dập hình rồng thời Lê (1)

Tiếp cận mĩ thuật trên cơ sở văn hoá học

   Cách tiếp cận này xem xét mĩ thuật như một thành tố của văn hoá, tương tác theo các quy luật và những tác động hai chiều từ phía xã hội đến nghệ thuật, cũng như xu hướng sáng tạo vận động nổi bật bởi những nguyên nhân và đặc trưng từ phía văn hoá nhằm phản chiếu một cộng đồng, vùng miền,... Nhà nghiên cứu mĩ thuật nhìn nhận vấn đề về tác giả, tác phẩm dựa trên những giá trị văn hoá và bản sắc riêng cũng như phong cách nghệ sĩ “xã hội nào, nghệ thuật ấy" để từ đó đánh giá đúng vị trí của tác phẩm.

hinh-anh-bai-1-khai-quat-chung-ve-lich-su-mi-thuat-12213-9

Ngọ Môn, thành phố Huế (2)

Hãy trình bày về một cách tiếp cận trong tìm hiểu lịch sử mĩ thuật em yêu thích.

---------------------

(1) Nguồn: Trần Lâm Biền

(2) Nguồn: Trịnh Sinh

(Trang 10)

Các bước tìm hiểu lịch sử mĩ thuật

Bước 1: Xác định đối tượng mĩ thuật cần tìm hiểu

Mục đích: giới hạn đối tượng, xác định không gian, thời gian phù hợp với yêu cầu đặt ra cho việc tìm hiểu lịch sử mĩ thuật.

Cách thực hiện:

– Lựa chọn đối tượng;

– Tra cứu thông tin liên quan;

– Lựa chọn cách thức và phương pháp tìm hiểu lịch sử mĩ thuật phù hợp.

Bước 2: Tìm hiểu các điều kiện tác động khách quan (điều kiện tự nhiên, bối cảnh xã hội)

Mục đích: kiểm chứng khoa học về những tác động của các cơ tầng văn hoá, lịch sử xã hội đến mĩ thuật.

Cách thực hiện: áp dụng linh hoạt các bước trong việc tìm hiểu mĩ thuật, căn cứ số liệu khảo cổ hoặc những dấu tích, kí hiệu ghi chép về hiện vật mĩ thuật, từ đó đối sánh liên ngành giữa văn hoá, xã hội học, mĩ học và mĩ thuật học.

hinh-anh-bai-1-khai-quat-chung-ve-lich-su-mi-thuat-12213-10

Trên công trường khai quật Hoàng thành Thăng Long (1)

Bước 3: Tìm hiểu các điều kiện tác động chủ quan (nghệ sĩ, kĩ thuật, chất liệu,...)

Mục đích: bám sát vào các yếu tố đặc trưng của loại hình mĩ thuật, xây dựng ý tưởng phân tích trên cơ sở khai thác đặc trưng, đặc thù, quan điểm tạo hình trong điều kiện không gian, thời gian đã xác định.

Cách thực hiện:

– Xây dựng hệ thống câu hỏi tình huống về những yếu tố tác động của chất liệu sáng tác, kĩ thuật tạo hình của di sản mĩ thuật, quan niệm sáng tác của nghệ sĩ,..

– Khảo sát thực tế, phỏng vấn (nếu có);

– Điền dã.

------------------

(1) Nguồn: Trịnh Sinh

(Trang 11)

Bước 4: Phân tích các đặc điểm, đặc trưng

Mục đích: làm rõ ngôn ngữ mĩ thuật như hình khối, không gian, chất liệu,... của tác phẩm mĩ thuật/ di sản/ công trình nghệ thuật. Đồng thời, trình bày được các vấn đề, trao đổi, luận bàn để đi đến kết luận, đánh giá di sản mĩ thuật.

Cách thực hiện:

– Trình bày ý tưởng phát hiện được;

– Phân tích hiện vật;

– Chứng minh sự độc đáo của ngôn ngữ tạo hình trên các hiện vật/ di sản mĩ thuật căn cứ vào cơ sở đặc trưng của loại hình hiện vật/ di sản đó. Dùng các phương pháp phát vấn, trực quan,... và phương tiện máy móc, công nghệ thông tin để hỗ trợ trong quá trình làm rõ đặc trưng hình thể, màu sắc, chất liệu,...

– Đạc hoạ (nếu có).

Bước 5: Nhận định giá trị tác phẩm

Mục đích: nêu quan điểm cá nhân về những giá trị của tác phẩm hoặc sự ảnh hưởng phong cách nghệ sĩ đến các thế hệ sau.

Cách thực hiện:

– Viết bài luận;

– Thuyết trình theo chủ đề nghiên cứu;

– Triển lãm, truyền thông quảng bá (nếu có).

hinh-anh-bai-1-khai-quat-chung-ve-lich-su-mi-thuat-12213-11

Một góc trưng bày tại Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam (1)

Khám phá lịch sử mĩ thuật của một nền văn hoá và viết một đoạn văn giới thiệu về vẻ đẹp của di sản, tác phẩm mĩ thuật em yêu thích.

------------------

(1) Nguồn: Anh Vũ

(Trang 12)

THẢO LUẬN

hinh-anh-bai-1-khai-quat-chung-ve-lich-su-mi-thuat-12213-12

Giờ học môn Lí luận và Lịch sử mĩ thuật tại Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam (1)

– Trình bày về cách tiếp cận tìm hiểu lịch sử mĩ thuật mà mình yêu thích.

– Trao đổi về cách tiếp cận, tìm hiểu mĩ thuật qua hệ thống câu hỏi gợi ý sau:

+ Chúng ta có thể kết nối tác phẩm với bối cảnh lịch sử mà nó được tạo ra hay không?

+ Tác phẩm được thực hiện ở đâu? Thông qua tác phẩm, chúng ta biết điều gì về thời kì lịch sử mà nó được tạo ra hay không?

+ Lợi ích của việc đến di tích hoặc tham quan bảo tàng.

VẬN DỤNG

Thiết lập các danh mục tài liệu về lịch sử mĩ thuật (sách, tạp chí, trang thông tin điện tử,... ).

– Tìm hiểu về một trường đại học có mã ngành Lí luận và Lịch sử mĩ thuật ở Việt Nam mà em biết.

– Kể tên một số nhà nghiên cứu mĩ thuật ở Việt Nam mà em biết.

hinh-anh-bai-1-khai-quat-chung-ve-lich-su-mi-thuat-12213-13

Nhà nghiên cứu Thái Bá Vân (ngoài cùng bên phải) (2)

hinh-anh-bai-1-khai-quat-chung-ve-lich-su-mi-thuat-12213-14

Nhà nghiên cứu Nguyễn Từ Chi (3)

---------------------

(1) Nguồn: Đào Thuý Anh

(2) Nguồn: Tạp chí Mĩ thuật

(3) Nguồn: Nguyễn Huệ Chi

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 1: Khái quát chung về lịch sử mĩ thuật | Mĩ thuật_Lí luận và lịch sử mĩ thuật 10 - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.