Bài 2: Một số điều luật trong thi đấu cầu lông | Giáo dục thể chất cầu lông | Phần II: Thể thao tự chọn: Cầu lông_Chủ đề 1: Lịch sử ra đời và phát triển môn cầu lông. Một số điều luật trong thi đấu cầu lông - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giáo dục thể chất cầu lông - Bài 2: Một số điều luật trong thi đấu cầu lông - Kiến thức mới - Vận dụng - Hiểu được một số điều luật cơ bản của môn Cầu lông. Biết vận dụng một số điều luật thi đấu cầu lông trong luyện tập và đấu tập.


(Trang 15)

Mục tiêu, yêu cầu cần đạt

– Hiểu được một số điều luật cơ bản của môn Cầu lông.

– Biết vận dụng một số điều luật thi đấu cầu lông trong luyện tập và đấu tập.

– Luôn tìm tòi, học hỏi những kiến thức về luật thi đấu cầu lông.

KIẾN THỨC MỚI

I. SÂN VÀ THIẾT BỊ TRÊN SÂN

– Sân cầu lông hình chữ nhật có chiều dài 13,40 m; chiều rộng 6,10 m (sân đôi), 5,18 m (sân đơn); các đường biên rộng 0,04 m (H.1).

– Hai cột lưới được đặt ngay trên điểm giữa của hai đường biên dọc sân đôi, cao 1,55 m tính từ mặt sân.

– Chiều cao của lưới ở giữa sân tính từ đỉnh lưới đến mặt sân là 1,524 m và cao 1,55 m ở hai đầu lưới sân đánh đôi.

– Lưới dài 6,10 m, rộng 0,76 m. Đỉnh lưới được cặp bằng nẹp trắng nằm phủ đôi lên dây lưới và dây cáp chạy xuyên qua nẹp. Nẹp lưới phải nằm phủ lên dây lưới và dây cáp lưới.
– Buộc toàn bộ chiều rộng hai đầu lưới vào sát hai cột lưới để không có khoảng trống.

– Đường giới hạn giao cầu gần là 1,98 m tính từ lưới sang hai bên. Đường giới hạn giao cầu xa của sân đôi là 0,76 m, tính từ đường biên ngang cuối sân.

hinh-anh-bai-2-mot-so-dieu-luat-trong-thi-dau-cau-long-12751-0

Hình 1. Sơ đồ sân đánh đôi – đơn

Biên dọc

Biên ngang

0,76 m

6,10 m

5,18 m

1,98 m

0,46 m

(Trang 16)

II. GIAO (PHÁT) CẦU 

1. Giao cầu đúng

– Trong mỗi hiệp đấu, quả giao cầu đầu tiên được giao từ khu vực bên phải sân của đội mình chéo sang khu vực giao cầu bên phải sân đối phương được giới hạn bởi các đường quy định (H.2,3).

hinh-anh-bai-2-mot-so-dieu-luat-trong-thi-dau-cau-long-12751-1

Hình 2. Khu vực giới hạn giao cầu đơn

hinh-anh-bai-2-mot-so-dieu-luat-trong-thi-dau-cau-long-12751-2

Hình 3. Khu vực giới hạn giao cầu đôi

– Điểm số chẵn (0, 2, 4,...) giao cầu ô bên phải.

– Điểm số lẻ (1, 3, 5,...) giao cầu ô bên trái.

– Cả hai chân của người giao cầu và người đỡ giao cầu đều ở phía trong khu vực giao cầu, không chạm vào các đường giới hạn.

– Quả cầu khi giao chạm mép trên lưới nhưng vẫn rơi vào ô quy định.

– Khi giao cầu, vợt của người giao cầu tiếp xúc đầu tiên vào đế cầu.

– Giao cầu khi đội bạn đã sẵn sàng.

– Một phần của cả hai bàn chân người giao cầu và người đỡ giao cầu tiếp xúc với mặt sân ở một vị trí cố định cho đến khi cầu được giao đi.

(Trang 17)

– Khi giao cầu, điểm tiếp xúc giữa vợt và cầu không quá 1,15 m, mặt vợt thấp hơn bàn tay cầm vợt.

– Từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc động tác giao cầu, vợt chuyển động liên tục về phía trước.

– Trong đánh đôi, khi giao cầu, các đồng đội có thể đứng ở bất kì vị trí nào bên trong phần sân của đội mình nhưng không được che mắt người giao cầu và người đỡ giao cầu.

2. Phạm lỗi giao cầu

Giao cầu được xem là phạm lỗi khi:

– Vi phạm vào các quy định của luật giao cầu đúng.

– Cầu không qua lưới hoặc cầu chui qua lưới.

– Cầu chạm vào các vật xung quanh.

– Cầu qua lưới nhưng không rơi vào khu vực quy định.

– Làm động tác giả khi giao cầu, gây căng thẳng cho đối phương, cố tình trì hoãn kéo dài thời gian. Khi trọng tài đã nhắc nhở mà vẫn tái phạm sẽ mất quyền giao cầu.

3. Giao cầu lại

Phải thực hiện giao cầu lại khi:

– Đối phương chưa chuẩn bị đỡ cầu.

– Cầu vẫn còn trong cuộc mà trọng tài phát hiện sai vị trí.

– Quả cầu đang trong cuộc lại mắc vào mép trên của lưới bên phần sân của người đỡ cầu.

– Có vật lạ rơi vào sân lúc cầu đang trong cuộc.

– Cả trọng tài chính và trọng tài biên đều không xác định được điểm rơi của cầu.

– Phần đế cầu và cánh cầu rời nhau khi thực hiện giao cầu.

III. TUNG ĐỒNG XU BẮT THĂM

– Trước khi trận đấu bắt đầu, tung đồng xu bắt thăm cho hai bên thi đấu được lựa chọn: giao cầu trước, chọn bên sân.

– Bên không được thăm sẽ nhận lựa chọn còn lại.

(Trang 18)

IV. HỆ THỐNG TÍNH ĐIỂM

– Một trận đấu sẽ thi đấu theo thể thức ba hiệp thắng hai. Bên nào ghi được

21 điểm trước sẽ thắng hiệp đó.

– Bên thắng một pha cầu sẽ ghi 1 điểm vào điểm số của mình và giành quyền giao cầu.

– Nếu tỉ số là 20 đều, bên nào ghi trước 2 điểm cách biệt sẽ thắng hiệp đó.

– Nếu tỉ số là 29 đều, bên nào ghi điểm thứ 30 trước sẽ thắng hiệp đó.

– Bên thắng hiệp sẽ giao cầu trước ở hiệp kế tiếp.

V. ĐỔI SÂN

– Các vận động viên sẽ đổi sân sau khi kết thúc hiệp đầu tiên và hiệp thứ hai (nếu có thi đấu hiệp thứ ba).

– Trong hiệp thứ ba, khi một bên ghi được 11 điểm trước thì đổi sân.

VẬN DỤNG

1. Khi căng lưới, chiều rộng của lưới có cần sát cột lưới hay không?

2. Sân đánh đôi và sân đánh đơn khác nhau ở điểm nào?

3. Khi giao cầu có được nhấc chân không?

4. Khi giao cầu, vợt tiếp xúc cầu ở trên thắt lưng có coi là phạm lỗi không?

5. Khi giao cầu, vợt đưa đi đưa lại đến gần điểm giao cầu rồi mới giao cầu có bị phạm lỗi giao cầu không?

6. Trong hiệp thứ ba, khi một bên ghi được 15 điểm nhưng chưa đổi sân thì có được đổi sân không? Điểm số có được giữ nguyên khi đổi sân không?

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 2: Một số điều luật trong thi đấu cầu lông | Giáo dục thể chất cầu lông | Phần II: Thể thao tự chọn: Cầu lông_Chủ đề 1: Lịch sử ra đời và phát triển môn cầu lông. Một số điều luật trong thi đấu cầu lông - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sinh học 10

Âm nhạc 10

Ngữ văn 10 - Tập 1

Ngữ văn 10 - Tập 2

Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10

Giáo dục thể chất cầu lông

Giáo dục thể chất bóng đá

Giáo dục thể chất bóng chuyền

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 10

Công Nghệ 10

Địa Lí 10

Toán 10 - Tập 1

Toán 10 - Tập 2

Lịch Sử 10

Mĩ thuật_Thiết kế thời trang 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh 10

Mĩ thuật_Thiết kế công nghiệp 10

Mĩ thuật_Thiết kế đồ hoạ 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 10

Mĩ thuật_Lí luận và lịch sử mĩ thuật 10

Mĩ thuật _Điêu khắc 10

Mĩ thuật_Đồ hoạ (tranh in) 10

Mĩ thuật_Hội hoạ 10

Mĩ thuật_Kiến trúc 10

Tin Học 10

Giải bài tập Sinh học 10

Giải bài tập Hóa học 10

Giải bài tập Vật lý 10

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.