Bài 1: Sự Tương Phản Về Trình Độ Phát Triển KT - XH Của Các Nhóm Nước. Cuộc Cách Mạng KH Và CN Hiện Đại | Địa Lý 11 | A - Khái Quát Nền Kinh Tế - Xã Hội Thế Giới - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Địa lý 11 - Bài 1


Các nước trên thế giới được xếp vào những nhóm khác nhau, với sự tương phản rõ rệt về trình độ phát triển kinh tế xã hội. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới, chuyển dần nền kinh tế thế giới sang một giai đoạn phát triển mới, gọi là nền kinh tế tri thức.

I - SỰ PHÂN CHIA THÀNH CÁC NHÓM NƯỚC

Thế giới có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội, trình độ phát triển kinh tế và được xếp vào hai nhóm nước : phát triển và đang phát triển.

Các nước phát triển có tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP/người) cao, đầu tư nước ngoài (FDI) nhiều, chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao.

hinh-anh-bai-1-su-tuong-phan-ve-trinh-do-phat-trien-kt-xh-cua-cac-nhom-nuoc-cuoc-cach-mang-kh-va-cn-hien-dai-3254-0

Hình 1. Phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo
mức GDP bình quân đầu người (USD/người - năm 2004)

Các nước đang phát triển thường có GDP/người thấp, nợ nước ngoài nhiều và HDI ở mức thấp.

Trong nhóm nước đang phát triển, một số nước và vùng lãnh thổ đã trải qua quá trình công nghiệp hoá và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp gọi chung là các nước công nghiệp mới (NICs) như : Hàn Quốc, Xin-ga-po, Đài Loan, Bra-xin, Ác-hen-ti-na,...

Dựa vào hình 1, nhận xét sự phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo mức GDP bình quân đầu người (USD/người).

II - SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC

GDP bình quân đầu người có sự chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.

BẢNG 1.1. GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2004, THEO GIÁ THỰC TẾ

(Đơn vị : USD)

Các nước phát triển Các nước đang phát triển
Tên nước GDP/người Tên nước GDP/người

Đan Mạch

Thụy Điển

Anh

Ca-na-da

Niu Di-lân

45 008

38 489

35 861

30 714

24 314

An-ba-ni

Cô-lôm-bi-a

In-đô-nê-xi-a

Ấn Độ

Ê-ti-ô-pi-a

2372

2150

1193

637

112

Thế giới : 6393

Dựa vào bảng 1.1, hãy nhận xét sự chênh lệch về GDP bình quân đầu người giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.

BẢNG 1.2. CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA CÁC NHÓM NƯỚC – NĂM 2004

(Đơn vị : %)

Nhóm nước Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế
Khu vực I Khu vực II Khu vực III
Phát triển 2,0 27,0 71,0
Đang phát triển 25,0 32,0 43,0

Dựa vào bảng 1.2, hãy nhận xét cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước - năm 2004.

Các nhóm nước có sự khác biệt về các chỉ số xã hội.

Tuổi thọ trung bình (tuổi) – năm 2005 :

– Thế giới : 67

– Các nước phát triển : 76

– Các nước đang phát triển : 65. Các nước ở châu Phi có tuổi thọ trung bình là 52 (trong đó ở khu vực Tây Phi, Đông Phi là 47 –thấp nhất thế giới).

BẢNG 1.3. CHỈ SỐ HDI CỦA THẾ GIỚI VÀ CÁC NHÓM NƯỚC

Nhóm nước Năm 2000 2002 2003
Phát triển 0,814 0,831 0,855
Đang phát triển 0,654 0,663 0,694
Thế giới 0,722 0,729 0,741

Dựa vào bảng 1.3, kết hợp với thông tin ở trên, nhận xét sự khác biệt về chỉ số HDI và tuổi thọ trung bình giữa nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển.

III - CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI

Cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, nhân loại tiến hành cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại với đặc trưng là sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao. Đây là các công nghệ dựa vào những thành tựu khoa học mới, với hàm lượng tri thức cao. Bốn công nghệ trụ cột, có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển kinh tế – xã hội là : công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ.

Bằng hiểu biết của bản thân, em hãy :

 – Nêu một số thành tựu do bốn công nghệ trụ cột tạo ra.

– Kể tên một số ngành dịch vụ cần đến nhiều tri thức (ví dụ : kế toán, bảo hiểm...).

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tác động ngày càng sâu sắc, làm cho kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang một loại hình kinh tế mới, dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao, được gọi là nền kinh tế tri thức.

Câu hỏi và bài tập

1. Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển.

2. Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế –xã hội thế giới.

3. Dựa vào bảng số liệu sau :

TỔNG NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA NHÓM NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

(Đơn vị : tỉ USD)

Năm 1990 1998 2000 2004
Tổng nợ 1310 2465 2498 2724

Vẽ biểu đồ đường biểu hiện tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển qua các năm. Rút ra nhận xét.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 1: Sự Tương Phản Về Trình Độ Phát Triển KT - XH Của Các Nhóm Nước. Cuộc Cách Mạng KH Và CN Hiện Đại | Địa Lý 11 | A - Khái Quát Nền Kinh Tế - Xã Hội Thế Giới - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.