Nội Dung Chính
(Trang 74)
CHƯƠNG VI. LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
• Điện trở, tụ điện và cuộn cảm
• Diode, transistor và mạch tích hợp IC
• Thực hành: Mạch phát hiện dòng điện xoay chiều trong dây dẫn
(Trang 75)
BÀI 15: ĐIỆN TRỞ, TỤ ĐIỆN, CUỘN CẢM
Sau khi học xong bài này, em sẽ:
• Vẽ được kí hiệu, trình vày được công dụng và thông số kĩ thuật của linh kiện điện tử: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
• Nhận biết, đọc số liệu kĩ thuật, lựa chọn, kiểm tra được linh kiện điện tử, điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
Hình 15.1
Quan sát và cho biết bảng mạch trong Hình 15.1 sử dụng những linh kiện điện tử?
I. ĐIỆN TRỞ
Khám phá
Quan sát sơ đồ mạch điện Hình 15.2 và cho biết:
1. Nếu muốn phân chia điện áp trong mạch để điện áp tại điểm A được thiết lập 3V thì biến trở VR phải có giá trị bằng bao nhiêu?
2. Nếu tăng giá trị của biến trở VR thì dòng điện chạy trong mạch tăng hay giảm?
Hình 15.2. Điện trở dùng trong mạch phân chia điện áp.
(Trang 76)
1. Công dụng
Điện trở được sử dụng để hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong các mạch điện, điện tử.
2. Hình dạng và kí hiệu
Tên gọi | Hình dạng | Kí hiệu | ||
Mỹ | Châu Âu | |||
Điện trở cố định | ![]() | ![]() | ![]() | |
Biến trở | ![]() | ![]() | ![]() | |
![]() | ![]() | |||
Điện trở nhiệt | ![]() | ![]() | ![]() | |
Điện trở quang | ![]() | ![]() | ![]() |
3. Thông số kĩ thuật
- Giá trị điện trở: Giá trị điện trở cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở, đơn vị đo là ohm, kí hiệu là Ω.
- Công suất định mức: Công suất định mức là công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể làm việc được trong thời gian dài, không bị cháy hoặc đứt.
4. Đọc số liệu kĩ thuật
Trên thân điện trở thường ghi các mã (gồm chữ số và chữ cái) hoặc theo các vạch màu tuỳ theo hình dáng cụ thể của mỗi loại điện trở.
Hình 15.3 quy ước về mã màu, trong đó màu chỉ ra giá trị số tương ứng.
(Trang 77)
Hình 15.3. Quy ước mã màu cho điện trở
Trên Hình 15.3, nếu trên thân điện trở có 4 vạch màu: vạch màu 1 biểu thị giá trị hàng chục, vạch màu 2 biểu thị giá trị đơn vị, vạch màu 3 biểu thị hệ số nhân theo luỹ thừa của 10, vạch màu 4 biểu thị giá trị sai số của điện trở.
Trong trường hợp trên thân điện trở có 5 vạch màu: vạch màu 1 biểu thị hàng trăm, vạch màu 2 biểu thị giá trị hàng chục, vạch màu 3 biểu thị giá trị hàng đơn vị, vạch màu 4 biểu thị hệ số nhân theo luỹ thừa của 10, vạch màu 5 biểu thị giá trị sai số của điện trở.
Ví dụ:
Hình 15.3 minh hoạ hai điện trở R1 và R2. Trong đó, trên thân của điện trở R1 có các vạch màu: xanh lục, xanh lam, cam, nhũ vàng. Theo cách tra cứu quy ước mã màu tại Hình 15.3: xanh lục = 5; xanh lam = 6; cam = 3; nhũ vàng = 5%. Do vậy, giá trị điện trở R1 được xác định là: R1 = 56 . 103 ± 5% = 56 kΩ ± 5%.
Tương tự như vậy, trên thân của điện trở R2 có cách vạch màu: vàng, tím, đen, đỏ, nâu, Các vạch màu này có giá trị tương ứng là vàng = 4; tím =7; đen = 0; đỏ = 2; nâu = 1%. Do vậy, giá trị điện trở R2 được xác định giá trị là: R2 = 470 . 102 ± 1% = 47 kΩ ± 1%.
Luyện tập
1. Đọc giá trị của các điên trở trên Hình 15.4.
Hình 15.4. Điện trở trên thân có các vạch màu
2. Cho các điện trở như trên Hình 15.5a. Hãy chọn ra những điện trở mà có kí hiệu như trên Hình 15.5b.
Hình 15.5. a) Hình dạng một số loại điện trở
b) Kí hiệu biến trở
(Trang 78)
II. TỤ ĐIỆN
a) Tụ điện C mắc với nguồn điện một chiều; b) Tụ điện C mắc với nguồn điện xoay chiều
Hình 15.6
Khám phá
Trên Hình 15.6, một bóng đèn Đ có điện áp định mức là 12 V được mắc vào nguồn điện một chiều U = 12 V (Hình 15.6a) và nguồn điện áp xoay chiều u có giá trị hiệu dụng U0 = 12 V, tần số 50 Hz (Hình 15.6b). Tụ điện C có điện dung 22 µF.
Xác định trạng thái của bóng đèn Đ trong hai trường hợp trên. Từ đó, giải thích và cho biết công dụng của tụ điện C trong mạch điện.
1. Công dụng
Tụ điện dùng để ngăn dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua. Tụ điện khi mắc phối hợp với cuộn cảm sẽ tạo thành mạch cộng hưởng. Ngoài ra, tụ điện còn được sử dụng trong các mạch lọc, mạch truyền tín hiệu,…
2. Hình dạng và kí hiệu
Hình dạng một số loại tụ điện thông dụng và kí hiệu tương ứng được chỉ ra trên Bảng 15.2.
Bảng 15.2. Một số loại tụ điện thông dụng
Tên gọi | Hình dạng | Kí hiệu |
Tụ không phân cực (tụ thường) | ![]() | ![]() |
Tụ có điều chỉnh (tụ xoay) | ![]() | ![]() |
Tụ phân cực (tụ hoá) | ![]() | ![]() |
(Trang 79)
3. Thông số kĩ thuật
- Điện dung của tụ điện (C): Cho biết khả năng tích luỹ năng lượng điện trường của tụ điện khi có điện áp thuận đặt lên hai cực của nó, đơn vị đo là fara, kí hiệu F.
- Điện áp định mức (Uđm): Là trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của tụ điện.
- Dung kháng của tụ điện (XC): Là đại lượng vật lí đặc trưng cho sự cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó, đơn vị đo là ohm.
Trong đó: f là tần số của dòng điện qua tụ điện; C là điện dung của tụ điện.
4. Đọc số liệu kĩ thuật
Trên tụ điện thường ghi hai thông số kĩ thuật quan trọng là:
- Điện áp định mức.
- Giá trị điện dung.
Ví dụ: Tụ điện trong Hình 15.7a có giá trị điện áp định mức là 400 V, điện dung là 8,2 μF. Tụ điện trong Hình 15.7b có giá trị điện áp định mức là 10 V, điện dung là 0,1 μF.
Hình 15.7. Thông số kĩ thuật trên thân tụ điện
Trong một số trường hợp, tụ điện chỉ ghi con số mà không ghi đơn vị.
Luyện tập
1. Hãy đọc và cho biết ý nghĩa của các thông số ghi trên tụ điện ở Hình 15.8.
Hình 15.8. Tụ điện phân cực và không phân cực
2. Cho các tụ điện như trên Hình 15.9a. Hãy chọn ra trong số các tụ điện này tụ nào có kí hiệu như trên Hình 15.9b?
Hình 15.9. a) Tụ điện; b) Kí hiệu tụ điện phân cực
(Trang 80)
III. CUỘN CẢM
Hình 15.10.
a) Cuộn cảm L mắc với nguồn điện một chiều
b) Cuộn cảm L mắc với nguồn điện xoay chiều
Khám phá
Trên Hình 15.10, một bóng đèn Đ có điện áp định mức 12 V được mắc vào nguồn điện một chiều U = 12 V (Hình 15.10a) và nguồn điện xoay chiều cao tần có giá trị hiệu dụng U0 = 12 V và tần số 1 MHz (Hình 15.10b).
Cuộn cảm có hệ số tự cảm L = 2 mH.
Xác định trạng thái của bóng đèn Đ trong hai trường hợp trên. Từ đó, giải thích và cho biết công dụng của cuộn cảm L trong mạch điện.
1. Công dụng
Cuộn cảm được dùng để dẫn dòng điện một chiều, cản trở dòng điện cao tần và khi mắc phối hợp với tụ điện sẽ tạo thành mạch cộng hưởng. Cuộn cảm được sử dụng trong các mạch điều khiển tín hiệu, ổn định điện áp, mạch lọc,...
2. Hình dạng và kí hiệu
Hình dạng một số loại cuộn cảm thông dụng và kí hiệu tương ứng được chỉ ra trên Bảng 15.3.
Bảng 15.3. Một số cuộn cảm thông dụng
Tên gọi | Hình dạng | Kí hiệu |
Cuộn cảm lõi không khí | ![]() | ![]() |
Cuộn cảm lõi ferrite | ![]() | ![]() |
Cuộn cảm lõi sắt | ![]() | ![]() |
3. Thông số kĩ thuật
- Điện cảm (L) cho biết khả năng tích luỹ năng lượng từ trường của cuộn cảm khi có dòng điện chạy qua nó, đơn vị đo là henry, kí hiệu H.
- Dòng định mức (Iđm): là trị số dòng điện lớn nhất cho phép chạy qua cuộn cảm và khả năng tích luỹ năng lượng từ trường.
- Cảm kháng của cuộn cảm (XL): là đại lượng vật lí đặc trưng cho sự cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện xoay chiều (biến thiên) chạy qua nó, đơn vị đo là ohm.
XL= 2πfL
Trong đó: f là tần số dòng điện chạy qua cuộn cảm; L là hệ số điện cảm của cuộn cảm.
(Trang 81)
4. Đọc số liệu kĩ thuật
Trong một số trường hợp (Hình 15.11), trên thân cuộn cảm ghi các mã (gồm chữ số và chữ cái) hoặc có các vạch màu tùy theo hình dáng cụ thể của mỗi loại cuộn cảm.
Hình 15.11. Một số kí hiệu trên thân cuộn cảm
Luyện tập
1. Đọc giá trị hệ số điện cảm của các cuộn cảm có trong Hình 15.12 sau đây
Hình 15.12. a) Cuộn cảm trên thân ghi mã số
b) Cuộn cảm trên thân ghi vạch màu
2. Quan sát Hình 15.13 và cho biết linh kiện nào là cuộn cảm?
Hình 15.13. Một số linh kiện điện tử
(Trang 82)
IV. THỰC HÀNH
Nút nguồn; Que đo; Màn hình hiển thị; Vỏ; Các thang đo; Núm xoay chọn thang đo; Giắc cắm que đo
Hình 15.14. Đồng hồ vạn năng
(Trang 83)
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn