Bài 26: Những chính sách kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung | Lịch Sử và Địa Lí 4 | Nước Đại Việt thế kỉ XVI - XVIII - Lớp 4 - Giáo Dục Việt Nam

Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Bài 26: Những chính sách kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung


Sau khi đánh đuổi quân Thanh xâm lược, trong những năm 1789 -1792, vua Quang Trung đã ban hành nhiều chính sách kinh tế và văn hóa.

Quang Trung ban bố "Chiếu(1)  khuyến nông", lệnh cho dân đã từng bỏ làng quên trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang. Với chính sách này, chỉ vài năm, mùa màng trở lại tươi tốt, làng sớm lại thanh bình.

_____________________________________

(1) Chiếu : lời (hoặc thay lời) vua ban bố mệnh lệnh cho toàn thể quan lại và nhân dân làm theo.

- "Chiếu khuyến nông" quy định điều gì ? Tác dụng của nó ra sao ?

Để việc mua bán được thuận tiện, Quang Trung cho đúc đồng tiền mới. Đối với nước ngoài, Quang Trung yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới, cho dân hai nước tự do trao đổi hàng hóa. Đồng thời cho mở cửa biển để thuyền buông nước ngoài vào buôn bán.

- Việc vua Quang Trung cho mở cửa biên giới với nhà Thanh và mở cửa biển của nước ta có lợi gì ?

Về văn hóa, giáo dục, vua Quang Trung cho dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm và coi chữ Nôm là chữ chính thức của quốc gia. Chữ Nôm được dùng trong thi cử và nhiều sắc lệnh của nhà nước. Mong muốn của vua Quang Trung là nhằm bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc.

- Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm ?

Quang Trung còn ban bố "Chiếu lập học". Ông nói : "Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu."

- Em hiểu câu "Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu " như thế nào ?

Công việc đang tiến hành thuận lợi thì Quang Trung mất (1792), người đương thời cũng như người đời sau đều tiếc thương một ông vua tài năng và đức độ nhưng mất sớm.

Vua Quang Trung đã có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế và văn hóa của đất nước. Tiêu biểu là "Chiếu khuyến nông", "Chiếu lập học" và đề cao chữ Nôm.

Câu hỏi

1. Em hãy kể lại những chính sách về kinh tế và văn hóa, giáo dục của vua Quang Trung.

2. Hãy nhớ lại các bài học trước để giải thích vì sao Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế và văn hóa.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 26: Những chính sách kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung | Lịch Sử và Địa Lí 4 | Nước Đại Việt thế kỉ XVI - XVIII - Lớp 4 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Lịch Sử và Địa Lí 4

  1. Phần mở đầu
  2. Buổi đầu dựng và giữ nước
  3. Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập
  4. Buổi đầu độc lập
  5. Nước Đại Việt thời Lý
  6. Nước Đại Việt thời Trần
  7. Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê
  8. Nước Đại Việt thế kỉ XVI - XVIII
  9. Buổi đầu thời Nguyễn
  10. Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du.
  11. Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền Đồng Bằng
  12. Vùng biển Việt Nam

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 4

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.