3. Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống
Người dân đồng bằng Bắc Bộ có tới hàng trăm nghề thủ công khác nhau, nhiều nghề đặt trình độ tinh xảo, tạo nên những sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước như lụa Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng, chiếu cói Kim Sơn, chạm bạc Đồng Sâm,...
Những nơi nghề thủ công phát triển mạnh tạo nên các làng nghề. Mỗi làng nghề thường chuyên làm một loại hàng thủ công. Ví dụ : làng Bát Tràng ở Hà Nội chuyên làm gốm, làng Van Phúc ở Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) chuyên dệt lụa, làng Đồng Kỵ ở Bắc Ninh chuyên làm đồ gỗ,...
- Hãy kể tên các làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ mà em biết.
Để tạo nên một sản phẩm, những người thợ thủ công phải tiến hành nhiều đoạn khác nhau. Người làm nghề thủ công giỏi được gọi là nghệ nhân.
- Quan sát các hình bên, em hãy nêu thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm.
Hình 10. Phơi gốm
Hình 11. Vẽ hoa văn
Hình 12. Tráng men
Hình 13. Nung gốm
Hình 14. Các sản phẩm gốm
4. Chợ phiên
Mua, bán hàng hóa là hoạt động diễn ra tấp nập nhất ở các chợ phiên. Hàng hóa bán ỏ chợ phần lớn là những sản phẩm sản xuất tại địa phương và một số mặt hàng đưa từ nơi khác đến phục vụ cho sản xuất và đời sống. Nhìn các hàng hóa bán ở chợ, ta có thể biết được người dân địa phương sống chủ yếu bằng những nghề gì.
Chợ phiên của các địa phương gần nhua thường không trùng nhau, nhằm thu hút được nhiều người dân đến chợ mua và bán.
Hình 15. Cảnh chợ phiên ở làng quê đồng bằng Bắc Bộ
- Quan sát các hình trên, em hãy mô tả về cảnh chợ phiên.
Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công với nhiều sản phẩm nổi tiếng ở trong và ngoài nước. Nơi có nghề thủ công phát triển tạo nên làng nghề.
Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán tấp nập. Hàng hóa bán ở chợ phần lớn là các sản phẩm sản xuất tại địa phương.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn