Bài 2: Làm quen với bản đồ | Lịch Sử và Địa Lí 4 | Phần mở đầu - Lớp 4 - Giáo Dục Việt Nam

Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Bài 2: Làm quen với bản đồ


1. Bản đồ

Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.

Ngày nay, muốn vẽ được bản đồ của một khu vực (ví dụ như khu vực hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội), người ta thường sử dụng ảnh chụp từ máy bay hay vệ tinh ; nghiên cứu vị trí các đối tượng cần thể hiện như hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn, bưu điện Hà Nội, các đường phố chính,...; tính toán chính xác các khoảng cách trên thực tế, sau đó thu nhỏ theo tỉ lệ ; lựa chọn các kí hiệu rồi thể hiện các đối tượng đó lên bản đồ(1).

______________________________________

(1) Trong trường hợp không yêu cầu tính chính xác cao và nội dung cũng cần giản lược thì người ta dùng lược đồ.

hinh-anh-bai-2-lam-quen-voi-ban-do-536-0

Hình 1. Khu vực hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội (ảnh chụp từ vệ tinh)

hinh-anh-bai-2-lam-quen-voi-ban-do-536-1Hình 2. Bản đồ khu vực hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội

- Quan sát hình 1 , 2 , rồi chỉ vị trí hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình.

2. Một số yêu tố của bản đồ

a) Tên bản đồ :  Tên bản đồ cho ta biết tên của khu vực và những thông tin chủ yêu của khu vực đó được thể hiện trên bản đồ.

- Đọc tên bản đồ hình 3.

b) Phướng hướng : Người ta thường quy định : phía trên bản đồ là hướng Bắc, phía dưới là hướng Nam, bên phải là hướng Đông, bên trái là hướng Tây.

- Chỉ các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên bản đồ hình 3.

c) Tỉ lệ bản đồ : Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khu vực được thể hiện trên bản đồ nhỏ hơn kích thước thực của nó bao nhiêu lần. Tỉ lệ bản đồ phần lớn được biểu diễn dưới dạng tỉ số, ví dụ : 1: 100 000 có nghĩa là 1 cm trên bản đồ bằng 100 000 (hay 1km) trên thực tế.

- Bản đồ hình 2 có tỉ lệ 1: 200 000, vậy 1cm trên bản đồ đó ứng với bao nhiêu mét trên thực tế ?

BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT

hinh-anh-bai-2-lam-quen-voi-ban-do-536-2Hình 3. Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam

d) Kí hiệu bản đồ : Kí hiệu bản đồ được dùng để thể hiện các đối tượng lịch sử hoạc địa lí trên bản đồ. Tất cả các kí hiệu đó đều được giải thích trong bảng chú giải, ví dụ :

hinh-anh-bai-2-lam-quen-voi-ban-do-536-3

- Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào ?

Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định

Một số yếu tố của bản đồ là : tên bản đồ, phương hướng, tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ,...

Câu hỏi

1. Bản đồ là gì ?

2. Nêu một số yếu tố của bản đồ.

3. Kể một vài đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hình 3.

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 2: Làm quen với bản đồ | Lịch Sử và Địa Lí 4 | Phần mở đầu - Lớp 4 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Lịch Sử và Địa Lí 4

  1. Phần mở đầu
  2. Buổi đầu dựng và giữ nước
  3. Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập
  4. Buổi đầu độc lập
  5. Nước Đại Việt thời Lý
  6. Nước Đại Việt thời Trần
  7. Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê
  8. Nước Đại Việt thế kỉ XVI - XVIII
  9. Buổi đầu thời Nguyễn
  10. Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du.
  11. Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền Đồng Bằng
  12. Vùng biển Việt Nam

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 4

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.