1. Đồng bằng lớn ở miền Bắc
Sông Hồng và sông Thái Bình là hai sông lớn nhất của miền Bắc. Khi đổ ra gần biển, nước sông chảy chậm đã làm cho phù sa lắng đọng thành các lớp dày. Qua hàng vạn năm, các lớp phù sa đó đã tạo nên đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Đây là đồng bằng lớn thứ thứ hai của nước ta, có địa hình khá bằng phẳng và đang tiếp tục mở rộng ra biển. Diện tích của đồng bằng rộng khoảng 15 000km2.
- Em hãy chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
2. Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ
- Quan sát hình 1, em hãy tìm sông Hồng, sông Thái bình và một số sông khắc của đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ.
Vào mùa hạ mưa nhiều, nước các sông dân cao thường gây ngập lụt ở đồng bằng. Để ngăn lũ lụt, người dân nơi đây đã đắp đê dọc hai bên bờ sông. Cùng với thời gian, hệ thống đê ngày càng được đắp cao và vững chắc hơn. Tổng chiều dài hệ thống đê của đồng bằng này lên tới hàng nghìn km. Đó là một công trình vĩ đại của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
- Em hãy cho biết đê có tác dụng gì ?
Hình 2. Cảnh đồng bằng Bắc Bộ
Hình 3. Một đoạn đê sông Hồng
Hình 4. Mương dẫn nước ở đồng bằng Bắc Bộ
Tuy nhiên, hệ thống đê đã làm cho phần lớn diện tích đồng bằng không được bồi đắp thêm phù sa hằng năm và tạo nên nhiều vùng đất trũng. Ở đây nhân dân còn đào nhiều kênh, mương để lưới, tiêu nước cho đồng ruộng.
Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển. Đây là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai của nước ta, do sông Hồng và sông Thái bình bồi đắp nên. Đồng bằng có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi ; ven các sông có đê để ngăn lũ.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn