Nội Dung Chính
Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm, em ngỏ ý với mẹ :
- Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn.
Mẹ Cương đã nghe rõ mồn một lời con, nhưng bà vẫn hỏi lại :
- Con vừa bảo gì ?
- Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn.
- Ai xui con thế ?
Cương cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu :
- Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả, đã phải nuôi bằng ấy đứa em lại còn phải nuôi con... Con muốn học một nghề để kiếm sống ...
Mẹ Cương như đã hiểu lòng con. Bà cảm động, xoa đầu Cương bảo :
- Con muốn giúp mẹ như thế là phải. Nhưng biết thầy có chịu nghe không ? Nhà ta tuy nghèo nhưng dòng dõi quan sang. Không lẽ bây giờ mẹ để con phải làm đầy tớ anh thợ rèn.
Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha :
- Mẹ ơi ! Người ta ai cũng phải có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
Bất giác, em lại nhớ ba người thợ nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng thôi "phì phào", tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập "cúc cắc" và những tàn lửa đỏ hồng, bắn tóe lên như khi đốt cây bông.
Chú thích :
- Thầy : bố, ba, cha,...
- Dòng dõi quan sang : Từ đời này sang đời khác đều có người làm quan.
- Bất giác : (Cử chỉ, hành động, cảm xúc, ý nghĩ chợt đến) thình lình, ngoài chủ định.
- Cây bông : phóa hoa buột trên cột cao, khi đốt xòe thành nhiều màu.
Câu hỏi :
1. Cương xin học nghề rèn để làm gì ?
2. Mẹ Cương nếu lí do phản đối như thế nào ?
3. Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào ?
4. Nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con :
a) Cách xưng hô.
b) Cử chỉ trong lúc trò chuyện.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn