Bài 2: Sự Chuyển Thể Của Nước Và Vòng Tuần Hoàn Của Nước Trong Tự Nhiên | Khoa Học 4 | Chủ Đề 1: Chất - Lớp 4 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Khoa học 4 - Bài 2: Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên


  • Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra sự chuyển thể của nước.
  • Vẽ sơ đồ và sử dụng được các thuật ngữ bay hơi, ngưng tụ, đông đặc, nóng chảy để mô tả sự chuyển thể của nước.
  • Vẽ được sơ đồ và ghi chú được "vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên".

Khi lau bảng bằng khăn ẩm (Hình 1), chỉ một lát sau bằng khô. Vậy nước ở bảng đã đi đâu?

hinh-anh-bai-2-su-chuyen-the-cua-nuoc-va-vong-tuan-hoan-cua-nuoc-trong-tu-nhien-6506-0

Hình 1

1. Sự chuyển thể của nước

Một que kem ở thể rắn, được lấy ra khỏi tủ đá, sau ít phút nó chuyển thành thể lỏng. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lòng này gọi là hiện tượng nóng chảy. Ta có thể diễn tả hiện tượng nóng chảy theo cách sau:

hinh-anh-bai-2-su-chuyen-the-cua-nuoc-va-vong-tuan-hoan-cua-nuoc-trong-tu-nhien-6506-1

Sự chuyển từ thể này sang thể khác của chất được diễn tả bằng các hiện tượng tương ứng trong bảng sau:

Sự chuyển thể của chất Hiện tượng
Thể rắn → thể lỏng Nóng chảy
Thể lỏng → thể rắn Đông đặc
Thể lỏng → thể khí Bay hơi
Thế khí → thể lỏng Ngưng tụ

1. Quan sát hình 2, hãy ghi chép sự thay đổi đã xảy ra với nước trong khay.

hinh-anh-bai-2-su-chuyen-the-cua-nuoc-va-vong-tuan-hoan-cua-nuoc-trong-tu-nhien-6506-2

Hình 2

2. Chuẩn bị: 1 cốc, 1 đĩa, nước nóng, găng tay vải.

    Tiến hành:

- Rót nước nóng vào cốc (Hình 3a), quan sát và ghi chép hiện tượng xảy ra.

- Úp đĩa vào cốc nước nóng khoảng một phút rồi nhắc đĩa lên (Hình 3b). Quan sát và ghi chép hiện tượng xảy ra ở mặt trong của đĩa.

Từ các hiện tượng quan sát được ở trên, hãy:

- Cho biết nước có thể tồn tại ở thể nào.

- Chỉ ra sự chuyển thể của nước đã xảy ra trong mỗi hình.

hinh-anh-bai-2-su-chuyen-the-cua-nuoc-va-vong-tuan-hoan-cua-nuoc-trong-tu-nhien-6506-3

Hình 3

3. Quan sát hình 4, hãy trả lời các câu hỏi sau đây để hoàn thành sơ đồ mô tả sự chuyển thể của nước.

- Từ còn thiếu trong ô trống ở hình 4b là gì?

- Hiện tượng nào tương ứng với các số (1), (2), (3), (4) mô tả sự chuyển thể của nước?

hinh-anh-bai-2-su-chuyen-the-cua-nuoc-va-vong-tuan-hoan-cua-nuoc-trong-tu-nhien-6506-4

Hình 4

Quan sát hình 5 và cho biết sự chuyển thể của nước đã xây ra trong mỗi hình.

hinh-anh-bai-2-su-chuyen-the-cua-nuoc-va-vong-tuan-hoan-cua-nuoc-trong-tu-nhien-6506-5

Hình 5

2. Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

1. Quan sát và đọc thông tin trong hình 6.

hinh-anh-bai-2-su-chuyen-the-cua-nuoc-va-vong-tuan-hoan-cua-nuoc-trong-tu-nhien-6506-6

Hình 6. Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

Hãy cho biết:

- Mây được hình thành như thế nào?

- Nước mưa từ đâu ra?

- Sự chuyển thể nào của nước diễn ra trong tự nhiên? Sự chuyển thể đó có lặp đi lặp lại không?

- Vì sao "vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên" quan trọng đối với chúng ta?

Em có biết?

Sương mù thực chất là các hạt nước nhỏ li ti.

Sự lặp đi lặp lại một cách đều đặn, như sự thay đổi giữa ngày và đêm là một vòng tuần hoàn.

2. Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên theo gợi ý ở hình 7 và hoàn thiện hình bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

- Từ nào trong các từ: hơi nước, mây đen, mây trắng, giọt mưa phù hợp với ô chữ A, B, C, D?

- Từ nào trong các từ in đậm trong hình 6 phù hợp với các số (1), (2), (3), (4), (5) trên hình 7?

hinh-anh-bai-2-su-chuyen-the-cua-nuoc-va-vong-tuan-hoan-cua-nuoc-trong-tu-nhien-6506-7

Hình 7

Hãy nói về "vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên" sau khi hoàn thành sơ đồ.

Em đã học

- Nước có thể tồn tại ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.

- Nước có thể chuyển từ thể này sang thể khác thông qua các hiện tượng: bay hơi, ngưng tụ, đông đặc, nóng chảy.

- Trong điều kiện tự nhiên, nước từ mặt đất, sông, hồ, biển.... bay hơi vào trong không khí rồi ngưng tụ thành giọt nước nhỏ li ti. Những giọt nước lớn dần rồi rơi xuống thành mưa và trở về với đất, sông, hồ, biển.... Hiện tượng đó được lặp đi lặp lại tạo thành "vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên".

Em có thể

1. Giải thích được vì sao trong quá trình sản xuất muối ăn, người dân phơi nước biển dưới ánh nắng mặt trời lại thu được các hạt muối (Hình 8).

2. Giải thích được mưa hình thành như thế nào.

3. Làm cho nước chuyển từ thể này sang thể khác để sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.

hinh-anh-bai-2-su-chuyen-the-cua-nuoc-va-vong-tuan-hoan-cua-nuoc-trong-tu-nhien-6506-8

Hình 8

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 2: Sự Chuyển Thể Của Nước Và Vòng Tuần Hoàn Của Nước Trong Tự Nhiên | Khoa Học 4 | Chủ Đề 1: Chất - Lớp 4 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Khoa Học 4

  1. Chủ Đề 1: Chất
  2. Chủ Đề 2: Năng Lượng
  3. Chủ Đề 3: Thực Vật Và Động Vật
  4. Chủ Đề 4: Nấm
  5. Chủ Đề 5: Con Người Và Sức Khỏe
  6. Chủ Đề 6: Sinh Vật Và Môi Trường

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 4

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.