Nội Dung Chính
(Trang 92)
- Nêu được tên, dấu hiệu chính và nguyên nhân của một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng.
- Thực hiện được một số việc làm để phòng, tránh một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng và vận động mọi người trong gia đình cùng thực hiện.
1. Bệnh thừa cân béo phì
Người bị bệnh thừa cân béo phì có cân nặng theo chiều cao lớn hơn cần nặng theo chiều cao chuẩn của độ tuổi. Cơ thể người bệnh có những lớp mỡ nhiều quá mức, tích tụ tại một số bộ phận như dưới cánh tay, bụng, eo, cằm,... Nguyên nhân gây bệnh thường do chế độ ăn uống thừa các chất bột đường, chất béo, chất đạm và ít vận động.
1. Quan sát hình 1 và cho biết:
- Hình nào thể hiện người thừa cân béo phì. Vì sao em biết?
Hình 1
- Những ai có thể mắc bệnh thừa cân béo phì?
(Trang 94)
2. Quan sát hình 2 về việc làm của các bạn và cho biết: Thói quen ăn uống, vận động như thế nào có thể dẫn đến bệnh thừa cân béo phì?
Cậu cho tớ ăn thêm suất của cậu nữa nhé! | |
Con ngồi nhiều quá! Con nên ra ngoài vận động để tốt cho sức khoẻ. |
Hình 2
1. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh thừa cân béo phì? 2. Cần làm gì để phòng, tránh bệnh thừa cân béo phì? 3. Thực hiện một số việc làm để phòng, tránh bệnh thừa cân béo phì: - Trao đổi với bạn, liệt kê một số hoạt động vận động hằng ngày và thời gian dành cho hoạt động đó. | Em có biết? Chế độ dinh dưỡng và vận động có vai trò quan trọng với sự phát triển chiều cao cơ thể. Vận động cơ bắp giúp tăng cường hấp thu can-xi từ việc ăn uống hằng ngày vào xương, giúp xương dài ra, vững chắc hơn. Học sinh tiểu học cần thực hiện hoạt động vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày như chơi thể thao, đi bộ, đạp xe,... làm một số việc nhà phù hợp. |
(Trang 95)
– Lập bảng và theo dõi thực hiện một số hoạt động đó trong ba ngày theo gợi ý:
Hoạt động vận dụng | Thời gian (phút) | ||
Ngày 1 | Ngày 2 | Ngày 3 | |
Đi bộ đến trường, về nhà | 10 | 10 | ? |
quét nhà | 5 | 0 | ? |
Chơi thể thao | 0 | 15 | ? |
? | ? | ? | ? |
Tổng | ? | ? | ? |
- Tính tổng số thời gian hoạt động vận động của em mỗi ngày và so sánh, nhận xét với thời gian vận động cần thiết.
4. Chia sẻ với bạn một số thói quen ăn uống, vận động mà em cần thay đổi để phòng tránh bệnh thừa cân béo phì.
2. Bệnh suy dinh dưỡng thấp còi, bệnh thiếu máu thiếu sắt
Trẻ em bị bệnh suy dinh dưỡng thấp còi có chiều cao, cân nặng thấp hơn chiều cao cân nặng chuẩn cùng độ tuổi.
Người bị bệnh thiếu máu thiếu sắt thường mệt mỏi, da xanh,... do cơ thể bị thiếu sắt cung cấp cho quá trình tạo máu.
1. Quan sát từ hình 3 đến 5 và cho biết:
– Bạn trong hình có thể mắc bệnh gì?
– Nếu tên và một số dấu hiệu của bệnh đó.
Bạn này thấp và nhẹ cân hơn tiêu chuẩn. Hình 3 |
(Trang 96)
Cô thấy em chưa tập trung nghe khi cô giao bài tập. Dạ vâng, em thấy chóng mặt ạ. Hình 4 | Bệnh thiếu máu thiếu sắt làm cháu bị chóng mặt ạ? Đúng rồi chị! Trẻ em thiếu máu thiếu sắt còn có biểu hiện da xanh, hay mệt, khó tập trung. Hình 5 |
2. Đọc thông tin và cho biết nguyên nhân nào dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng thấp còi, bệnh thiếu máu thiếu sắt.
1. Một số nguyên nhân gây nên bệnh suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em do: – Chế độ ăn thiếu chất bột đường, chất đạm, chất béo, không đủ cung cấp cho hoạt động bình thường của cơ thể. - Cơ thể mắc một số bệnh như dạ dày, tiêu chảy, bệnh giun, viêm đường hô hấp,... | 2. Một số nguyên nhân gây nên bệnh thiếu máu thiếu sắt do: - Chế độ ăn thiếu những thức ăn giàu chất sắt như thịt có màu đỏ, rau có màu xanh đậm, trứng,... - Ăn quá không đủ theo tiêu chuẩn, ăn kiêng. - Cơ thể mắc một số bệnh như viêm ruột, viêm dạ dày,... |
Trong các bệnh suy dinh dưỡng thấp còi, thiếu máu thiếu sắt, nguyên nhân nào liên quan đến chế độ ăn uống?
Em có biết?
Suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em là nguyên nhân chính dẫn đến người Việt Nam khi trưởng thành không đạt được chiều cao tối đa.
Thiếu máu thiếu sắt ở lứa tuổi học đường ảnh hưởng tới sự phát triển cơ thể, quá trình dậy thì và làm giảm khả năng học tập.
(Trang 97)
3. Phòng tránh bệnh liên quan đến dinh dưỡng
1. Quan sát từ hình 6 đến 11 và cho biết việc làm nào nên làm hoặc không nên làm để phòng tránh bệnh liên quan đến dinh dưỡng. Vì sao?
Hình 6 | Sao không ăn cơm thế con? Con không ăn cơm tối, con sợ béo lắm. Hình 7 |
Ngày nào cũng được ăn món này. Hình 8 | Hình 9 |
Hình 10 | Hình 11 |
(Trang 98)
2. Dựa vào bảng "thực đơn" gợi ý, hãy xây dựng một số bữa ăn có lợi cho sức khoẻ, phòng tránh một trong các bệnh: suy dinh dưỡng thấp còi, thiếu máu thiếu sắt, thừa cân béo phì.
Các món thịt, trứng 1. Gà luộc 2. Thịt lợn xiên nướng 3. Bò xào 4. Trứng chiên | Các món tôm, cua, ghẹ 1. Tôm hấp 2. Tôm tẩm bột chiên 3. Tôm sốt bơ tỏi 4. Cua sốt me chua ngọt 5. Cua rang me | Các món cá, mực 1. Cá xào nấm 2. Cá chiên xù 3. Mực chiên 4. Mực xào hành |
Các món rau, canh, hầm 1. Rau luộc (theo mùa) 2. Rau xào (theo mùa) 3. Canh cua nấu rau 4. Bò hầm rau củ | Các món tráng miệng 1. Sữa chua 2. Bánh ngọt 3. Kem 4. Nước quả tươi | Loại nước 1. Nước suối 2. Nước ngọt 3. Nước chanh 4. Trà đá |
1. Thực hiện một số việc để phòng tránh bệnh liên quan đến dinh dưỡng và chia sẻ với bạn.
2. Nêu một số việc cần làm để vận động mọi người trong gia đình cùng thực hiện phòng, tránh một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng.
Mình sẽ nói cả nhà cùng giảm ăn đồ ăn chiên, rán. Hình 12 |
Em đã học
• Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh liên quan đến dinh dưỡng như bệnh béo phì do ăn thừa chất bột đường, chất béo, chất đạm và cơ thể ít vận động; bệnh suy dinh dưỡng thấp còi do ăn thiếu các chất dinh dưỡng; bệnh thiếu máu thiếu sắt do ăn thiếu thức ăn chứa chất sắt.
• Để phòng tránh bệnh liên quan đến dinh dưỡng cần:
- Ăn đủ bữa và đủ các nhóm chất dinh dưỡng.
- Vận động cơ thể ít nhất 60 phút mỗi ngày.
- Theo dõi chiều cao và cân nặng cơ thể thường xuyên.
- Gặp bác sĩ để kiểm tra sức khoẻ nếu cơ thể có dấu hiệu tăng cân hoặc giảm cân quá mức, mệt mỏi,...
Em có thể
Thực hiện ăn uống hợp lí, tích cực vận động để có cơ thể cân đối khoẻ mạnh.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn