Nội Dung Chính
(Trang 53)
Mục tiêu
• Nhận biết được nguy cơ bị xâm hại.
• Thực hiện được những hành động để phòng tránh bị xâm hại.
TUẦN 21
KHOẺ THỂ CHẤT – MẠNH TINH THẦN
- Đồng diễn thể dục và võ thuật theo khối lớp.
- Hưởng ứng phong trào rèn luyện sức khoẻ để tự bảo vệ bản thân.
(Trang 54)
HÀNH VI XÂM HẠI TRẺ EM
1. Nhận biết hành vi xâm hại trẻ em
– Quan sát hình ảnh và mô tả sự việc được thể hiện trong tranh
– Lựa chọn cụm từ chỉ hành vi làm tổn thương trẻ em cho phù hợp với từng hình ảnh:
Đánh đập | Ngược đãi, lạm dùng sức lao động | Bỏ rơi, bỏ mặc | Đụng vào cơ thể ở vùng mặc đồ bơi | Lăng mạ, xúc phạm |
- Chia sẻ về những hành vi xâm hại trẻ em mà em biết.
(Trang 55)
2. Tìm hiểu hành vi xâm hại trẻ em
– Xác định hành vi thể hiện trên sáu hình ảnh ở hoạt động 1 thuộc hình thức xâm hại nào:
Xâm hại thân thể | Xâm hại tinh thần | Xâm hại tình dục |
- Nêu suy nghĩ của em về hậu quả của những hành vi đó đối với trẻ em.
- Chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.
Thảo luận cùng người thân về các tình huống trẻ em có nguy cơ bị xâm hại.
NHẬN DIỆN NGUY CƠ XÂM HẠI TRẺ EM
1. Nêu những tình huống có nguy cơ bị xâm hại và cách xử lí
- Chia sẻ những tình huống có nguy cơ bị xâm hại mà em biết.
- Thảo luận về cách xử lí trong từng tình huống:
+ Xác định mức độ nguy hiểm;
+ Đưa ra cách xử lí phù hợp với từng mức độ nguy hiểm.
2. Chơi trò chơi Phản ứng nhanh
- Mỗi nhóm nhặt những tấm thẻ mô tả hành vi của người lớn đối với trẻ em
Ôm chặt | Va chạm cơ thể | Nhìn chằm chằm | Bám theo | |
Nhốt vào phòng riêng | Dọa nạt | Ép đi xin tiền | Bỏ đói | ... |
– Các thành viên trong nhóm xếp những hành vi có nguy cơ xâm hại trẻ em theo các hình thức xâm hại dưới đây:
+ Xâm hại thân thể
+ Xâm hại tinh thần
+ Xâm hại tình dục.
Trao đổi với người thân về cách ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn